Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Câu hỏi trắc nghiệm dịch cơ thể của test sinh lý yhoctructuyen y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm dịch cơ thể sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

F01-Phần 8: Dịch Cơ Thể

Chúc các bạn may mắn!


Phần 7: Sinh Lý Máu Phần 9: Sinh Lý Tuần Hoàn

Xem thêm: Tổng hợp 20 phần của Test Sinh Lý yhoctructuyen

Đề Bài Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể Phần 1

[F01.0411] Dịch nội bào là dịch trong bào tương và các bào quan.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0412] Dịch ngoại bào là dịch có ở bên ngoài tế bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0413] Dịch nội bào là dịch bên trong tế bào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0414] Dịch ngoại bào là dịch có trong máu, dịch kẽ, dịch bạch huyết.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0415] Dịch ngoại bào cũng được gọi là nội môi
A. Đúng
B. Sai
[F01.0416] Huyết tương là huyết thanh mất đi các yếu tố đông máu
A. Đúng
B. Sai
[F01.0417] Huyết tương có chức năng sau, trừ:
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Vận chuyển khí.
C. Vận chuyển kháng thể.
D. Dự trữ carbohydrat, lipid, protein.
[F01.0418] Albumin của huyết tương có vai trò chính trong:
A. Tạo áp suất thẩm thấu.
B. Tạo áp suất thuỷ tĩnh.
C. Tạo áp suất keo.
D. Tạo kháng thể.
[F01.0419] Vai trò của albumin huyết tương:
A. Tạo áp suất keo của huyết tương.
B. Là chất tham gia cấu tạo tế bào.
C. Là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể.
D. Là chất mang vận chuyển một số chất khác trong huyết tương.
[F01.0420] Dịch kẽ là dịch nằm ngoài tế bào trong hệ thống mạch, nằm trong khoảng kẽ giữa các tế bào
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể Phần 2

[F01.0421] Thành phần dịch kẽ gồm có các chất sau, trừ
A. Protein dịch kẽ
B. Vi khuẩn
C. Hồng cầu
D. Bạch cầu
[F01.0422] Dịch kẽ không có chức năng
A. Cung cấp oxy cho tế bào
B. Đào thải chất bã ở phổi
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào
D. Mang các sản phẩm chuyển hóa đến da
[F01.0423] Tại đầu mao động mạch, nếu áp suất thủy tĩnh mao mạch là 30mmHg, áp suất keo của máu là 28 mmHg, áp suất âm của dịch kẽ có giá trị tuyệt đối là 3mmHg, áp keo của dịch kẽ là 8mmHg. Tổng hợp các áp suất sẽ tạo ra:
A. Lực đẩy dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ là 7 mmHg.
B. Lực đẩy dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ là 13mmHg.
C. Lực kéo dịch vào lòng mạch là 7 mmHg.
D. Lực kéo dịch vào lòng mạch là 11 mmHg.
[F01.0424] Ở đầu mao mạch tiếp giáp với tiểu tĩnh mạch những áp suất sau kéo dịch trở lại lòng mạch là:
A. Áp suất keo của máu.
B. Áp suất thuỷ tĩnh của máu.
C. Áp suất âm của dịch kẽ.
D. Áp suất keo của dịch kẽ.
[F01.0425] Dịch bạch huyết lưu thông theo con đường
A. Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tim.
B. Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tim phải.
C. Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tim trái.
D. Động mạch bạch huyết > Mao mạch bạch huyết > tĩnh mạch bạch huyết > ống ngực và ống bạch huyết phải về tâm nhĩ phải.
[F01.0426] Dịch bạch huyết từ khắp nơi trong cơ thể hòa trộn và cùng đổ trực tiếp vào:
A. Tĩnh mạch dưới đòn phải và trái
B. Tĩnh mạch chủ trên và dưới
C. Tĩnh mạch
D. Tâm nhĩ phải
[F01.0427] Các yếu tố sau đều làm tăng lưu lượng bạch huyết, trừ:
A. Tăng áp suất thuỷ tĩnh mao mạch.
B. Tăng áp suất keo của huyết tương.
C. Tăng nồng độ protein trong dịch kẽ
D. Tăng tính thấm của mao mạch.
[F01.0428] Các yếu tố sau đều làm tăng hoạt động của bơm bạch huyết, trừ:
A. Tăng co bóp thành mạch bạch huyết.
B. Tăng co cơ vân.
C. Tăng áp suất keo huyết tương.
D. Mạch đập.
[F01.0429] Lưu lượng dịch bạch huyết tăng khi:
A. Giảm áp suất mao mạch.
B. Tăng áp suất keo của huyết tương.
C. Giảm nồng độ protein trong dịch kẽ.
D. Tăng tính thấm của thành mao mạch.
[F01.0430] Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của hệ bạch huyết:
A. Vận chuyển dịch kẽ về máu
B. Vận chuyển dịch bạch huyết về tĩnh mạch dưới đòn phải và trái
C. Vận chuyển chất béo từ hệ tiêu hóa về máu
D. Tất cả đều đúng

Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể Phần 3

[F01.0431] Cấu trúc bài tiết dịch não tủy chủ yếu là:
A. Đám rối mạch mạc não thất III
B. Nhung mao màng nhện
C. Đám rối mạch mạc của não thất bên
D. Nhu mô não.
[F01.0432] Áp suất của dịch não tuỷ bình thường là:
A. 100 – 200 mm H2O.
B. 300 – 400 mm H2O.
C. 500 – 600 mm H2O.
D. 700 – 800 mm H2O.
[F01.0433] Các chất sau đây đều dễ dàng thấm qua hàng rào máu – não, trừ:
A. Chất gây mê.
B. Oxy.
C. Protein .
D. CO2.
[F01.0434] Chức năng quan trọng nhất của dịch não tuỷ là:
A. Là bình chứa có khả năng ổn định thể tích của hộp sọ.
B. Đệm cho não trong hộp sọ cứng.
C. Là nơi trao đổi chất dinh dưỡng của hệ thần kinh.
D. Là trạm trung chuyển của một số thuốc tác dụng lên não mà không qua được hàng rào máu – não.

Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể

Trắc Nghiệm Dịch Cơ Thể

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one