Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Câu hỏi trắc nghiệm sinh lý điện thế màng và điện thế hoạt động của test sinh lý yhoctructuyen y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm sinh lý điện thế màng và điện thế hoạt động sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

F01-Phần 4: Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động

Chúc các bạn may mắn!


Phần 3: Sinh Lý Tế Bào – Trao Đổi Chất Qua Màng Tế Bào Phần 5: Sinh Lý Chuyển Hóa Chất, Năng Lượng

Xem thêm: Tổng hợp 20 phần của Test Sinh Lý yhoctructuyen

Đề Bài Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động Phần 1

[F01.0109] Màng tế bào có tính thấm cao nhất đối với ion:
A. Natri
B. Kali
C. Calcium
D. Sắt
[F01.0110] Ion dương có nồng độ bên ngoài cao hơn bên trong tế bào là:
A. Na+
B. K+
C. Fe2+
D. H+
[F01.0111] Phương trình Nernst hay được dùng để tính:
A. Điện thế màng
B. Áp suất thẩm thấu qua màng
C. Ngưỡng điện thế
D. Điện thế khuếch tán của Na+ hoặc K+
[F01.0112] Sử dụng phương trình Nernst sẽ tính được điện thế của Na+ là:
A. -90 mV
B. -70 mV
C. 0 mV
D. +61 mV
[F01.0113] Điện thế Nernst đối với Cl-:
A. +61 mV
B. -4 mV
C. -70 mV
D. -94 mV
[F01.0114] Điện thế màng bớt âm có ý nghĩa:
A. Giá trị điện thế âm của màng lớn hơn.
B. Điện thế âm của màng tăng dần về giá trị 0 mV.
C. Màng dễ bị ức chế.
D. Làm cho màng tiến đến trạng thái ưu phân cực.
[F01.0115] Nguyên nhân chủ yếu tạo ra điện thế nghỉ của màng tế bào:
A. Khuếch tán ion K+.
B. Khuếch tán ion Na+.
C. Bơm Na+ – K+ – ATPase.
D. Các ion (-) trong màng tế bào.
[F01.0116] Yếu tố tham gia tạo điện thế nghỉ
A. K+ khuếch tán từ ngoài vào trong màng.
B. Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng.
C. Các phân tử protein không khuếch tán ra ngoài được.
D. Cl- khuếch tán từ ngoài vào trong màng.
[F01.0117] Điện thế nghỉ do khuếch tán K+ là +61 mV.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0118] Bơm Na+- K+ tạo điện thế ( – ) bên trong màng là -86mV.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động Phần 2

[F01.0119] Tính thấm của màng đối với Na+ cao hơn đối với K+ 100 lần.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0120] Dùng phương trình Goldman để tính điện thế khuếch tán khi màng thấm nhiều loại ion khác nhau.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0121] Nồng độ ion Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn ở dịch nội bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0122] Cân bằng điện thế là một giả thiết về điện thế mà thực tế không xảy ra ở tế bào sống trong điều kiện bình thường.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0123] Ở mức điện thế màng là -70 mV sẽ làm khuếch tán Na+ ra ngoài tế bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0124] Do tác dụng của bơm Na+/K+, nồng độ cả Na+ và K+ hoàn toàn cân bằng giữa hai phía của màng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0125] Các biểu thị toán học trong phương trình Nernst mô tả điện thế màng của một tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ ion và tính thấm của màng với ion đó.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0126] Nhận xét không đúng về điện thế hoạt động:
A. Chỉ một lượng nhỏ Na+ và K+ khuếch tán qua màng.
B. Có cả hiện tượng feedback âm và feedback dương
C. Bơm Na+/K+ trực tiếp liên quan đến việc tạo ra điện thế hoạt động
D. Trong giai đoạn điện thế hoạt động, tổng nồng độ ion Na+ và K+ không thay đổi đáng kể
[F01.0127] Cổng hoạt hoá của kênh Na+:
A. Mở khi mặt trong màng mất điện tích (-)
B. Mở khi mặt trong màng tích điện tích (-) mạnh
C. Đóng khi mặt trong màng mất điện tích (-)
D. Đóng khi mặt trong màng tích điện tích (+)
[F01.0128] Sắp xếp các hiện tượng:
1. Bắt đầu khử cực màng.
2. Cổng K+ bắt đầu mở.
3. cổng K+ bắt đầu đóng.
4. Cổng Na+ bắt đầu mở.
5. Cổng Na+ bắt đầu đóng.
6. Tái cực màng.
A. 1, 2, 4, 3, 5, 6
B. 2, 6, 3, 4, 1, 5
C. 4, 6, 2, 1, 5, 3

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động Phần 3

[F01.0129] Các yếu tố sau đây đều tham gia tạo điện thế hoạt động, trừ:
A. Mở kênh Na+
B. Mở kênh K+
C. Mở kênh Ca2+-Na+
D. Hoạt động của bơm Na+-K+
[F01.0130] Yếu tố tham gia tạo điện thế hoạt động:
A. Hoạt động của bơm Na+ -K+
B. Hoạt động của bơm Ca++
C. Mở kênh Ca++ -Na+
D. Mở kênh Cl-
[F01.0131] Các yếu tố sau đây đều tham gia tạo điện thế hoạt động, trừ:
A. Mở kênh Na+
B. Mở kênh K+
C. Mở kênh Ca++-Na+
D. Hoạt động của bơm H +-K+
[F01.0132] Điện thế hoạt động xuất hiện khi:
A. Tăng điện thế màng trong nhiều miligiây.
B. Tăng đột ngột điện thế màng trong vài phần vạn giây.
C. Tăng đột ngột điện thế màng lên thêm 10 mV.
D. Tăng đột ngột điện thế màng từ -90 mV đến -50 mV.
[F01.0133] Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm với natri tăng
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
[F01.0134] Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm của màng đối với natri giảm nhanh
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
[F01.0135] Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm của màng với Kali lớn nhất
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi ưu phân cực
D. Trong khi tái cực
[F01.0136] Trong giai đoạn điện thế hoạt động, tính thấm của kali giảm nhẹ
A. Trong khi khử cực
B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
C. Trong khi phân cực
D. Trong khi tái cực
[F01.0137] Tăng tính thấm với natri gây ra
A. Tái cực
B. Ưu phân cực
C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
[F01.0138] Giảm tính thấm với natri, tăng tính thấm với kali xảy ra ở giai đoạn:
A. Tái cực
B. Ưu phân cực
C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động Phần 4

[F01.0139] Giảm tính thấm từ từ với kali xảy ra ở giai đoạn
A. Tái cực
B. Ưu phân cực
C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động
[F01.0140] Chữ hoa in nào trong hình chú thích về:
A. Giai đoạn nghỉ
B. Bắt đầu tái cực
C. Ưu phân cực
D. Khử cực
[F01.0141] Chữ hoa in nào trong hình trên chú thích về:
A. Thời kỳ kênh Na+ và K+ phụ thuộc điện thế bị đóng.
B. Thời kỳ kênh Na+ phụ thuộc điện thế bị bất hoạt rồi lập lại trạng thái đóng, kênh kali tiếp tục mở.
C. Thời kỳ kênh Na+ phụ thuộc điện thế trở nên bất hoạt và kênh kali mở.
D. Thời kỳ một vài kênh K+ phụ thuộc điện thế vẫn đang mở làm K+ đi ra ngoài tế bào.
[F01.0142] Chọn giai đoạn của điện thế hoạt động phù hợp với trạng thái của kênh Na+ và K+
A. Giai đoạn nghỉ
B. Khử cực
C. Đỉnh điện thế
D. Tái cực
[F01.0143] Chọn giai đoạn của điện thế hoạt động phù hợp với trạng thái của kênh Na+ và K+
A. Giai đoạn nghỉ
B. Khử cực
C. Đỉnh điện thế
D. Tái cực
[F01.0144] Chọn giai đoạn của điện thế hoạt động phù hợp với trạng thái của kênh Na+ và K+
A. Giai đoạn nghỉ
B. Khử cực
C. Đỉnh điện thế
D. Tái cực
[F01.0145] Chọn giai đoạn của điện thế hoạt động phù hợp với trạng thái của kênh Na+ và K+
A. Giai đoạn nghỉ
B. Khử cực
C. Đỉnh điện thế
D. Tái cực
[F01.0146] Chọn giai đoạn của điện thế hoạt động phù hợp với trạng thái của kênh Na+ và K+
A. Giai đoạn nghỉ
B. Khử cực
C. Đỉnh điện thế
D. Ưu phân cực

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động

Trắc Nghiệm Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one