Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Câu hỏi trắc nghiệm sinh lý nội tiết của test sinh lý yhoctructuyen y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

F01-Phần 13: Sinh Lý Nội Tiết

Chúc các bạn may mắn!


Phần 12: Sinh Lý Thận Phần 14: Sinh Lý Sinh Dục và Sinh Sản

Xem thêm: Tổng hợp 20 phần của Test Sinh Lý yhoctructuyen

Đề Bài Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 1

[F01.0802] Hormon là một chất hoá học do:
A. Một tuyến nội tiết bài tiết vào máu và có tác dụng ở phần xa của cơ thể.
B. Một cơ quan bài tiết vào máu và có tác dụng ở phần xa của cơ thể.
C. Một nhóm tế bào bài tiết vào máu và có tác dụng các tế bào khác của cơ thể.
D. Một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết bài tiết vào máu và có tác dụng ở các tế bào khác của cơ thể.
[F01.0803] Các hormon sau đây đều là hormon của tuyến nội tiết, trừ:
A. Calcitonin.
B. Estrogen.
C. Noradrenalin.
D. Secretin.
[F01.0804] Vị trí receptor tiếp nhận hormon tại tế bào đích là:
A. Trong bào tương, trong nhân tế bào, màng trong tế bào.
B. Màng ngoài tế bào, bào tương, màng trong tế bào.
C. Màng ngoài tế bào, bào tương, trong nhân tế bào.
D. Màng tế bào, bào tương, trong nhân tế bào.
[F01.0805] Các chất sau đây đều là chất truyền tin thứ hai, trừ:
A. Leukotrien.
B. Inositol triphosphat.
C. AMP vòng.
D. Ion Ca++
[F01.0806] Chất truyền tin thứ hai là:
A. AMP vòng, ion Mg++, phospholipid.
B. AMP vòng, ion Ca++, mảnh phosholipid.
C. AMP vòng, ion Ca++, mảnh inositol triphosphat.
D. AMP vòng, ion Ca++ , mảnh phospholipid.
[F01.0807] Hormon có tác dụng tại tế bào đích thông qua hoạt hoá hệ gen là:
A. Aldosteron.
B. Angiotensin.
C. Prostaglandin.
D. Histamin.
[F01.0808] Điều hoà ngược âm tính là kiểu điều hoà từ tuyến đích đến tuyến chỉ huy nhằm:
A. Tăng nồng độ hormon tuyến chỉ huy mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích giảm.
B. Giảm nồng độ hormon tuyến chỉ huy mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích tăng.
C. Điều chỉnh nồng độ hormon tuyến chỉ huy ở mức thích hợp mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích thay đổi.
D. Điều chỉnh nồng độ hormon tuyến đích trở về mức bình thường mỗi khi nồng độ của nó thay đổi.
[F01.0809] Điều hoà ngược dương tính là kiểu điều hoà:
A. Tạo sự ổn định cân bằng nội môi ở mức cao hơn trong quá trình bệnh lý.
B. Tạo sự mất ổn định cân bằng nội môi dẫn đến tình trạng bệnh lý.
C. Tạo sự mất ổn định cân bằng nội môi tạm thời để bảo vệ cơ thể.
D. Tạo sự ổn định cân bằng nội môi ở mức cao hơn để bảo vệ cơ thể.
[F01.0810] Đặc điểm của cơ chế điều hoà ngược âm tính là:
A. Thường gặp trong điều hoà chức năng hệ nội tiết.
B. Thường gặp trong điều hoà chức năng của cơ thể.
C. Thường gặp trong điều hoà các phản ứng hoá học ở mức tế bào.
D. Thường gặp trong điều hoà chức năng ở mức cơ quan.
[F01.0811] Phương pháp chẩn đoán có thai dựa trên nguyên tắc phát hiện sự có mặt của HCG trong máu hoặc trong nước tiểu vì:
A. HCG xuất hiện rất sớm sau khi có thai do vậy có thể phát hiện sớm.
B. HCG có mặt trong một thời gian dài trong thời kỳ có thai do vậy thuận tiện cho việc phát hiện.
C. HCG được phát hiện bằng những kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao do vậy không nhầm lẫn với hormon khác.
D. HCG do rau thai sản xuất ra và không có trong chu kỳ sinh dục bình thường.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 2

[F01.0812] Định lượng hormon bằng phương pháp miễn dịch dựa trên nguyên tắc:
A. Dùng kháng nguyên có sẵn để phát hiện kháng thể đặc hiệu với hormon có trong nước tiểu.
B. Dùng kháng nguyên có sẵn để phát hiện kháng thể đặc hiệu với hormon có trong máu.
C. Dùng kháng thể đặc hiệu để phát hiện kháng nguyên là hormon có trong máu hoặc nước tiểu.
D. Dùng kháng thể đặc hiệu để phát hiện kháng nguyên có trong máu.
[F01.0813] Điều kiện để thực hiện được kỹ thuật RIA trên nguyên tắc cạnh tranh là:
A. Có kháng nguyên đánh dấu và kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ cân bằng nhau.
B. Có kháng nguyên đánh dấu và kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ thiếu kháng thể.
C. Có kháng nguyên đánh dấu, kháng nguyên tự nhiên, kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ thiếu kháng thể.
D. Có kháng nguyên đánh dấu, kháng nguyên tự nhiên, kháng thể đặc hiệu với tỷ lệ thừa kháng thể.
[F01.0814] Vùng dưới đồi sản xuất các hormon sau:
A. TRH, TIH, CRH, GHIH, GHRH, GnRH, ADH, Vasopressin.
B. TRH, CRH, PTH, GnRH, ADH, Oxytocin, GHIH, GHRH.
C. TRH, CRH, PIH, TIH, GHIH, GHRH, Oxytocin, ADH.
D. TRH, CRH, GnRH, GHIH, GHRH, PIH, ADH, Oxytocin.
[F01.0815] Hormon có cấu trúc đơn giản nhất là:
A. PIH.
B. GnRH.
C. TRH.
D. CRH.
[F01.0816] Bản chất hoá học của GHRH (GRH) là:
A. Protein.
B. Glycoprotein.
C. Peptid.
D. Polypeptid.
[F01.0817] Bản chất hoá học của TRH là:
A. Glycoprotein.
B. Peptid.
C. Protein.
D. Polypeptid.
[F01.0818] Tác dụng của TRH là:
A. Kích thích tuyến yên bài tiết T3- T4.
B. Kích thích tuyến giáp bài tiết T3- T4.
C. Kích thích tuyến yên bài tiết ACTH.
D. Kích thích tuyến yên bài tiết TSH.
[F01.0819] Hormon giải phóng kích vỏ thượng thận tố là:
A. TRH.
B. GHIH.
C. CRH.
D. GnRH.
[F01.0820] CRH có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Kích thích lớp cầu vỏ thượng thận bài tiết hormon.
B. Kích thích lớp bó vỏ thượng thận bài tiết hormon.
C. Kích thích lớp lưới vỏ thượng thận bài tiết hormon.
D. Kích thích lớp tế bào sắc tố sản xuất sắc tố melanin.
[F01.0821] Tên của hormon giải phóng kích dục tố là:
A. FSH RH.
B. LH RH.
C. GnRH.
D. FSH RH và LH RH.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 3

[F01.0822] Điều hoà ngược vòng dài:
A. Yếu tố điều khiển là hormon tuyến yên, yếu tố chịu điều khiển là hormon vùng dưới đồi.
B. Yếu tố điều khiển là hormon tuyến đích ngoại biên, yếu tố chịu điều khiển là hormon vùng dưới đồi.
C. Yếu tố điều khiển là hormon tuyến đích ngoại biên, yếu tố chịu điều khiển là hormon tuyến yên.
D. Yếu tố điều khiển là hormon vùng dưới đồi, yếu tố chịu điều khiển là hormon tuyến đích ngoại biên.
[F01.0823] Điều hoà ngược vòng ngắn:
A. Yếu tố điều khiển là hormon tuyến yên, yếu tố chịu điều khiển là hormon vùng dưới đồi.
B. Yếu tố điều khiển là hormon vùng dưới đồi, yếu tố chịu điều khiển là hormon tuyến yên.
C. Yếu tố điều khiển là hormon tuyến đích ngoại biên, yếu tố chịu điều khiển là hormon vùng dưới đồi.
D. Yếu tố điều khiển là hormon tuyến đích ngoại biên, yếu tố chịu điều khiển là hormon tuyến yên.
[F01.0824] Tác dụng của GH là:
A. Tăng vận chuyển glucose vào tế bào.
B. Giảm vận chuyển acid amin vào tế bào.
C. Giảm thoái hoá lipid
D. Tăng huy động mỡ cho quá trình sinh năng lượng.
[F01.0825] GH làm tăng nồng độ glucose trong máu do:
A. Tăng chuyển glycogen thành glucose ở gan.
B. Tăng tạo đường mới.
C. Giảm thoái hoá glucose ở tế bào.
D. Giảm bài tiết insulin của tuyến tụy.
[F01.0826] Tác dụng của GH trên xương là:
A. Phát triển mô sụn và cốt hoá thành xương.
B. Phát triển mô sụn và làm dày màng xương.
C. Phát triển chiều dài của xương.
D. Phát triển bề dày của xương.
[F01.0827] Các yếu tố sau đây làm tăng bài tiết GH, trừ:
A. Tăng đường huyết.
B. Giảm đường huyết.
C. Tăng acid amin huyết tương.
D. Stress.
[F01.0828] Các triệu chứng sau đây đều là của bệnh khổng lồ, trừ:
A. Bàn chân, bàn tay to.
B. Phủ tạng to.
C. Đường huyết tăng.
D. Acid amin huyết tương tăng.
[F01.0829] Tác dụng của prolactin là:
A. Phát triển ống tuyến vú và mô đệm.
B. Phát triển ống tuyến và thuỳ tuyến.
C. Kích thích bài tiết sữa.
D. Phát triển tuyến vú và kích thích bài tiết sữa.
[F01.0830] Thuỳ sau tuyến yên được gọi là thuỳ thần kinh vì:
A. Liên hệ mật thiết với vùng dưới đồi qua bó dưới đồi-yên.
B. Có cấu trúc hoàn toàn giống các cấu trúc thần kinh khác.
C. Có cấu trúc gồm các nơron có khả năng chế tiết giống vùng dưới đồi.
D. Có cấu trúc gồm các nhánh của sợi trục mà thân nơron nằm ở vùng dưới đồi.
[F01.0831] Các hormon sau đây đều có tác dụng đặc hiệu lên một mô đích, trừ:
A. GH.
B. Prolactin.
C. ACTH.
D. TSH.
[F01.0832] Các hormon sau đây đều có tác dụng lên cả cấu trúc và chức năng của mô đích, trừ:
A. ACTH.
B. Prolactin.
C. TSH.
D. LH.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 4

[F01.0833] TSH tác động lên các giai đoạn sau đây của quá trình sinh tổng hợp T3-T4, trừ:
A. Oxy hoá iodur thành iod nguyên tử .
B. Thu nhập iod từ máu vào tuyến giáp.
C. Gắn iod nguyên tử vào nhân tyrosin.
D. Ngưng tụ hai phân tử MIT và DIT.
[F01.0834] Tác dụng của LH trên nam giới là:
A. Kích thích phát triển ống sinh tinh.
B. Kích thích sản sinh tinh trùng.
C. Kích thích làm nở to tinh hoàn.
D. Kích thích sản xuất testosteron.
[F01.0835] Tác dụng của FSH trên nữ giới:
A. Kích thích noãn nang phát triển.
B. Kích thích sản xuất estrogen.
C. Kích thích sản xuất progesteron.
D. Kích thích tạo hoàng thể.
[F01.0836] Các tác dụng sau đây đều là tác dụng của GH, trừ:
A. Tăng sự phân chia tế bào.
B. Tăng kích thước các tế bào.
C. Phát triển sụn lên hợp.
D. Kích thích tạo huỷ cốt bào.
[F01.0837] Tác dụng của LH:
A. Kích thích ống sinh tinh phát triển.
B. Kích thích noãn nang phát triển và chín.
C. Kích thích bài tiết inhibin.
D. Kích thích nang tuyến vú phát triển.
[F01.0838] GH được bài tiết nhiều khi:
A. Nồng độ acid amin huyết tương tăng.
B. Ngủ.
C. Nồng độ TRH huyết tương tăng.
D. Đường huyết tăng.
[F01.0839] Tác dụng của TSH là:
A. Kích thích tuyến giáp sản xuất calcitonin.
B. Tăng kích thước tuyến giáp.
C. Giảm quá trình bắt iod của tế bào tuyến giáp.
D. Tăng chuyển hoá cơ sở.
[F01.0840] Tác dụng của oxytocin lên tuyến vú là
A. Tăng phát triển ống tuyến.
B. Tăng phát triển nang tuyến.
C. Tăng bài tiết sữa.
D. Tăng bài xuất sữa.
[F01.0841] Các tác dụng sau đây là của oxytocin, trừ:
A. Tăng bài tiết sữa.
B. Tăng bài xuất sữa.
C. Tăng co bóp cơ tử cung.
D. Tăng hoạt động của tế bào cơ biểu mô tuyến vú.
[F01.0842] Các tác dụng sau đây là của vasopressin, trừ:
A. Tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
B. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống thận.
C. Co cơ trơn mạch máu.
D. Tăng huyết áp mạnh.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 5

[F01.0843] Yếu tố làm tăng bài tiết ADH là:
A. Tăng nồng độ glucose trong máu.
B. Tăng nồng độ protein trong máu.
C. Giảm nồng độ ion Na+ trong máu.
D. Giảm thể tích máu.
[F01.0844] Các yếu tố sau đây kích thích bài tiết oxytocin, trừ:
A. Tăng nồng độ prolactin trong máu.
B. Kích thích trực tiếp vào núm vú.
C. Kích thích trực tiếp vào đường sinh dục.
D. Kích thích tâm lý.
[F01.0845] ADH được bài tiết nhiều khi:
A. Áp suất thẩm thấu huyết tương giảm.
B. Nồng độ ion K+ huyết tương tăng.
C. Mất máu nhiều.
D. Nồng độ renin huyết tương tăng.
[F01.0846] ADH tăng dẫn đến:
A. Tăng lượng nước tiểu.
B. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống thận.
C. Tăng bài xuất ion K+ ở ống thận.
D. Tăng thể tích tuần hoàn.
[F01.0847] Bệnh đái tháo nhạt xuất hiện do tổn thương:
A. Thuỳ trước tuyến yên.
B. Thuỳ sau tuyến yên.
C. Tuyến tuỵ nội tiết.
D. Vùng lồi giữa của vùng dưới đồi.
[F01.0848] T3-T4 làm phát triển cơ thể vì:
A. Kích thích xương dài ra.
B. Kích thích tăng sinh tế bào.
C. Kích thích biệt hoá tế bào.
D. Kích thích các tế bào nở to.
[F01.0849] T3-T4 làm tăng đường huyết do các tác dụng sau đây, trừ:
A. Tăng phân giải glycogen thành glucose.
B. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
C. Tăng tạo đường mới.
D. Giảm thoái hoá glucose ở tế bào.
[F01.0850] Tác dụng chủ yếu của T3-T4 lên hệ tim-mạch là:
A. Tăng lưu lượng máu.
B. Tăng nhịp tim.
C. Tăng sức co bóp của tim.
D. Giãn mạch.
[F01.0851] Những nguyên nhân sau đây đều làm cho bệnh nhân bị Basedow nặng bị sút cân, trừ:
A. Kém ăn.
B. Tăng thoái hoá protein.
C. Tăng thoái hoá lipid.
D. Mất ngủ.
[F01.0852] Các chất sau đây đều tăng ở bệnh nhân Basedow, trừ:
A. T3.
B. T4.
C. TSI.
D. TSH.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 6

[F01.0853] Tác dụng của T3-T4 làm tăng:
A. Kích thước tuyến giáp.
B. Thời gian phản xạ gân xương.
C. Thoái hoá lipid.
D. AMP vòng ở tế bào đích.
[F01.0854] Các yếu tố sau đây đều làm tăng bài tiết T3-T4 , trừ:
A. Nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp cao.
B. Nồng độ TSH trong máu cao.
C. Nồng độ iod hữu cơ trong máu giảm.
D. Khi bị lạnh hoặc stress.
[F01.0855] Các triệu chứng sau đây đều là của bệnh Basedow, trừ:
A. Nhịp tim nhanh.
B. Kéo dài thời gian phản xạ gân gót.
C. Run tay.
D. Bướu cổ.
[F01.0856] Các triệu chứng sau đây đều là của bệnh myxedema, trừ:
A. Chuyển hoá cơ sở giảm.
B. Kéo dài thời gian phản xạ gân gót.
C. Khó ngủ.
D. Chậm chạp.
[F01.0857] Các triệu chứng sau đây đều là của bệnh bướu cổ địa phương, trừ:
A. Bướu cổ.
B. Độ tập trung iod cao.
C. TSH tăng cao.
D. Nhịp tim nhanh.
[F01.0858] Các biểu hiện sau đây của bệnh Basedow đều do T3-T4 tăng, trừ:
A. Run đầu ngón tay.
B. Gầy sút.
C. Lồi mắt.
D. Nhịp tim nhanh.
[F01.0859] Tác dụng của T3 – T4:
A. Làm phát triển sụn liên hợp.
B. Làm tăng tổng hợp ATP.
C. Làm tăng AMP vòng tại tế bào đích.
D. Làm tăng tốc độ phản ứng hoá học ở các tế bào.
[F01.0860] T3 – T4 có các tác dụng sau đây lên hệ thần kinh – cơ, trừ:
A. Tăng kích thước não.
B. Tăng chức năng não.
C. Tăng phản ứng của cơ.
D. Tăng tổng hợp protein cơ.
[F01.0861] Rối loạn bài tiết T3 – T4 gây rối loạn chức năng sinh dục:
A. Thiếu T3 – T4 làm tăng dục tính ở nam và vô kinh ở nữ.
B. Thiếu T3 – T4 làm mất dục tính ở nam và băng kinh ở nữ.
C. Thừa T3 – T4 làm mất dục tính ở nam và vô kinh ở nữ.
D. Thừa T3 – T4 làm mất dục tính ở nam và băng kinh ở nữ.
[F01.0862] Triệu chứng gợi ý chẩn đoán bệnh myxedema:
A. Lồi mắt.
B. Hay hồi hộp.
C. Tăng cân.
D. Thời gian phản xạ gân gót là 300 ms.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 7

[F01.0863] Run cơ trong bệnh Basedow là do:
A. Cơ tăng phản ứng với kích thích.
B. Cơ yếu do tăng thoái hoá protein.
C. Cơ luôn bị kích bởi hệ thần kinh trung ương.
D. Hoạt hoá các synap của trung tâm điều hoà trương lực cơ ở tuỷ sống.
[F01.0864] Phù trong suy tuyến giáp do:
A. Ứ đọng acid hyaluronic, chrondoitinsulfat kết hợp với protein.
B. Ứ đọng acid hyaluronic kết hợp với chrondoitinsulfat.
C. Ứ đọng chrondoitinsulfat kết hợp với protein.
D. Ứ đọng acid hyaluronic kết hợp với protein.
[F01.0865] Cortisol có tác dụng chống dị ứng do:
A. Giảm lượng kháng thể IgE.
B. Giảm phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên – kháng thể.
C. Giảm số lượng dưỡng bào và bạch cầu ưa base.
D. Giảm giải phóng histamin.
[F01.0866] Cortisol có tác dụng chống viêm do các lý do sau đây, trừ:
A. Làm tăng số lượng bạch cầu đa nhân trung tính.
B. Làm vững bền màng lysosom.
C. Ức chế giải phóng histamin, bradykinin.
D. Ức chế tổng hợp prostaglandin.
[F01.0867] Hormon của tuyến thượng thận có tác dụng sinh mạng là:
A. Adrenalin.
B. Noradrenalin.
C. Cortisol.
D. Aldosteron.
[F01.0868] Cortisol có tác dụng chống stress do các lý do sau đây, trừ:
A. Tăng vận chuyển dịch vào hệ thống mạch máu.
B. Tăng tái hấp thu ion Na+ do đó tăng tái hấp thu nước và làm tăng khối lượng tuần hoàn.
C. Tăng thoái hoá protein, cung cấp acid amin để tổng hợp glucose và các hợp chất cơ bản của tế bào.
D. Tăng thoái hoá lipid cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp glucose và các các hợp chất cơ bản của tế bào.
[F01.0869] Cortisol làm tăng đường huyết chủ yếu nhờ tác dụng:
A. Tăng tạo đường mới ở gan.
B. Giảm thoái hoá glucose ở mô.
C. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
D. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
[F01.0870] Tác dụng chủ yếu của aldosteron là:
A. Tăng tái hấp thu nước ở ống lượn gần.
B. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống lượn gần.
C. Tăng tái hấp thu ion Na+ và bài tiết ion K+ ở ống lượn xa và ống góp.
D. Tăng tái hấp thu ion Na+ và bài tiết ion K+ ở ống tuyến mồ hôi.
[F01.0871] Aldosteron tăng dẫn đến:
A. Tăng tái hấp thu ion HCO3- ở ống thận.
B. Tăng bài xuất ion Na+ ra nước tiểu.
C. Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống thận.
D. Tăng tái hấp thu ion K+ ở ống thận.
[F01.0872] Sản xuất aldosteron tăng khi:
A. Nồng độ ACTH tăng.
B. Nồng độ ion Na+ huyết tương tăng.
C. Nồng độ ion K+ huyết tương giảm.
D. Mất máu nặng.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 8

[F01.0873] Cortisol được bài tiết nhiều trong các trường hợp sau đây, trừ:
A. Nồng độ acid amin tăng trong máu.
B. Nồng độ glucose trong máu giảm.
C. Chấn thương nặng.
D. Shock phản vệ.
[F01.0874] Nhược năng tuyến vỏ thượng thận có biểu hiện:
A. Tăng cân.
B. Đái đường.
C. Tăng huyết áp.
D. Rối loạn sắc tố da.
[F01.0875] Coctisol làm tăng nồng độ glucose huyết tương vì:
A. Tăng phân giải glycogen thành glucose.
B. Ức chế men hexokinase ở tế bào.
C. Tăng vận chuyển glucose qua màng tế bào.
D. Giảm thoái hoá glucose ở mô.
[F01.0876] Tác dụng của adrenalin trên mạch máu:
A. Co mạch toàn thân.
B. Co mạch dưới da, mạch cơ vân, giãn mạch vành, mạch thận, mạch não.
C. Co mạch dưới da, giãn mạch cơ vân, mạch vành, mạch não, mạch thận.
D. Co mạch dưới da, mạch cơ vân, mạch thận, giãn mạch vành, mạch não.
[F01.0877] Adrenalin làm tăng đường huyết vì:
A. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
B. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
C. Giảm thoái hoá glucose ở tế bào.
D. Tăng tạo đường mới.
[F01.0878] Tác dụng chủ yếu của noradrenalin là:
A. Tăng nhịp tim và sức co bóp của cơ tim.
B. Co mạch toàn thân làm tăng huyết áp.
C. Tăng đường huyết.
D. Giãn cơ trơn đường tiêu hoá.
[F01.0879] Adrenalin được bài tiết nhiều trong các trường hợp sau đây, trừ:
A. Chấn thương nặng.
B. Truỵ tim mạch.
C. ACTH tăng.
D. Đường huyết giảm.
[F01.0880] Tác dụng của adrenalin và noradrenalin tại cơ quan đích phụ thuộc vào:
A. Bản chất hoá học của hormon.
B. Nồng độ và hoạt tính của hormon.
C. Loại receptor có ở cơ quan đích.
D. Hệ thống enzym có ở tế bào đích.
[F01.0881] Tác dụng của noradrenalin là:
A. Co cơ trơn của mạch máu.
B. Co mạch toàn thân.
C. Làm tăng huyết áp tâm thu.
D. Làm co mạch toàn thân gây tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
[F01.0882] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng thoái hoá glucose ở tế bào.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 9

[F01.0883] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng tạo đường mới.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0884] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng hấp thu glucose ở ruột.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0885] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng tổng hợp glycogen từ glucose ở gan.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0886] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá protein: Tăng vận chuyển acid amin vào trong tế bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0887] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở tế bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0888] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá protein: Tăng thoái hoá protein ở tế bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0889] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá protein: Giảm dự trữ protein ở gan.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0890] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá lipid: Giảm tổng hợp acid béo ở gan.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0891] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá lipid: Giảm vận chuyển acid béo từ gan đến mô mỡ.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0892] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá lipid: Tăng sử dụng acid béo ở gan để tạo triglycerid.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 10

[F01.0893] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá lipid: Ức chế các enzym phân giải triglycerid.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0894] Tác dụng của insulin lên đường huyết:
A. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
B. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
C. Tăng thoái hoá glucose ở cơ.
D. Tăng tạo đường mới ở gan.
[F01.0895] Insulin có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
B. Tăng thoái hoá glucose ở cơ.
C. Giảm tạo đường mới.
D. Tăng dự trữ glycogen ở gan và cơ.
[F01.0896] Insulin làm tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen do các tác dụng sau đây, trừ:
A. Bất hoạt phosphorylase.
B. Tăng hoạt tính glucokinase.
C. Tăng hoạt tính glycogensynthetase.
D. Ức chế hexokinase.
[F01.0897] Các yêú tố sau đây đều làm tăng bài tiết insulin, trừ:
A. Nồng độ glucose trong máu tăng.
B. Nồng độ acid béo trong máu tăng.
C. Nồng độ acid amin trong máu tăng.
D. Kích thích mạnh hệ thần kinh tự chủ.
[F01.0898] Insulin kích thích vận chuyển glucose qua màng các tế bào của các mô sau đây, trừ:
A. Cơ tim.
B. Tế bào biểu mô niêm mạc ruột.
C. Cơ vân.
D. Mô mỡ.
[F01.0899] Tác dụng của insulin lên chuyển hoá protein và lipid:
A. Tăng thoái hoá protein thành acid amin.
B. Tăng thoái hoá lipid thành acid béo.
C. Tăng chuyển acid amin thành glucose.
D. Tăng vận chuyển tích cực acid amin vào trong tế bào.
[F01.0900] Biểu hiện của bệnh đái tháo đường tụy týp I là:
A. Béo bệu.
B. Xạm da.
C. Sút cân.
D. Co giật.
[F01.0901] Biểu hiện sớm của cơn hạ đường huyết do u tuyến tụy là:
A. Tim đập nhanh.
B. Vã mồ hôi.
C. Co giật.
D. Mệt.
[F01.0902] Đường huyết tăng và bài xuất ra nước tiểu trong:
A. Ưu năng tuyến giáp.
B. Teo tiểu đảo Langerhans.
C. U tuyến tuỵ nội tiết.
D. U tuỷ thượng thận.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 11

[F01.0903] Cách giải thích đúng trường hợp bị tăng đường huyết:
A. Do tăng nồng độ adrenalin vì adrenalin làm tăng tạo đường mới.
B. Do tăng nồng độ GH vì GH làm giảm vận chuyển glucose qua màng tế bào.
C. Do tăng nồng độ T3 vì T3 làm giảm thoái hoá glucose ở mô.
D. Do tăng nồng độ glucagon vì glucagon làm tăng hấp thu glucose ở ruột.
[F01.0904] Một bệnh nhân bị đái tháo đường nặng (thể phụ thuộc insulin) do không được điều trị sẽ có triệu chứng:
A. Thở chậm.
B. Hơi thở có mùi aceton.
C. Tăng cân.
D. Áp suất thẩm thấu huyết tương giảm.
[F01.0905] Tác dụng của insulin:
A. Tăng phân giải glycogen thành glucose.
B. Tăng tạo đường mới.
C. Tăng chuyển glucose thành acid béo.
D. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
[F01.0906] Tác dụng của glucagon lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng hấp thu glucose ở ruột.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0907] Tác dụng của glucagon lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng tạo đường mới.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0908] Tác dụng của glucagon lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0909] Tác dụng của glucagon lên chuyển hoá carbohydrat: Tăng tái hấp thu glucose ở ống thận.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0910] Khi glucagon được bài tiết nhiều thì: Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0911] Khi glucagon được bài tiết nhiều thì: Ức chế men lipase ở mô mỡ dự trữ.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0912] Khi glucagon được bài tiết nhiều thì: Ức chế tổng hợp triglycerid ở gan.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 12

[F01.0913] Khi glucagon được bài tiết nhiều khi đói.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0914] Tác dụng glucagon lên đường huyết:
A. Tăng thoái hoá glucose ở tế bào.
B. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
C. Tăng tổng hợp glycogen từ glucose ở gan.
D. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
[F01.0915] Glucagon làm tăng đường huyết do:
A. Tăng hấp thu glucose ở ruột.
B. Giảm thoái hoá glucose ở tế bào.
C. Tăng tạo đường mới.
D. Giảm vận chuyển glucose từ máu vào tế bào.
[F01.0916] Glucagon có các tác dụng sau đây lên chuyển hoá lipid, trừ:
A. Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ.
B. Ức chế tổng hợp triglycerid ở gan.
C. Ức chế vận chuyển acid béo từ máu vào gan.
D. Giảm cung cấp acid béo cho các mô để tạo năng lượng.
[F01.0917] Cơ chế tác dụng của glucagon tại tế bào đích là:
A. Hoạt hoá hệ gen trong nhân tế bào đích.
B. Gắn với receptor trong bào tương.
C. Làm tăng vận chuyển ion Ca++ qua màng tế bào.
D. Hoạt hoá enzym adenylcyclase tại tế bào đích và làm tăng nồng độ AMP vòng trong bào tương.
[F01.0918] Glucagon có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan.
B. Tăng tạo đường mới ở gan từ nguồn acid amin.
C. Tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ.
D. Tăng phân giải protein thành acid amin.
[F01.0919] Các yêú tố sau đây đều làm tăng bài tiết glucagon, trừ:
A. Nồng độ glucose trong máu giảm dưới 70 mg%.
B. Nồng độ acid amin tăng cao trong máu.
C. Nồng độ acid béo tăng trong máu.
D. Luyện tập và lao động nặng.
[F01.0920] Một bệnh nhân có nồng độ glucose trong huyết tương là 50mg/100ml huyết tương . Nồng độ hormon nào trong các hormon sau đây sẽ tăng:
A. Glucagon.
B. Insulin.
C. Noradrenalin.
D. Aldosteron.
[F01.0921] Bản chất hoá học của hormon tuyến cận giáp:
A. Protein.
B. Polypeptid.
C. Peptid.
D. Glycoprotein.
[F01.0922] Nồng độ parathormon huyết tương tăng sẽ làm tăng:
A. Số lượng tế bào tạo cốt bào.
B. Nồng độ ion phosphat huyết tương.
C. Sinh tổng hợp 1,25 – dihydroxycholecalciferol.
D. Bài xuất ion calci ở ống lượn xa.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 14

[F01.0923] Parathormon và 1,25 – dihydroxycholecalciferol có nhiều tác dụng giống nhau, tác dụng nào trong các tác dụng sau đây đặc hiệu cho 1,25 – dihydroxycholecalciferol:
A. Tăng tái hấp thu ion calci ở ống thận.
B. Tăng tái hấp thu ion phosphat ở ống thận.
C. Tăng hấp thu ion calci ở ruột.
D. Tăng nồng độ ion calci huyết tương.
[F01.0924] Parathormon làm tăng nồng độ ion calci huyết tương do:
A. Tăng hấp thu ion calci ở ruột.
B. Tăng tái hấp thu ion calci và bài xuất ion phosphat ở ống thận.
C. Tăng hoạt động bơm ion calci ở màng các tế bào xương.
D. Tất cả đều đúng
[F01.0925] Parathormon là hormon có tính sinh mạng vì:
A. Thiếu parathormon làm sợi cơ dễ hưng phấn.
B. Thiếu parathormon làm sợi thần kinh dễ hưng phấn.
C. Thiếu parathormon làm co cơ thanh quản.
D. Thiếu parathormon gây cơn tetany.
[F01.0926] 1,25 – dihydroxycholecalciferol có các tác dụng sau, trừ:
A. Tăng hoạt tính phosphatase acid ở tế bào niêm mạc ruột.
B. Tăng tạo protein vận tải ion calci ở tế bào niêm mạc ruột.
C. Tăng tạo ATPase ở diềm bàn chải tế bào niêm mạc ruột.
D. Tăng hoạt tính phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột.
[F01.0927] PTH có các mô đích sau đây, trừ:
A. Xương
B. Gan
C. Thận
D. Ruột
[F01.0928] Nhược năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion calci nước tiểu tăng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0929] Nhược năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion calci huyết tương giảm.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0930] Nhược năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion phosphat nước tiểu giảm.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0931] Nhược năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion phosphat huyết tương giảm.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0932] Ưu năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion calci nước tiểu tăng.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 14

[F01.0933] Ưu năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion calci huyết tương tăng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0934] Ưu năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion phosphat nước tiểu giảm.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0935] Ưu năng tuyến cận giáp: Nồng độ ion phosphat huyết tương tăng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0936] Các hormon tham gia điều hoà nồng độ Ca++ và sự phát triển xương: Parathormon là một hormon của tuyến giáp.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0937] Các hormon tham gia điều hoà nồng độ Ca++ và sự phát triển xương: Parathromon làm tăng đào thải ion Ca++ ra nước tiểu.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0938] Các hormon tham gia điều hoà nồng độ Ca++ và sự phát triển xương: Calcitonin làm tăng hoạt tính của các tế bào tạo xương.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0939] Các hormon tham gia điều hoà nồng độ Ca++ và sự phát triển xương: Thiếu parathormon gây bệnh loãng xương.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0940] Các biểu hiện sau đây thường gặp ở nhược năng tuyến cận giáp, trừ:
A. Run cơ.
B. Co cứng cơ.
C. Nồng độ calci nước tiểu giảm.
D. Nồng độ phosphat nước tiểu giảm.
[F01.0941] Nhược năng tuyến cận giáp:
A. Nồng độ phosphat nước tiểu giảm.
B. Nồng độ phosphat máu giảm.
C. Nồng độ calci huyết tương tăng.
D. Nồng độ calci nước tiểu tăng.
[F01.0942] Ưu năng tuyến cận giáp:
A. Nồng độ calci nước tiểu giảm.
B. Nồng độ calci huyết tương tăng.
C. Nồng độ phosphat nước tiểu giảm.
D. Nồng độ phosphat huyết tương tăng.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 15

[F01.0943] Ưu năng tuyến cận giáp có thể gây ra loãng xương vì:
A. Giảm hoạt động của tạo cốt bào do đó không tổng hợp được khuôn protein của xương.
B. Tăng bài xuất ion calci ở ống thận do đó thiếu calci để tạo hợp chất calci phosphat lắng đọng ở xương.
C. Tăng bài xuất ion phosphat ở ống thận do đó thiếu phosphat để tạo hợp chất calci phosphat lắng đọng ở xương.
D. Tăng hoạt động của huỷ cốt bào do đó làm tăng quá trình huỷ xương.
[F01.0944] Parathormon được bài tiết nhiều khi:
A. Nồng độ ion phosphat huyết tương tăng.
B. Áp lực thẩm thấu của máu giảm.
C. Nồng độ ion calci huyết tương giảm.
D. Nồng độ calcitonin huyết tương giảm.
[F01.0945] Một bệnh nhân bị cắt mất tuyến cận giáp sau phẫu thuật tuyến giáp 10 ngày sẽ có triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây:
A. Nồng độ ion phosphat và calci huyết tương giảm.
B. Nồng độ ion phosphat và calci huyết tương tăng.
C. Nồng độ ion calci nước tiểu tăng.
D. Nồng độ ion calci huyết tương giảm.
[F01.0946] Nồng độ ion calci huyết tương được điều hoà nhanh do:
A. PTH hoạt hoá tế bào huỷ xương hoạt động.
B. PTH hoạt hoá bơm calci có trên màng tế bào tạo xương và tế bào xương.
C. PTH kích thích hình thành tế bào huỷ xương mới.
D. PTH làm tăng hoạt tính ATPase ở tế bào niêm mạc ruột.
[F01.0947] Yếu tố nào sau đây có tác dụng trực tiếp điều hoà bài tiết parathormon:
A. Nồng độ ion phosphat huyết tương.
B. Nồng độ calcitonin huyết tương.
C. Nồng độ 1,25 – dihydroxycholecalciferol.
D. Nồng độ ion Ca++ huyết tương.
[F01.0948] Gastrin: polypeptid; niêm mạc hang vị, tụy, yên, vùng hạ đồi bài tiết
A. Đúng
B. Sai
[F01.0949] Secretin: polypeptid; niêm mạc tá tràng , vùng hạ đồi, vỏ não bài tiết
A. Đúng
B. Sai
[F01.0950] Cholecystokinin: polypeptid; niêm mạc tá tràng, vùng hạ đồi, vỏ não bài tiết
A. Đúng
B. Sai
[F01.0951] Bombesin: polypeptid; niêm mạc dạ dày, tá tràng bài tiết, một ít ở da, phổi, não.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0952] Bradykinin: peptid; do nhiều mô sản xuất
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Nội Tiết Phần 16

[F01.0953] Serotonin: sản phẩm chuyển hoá của tryptophan: do niêm mạc ruột, dạ dày, tiểu cầu, vùng hạ đồi, hệ limbic, tuỷ sống bài tiết
A. Đúng
B. Sai
[F01.0954] Erythropoietin: glycoprotein; tế bào biểu mô quanh ống thận, gan sản xuất khi bị thiếu máu
A. Đúng
B. Sai
[F01.0955] Histamin: sản phẩm khử carboxyl của histidin; do hầu hết các mô sản xuất
A. Đúng
B. Sai
[F01.0956] Prostaglandin: acid béo; do các mô sản xuất
A. Đúng
B. Sai
[F01.0957] Gastrin kích thích bài tiết dịch vị – dịch tụy, tăng bài tiết insulin – glucagon – secretin.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0958] Secretin kích thích bài tiết dịch tụy loãng, kích thích gan sản xuất mật, ức chế giải phóng gastrin, kích thích bài tiết insulin.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0959] Cholecystokinin: kích thích bài tiết dịch tụy nhiều enzym, tăng bài tiết glucagon – insulin.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0960] Bombesin: tăng tiết dịch vị, gastrin, tăng co bóp ruột non, túi mật, liên quan đến điều hòa thân nhiệt.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0961] Bradykinin: giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0962] Serotonin: co mạch vành, co phế quản, tăng nhu động ruột.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0963] Erythropoietin: kích thích sản sinh hồng cầu từ tế bào gốc rồi vận chuyển ra máu ngoại vi.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0964] Histamin: tham gia trong phản ứng quá mẫn và các biểu hiện của dị ứng, kích thích sản xuất HCl.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0965] Prostaglandin: có tác dụng riêng trên từng cơ quan (tim, phế quản, ống tiêu hoá, tử cung, tiểu cầu, quá trình viêm nhiễm).
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one