Trắc Nghiệm Viêm Dạ Dày 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Viêm Dạ Dày 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

câu hỏi trắc nghiệm viêm dạ dày 1 của ôn tập nội khoa 1 y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài


Phần 18: Táo Bón Phần 20: Viêm Gan Mạn

Xem thêm: Tổng hợp 62 phần Ôn Tập Nội Khoa 1

Đề Bài Câu Hỏi Trắc Nghiệm Viêm Dạ Dày 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

1. Thuốc nào sau đây tốt nhất để điều trị viêm dạ dày type A
A. Maalox.
B. Phosphalugel.
C. Omeprazol.
D. Azathioprine.
E. Sucralfat.

2. Kháng sinh nào sau đây dùng để điều trị H.P:
A. Bactrim.
B. Chlorocide.
C. Rifamicine.
D. Levofloxacine.
E. Gentamycine.

3. Các thuốc nào sau đây có thể gây lóet viêm dạ dày:
A. Paracétamol.
B. Amoxicilline.
C. Chloramphénicol.
D. Kháng viêm không stéroide
E. Tất cả các thuốc trên.

4. Viêm dạ dày mạn typ A có đặc điểm:
A. Viêm vùng hang vị.
B. Viêm thân vị có nguồn gốc tự miễn.
C. Viêm hang vị tự miễn.
D. Viêm thân vị do vi trùng.
E. Viêm hang vị tự miễn.

5. Viêm dạ dày mạn typ B có đặc điểm:
A. Viêm vùng thân vị.
B. Viêm hang vị.
C. Viêm hang thân vị.
D. Viêm hang vị do HP.
E. Viêm thân vị do tự miễn.

6. Viêm dạ dày mạn typ A-B có đặc điểm :
A. Viêm vùng hang thân vị.
B. Viêm vùng hang vị.
C. Viêm vùng thân vị.
E. Không câu nào đúng.

7. Viêm dạ dày mạn thể hiếm gặp:
A. Viêm dạ dày do HP.
B. Viêm dạ dày ái toan.
C. Viêm dạ dày mô hạt.
D. Câu A và B đúng.
E. Câu B và C đúng.

8. Hình ảnh nội soi viêm dạ dày mạn thể teo:
A. Có nhiều mảng đỏ.
B. Niêm mạc dạ dày nhợt nhạt, bề mặt nhẵn bóng, thấy được mạch máu dưới niêm mạc.
C. Niêm mạc nhẵn bóng, nếp niêm mạc phì đại.
D. Niêm mạc hồng nhẵn bóng.
E. Niêm mạc nhạc màu, nhẵn bóng, nếp niêm mạc phì đại.

9. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn chủ yếu dựa vào:
A. Sinh thiết.
B. Lâm sàng và nội soi.
C. Nội soi và sinh thiết.
D. Lâm sàng và khảo sát độ toan dịch vị.
E. Lâm sàng, nội soi và độ toan dịch vị

10. Viêm dạ dày trong bệnh Crohn có đặc điểm sau:
A. Niêm mạc dạ dày phù nề, xuất huyết.
B. Có nhiều ổ loét trợt.
C. Niêm mạc dạ dày sung huyết.
D. Loét dạng áp tơ, có nốt, loét không đều.
E. câu A và C đúng.

11. Các thuốc nào sau đây ưu tiên gây viêm loét dạ dày:
A. Aspirin. AINS, Corticoid.
B. AINS, corticoid, Aspirin.
C. Corticoid. Aspirin, AINS.
D. AINS, corticoid, Aspirin.
E. Aspirin, corticoid, AINS.

12. Viêm dạ dày do thuốc kháng viêm AINS có đặc điểm sau:
A. Viêm vùng thân vị.
B. Viêm vùng hang vị.
C. Viêm hang thân vị.
D. Viêm hang vị nhiều ổ.
E. Viêm hang vị thấp kèm loét nhiều ổ.

13. Viêm dạ dày trong bệnh Ménetrier có các đặc điểm sau:
A. Viêm vùng hang thân vị.
B. Viêm teo vùng thân vị.
C. Viêm phì đại niêm mạc vùng thân vị.
D. Viêm phì đại vùng hang vị.
E. Viêm phù nề xuất tiết vùng thân vị.

14. Chất nhầy niêm mạc dạ dày do tế bào nào sau đây tiết ra:
A. Tế bào viền.
B. Tế bào phủ.
C. Tế bào chính
D. Tế bào G.
E. Tế bào T.

15. Phân loại viêm dạ dày mạn chủ yếu dựa vào:
A. Lâm sàng.
B. X quang.
C. Mô bệnh học.
D. Nội soi.
E. Tất cả đều đúng.

16. Đặc điểm tổn thương loét viêm dạ dày mạn thể ái toan là:
A. Loét nhiều ổ vùng thân vị.
B. Loét nhiều ổ vùng hang vị.
C. Nếp niêm mạc dày lên.
D. Lòng dạ dày hẹp lại.
E. Câu C và D đúng.

17. Tính chất nào sau đây không phù hợp với viêm dạ dày trong Crohn:
A. Loét dạng áp tơ.
B. Loét dạ dày sâu nhiều ổ.
C. Loét dạ dày kèm tá tràng nhiều ổ.
D. Loét dạ dày kèm tiêu chảy.
E. Loét dạ dày với tăng gastrin.

18. Xét nghiệm nào sau đây cần thiết giúp chẩn đoán viêm dạ dày ái toan:
A. Định lượng gastrin máu.
B. Định lượng Acid dịch vi.
C. Địngh lượng IgE máu.
D. Định lượng IgG máu.
E. Câu A và C đúng.

19. Trong hội chứng Zollinger Ellison lượng acid dịch vị cơ bản thường:
A. 10-20mmol/H.
B. 100mmol/H.
C. 20-40mmol/H.
D. 40-60mmol/H.
E. 60-80mmol/H.

20. Trong viêm long dạ dày các nguyên nhân nào sau đây thường gây ra:
A. Do tia xạ.
B. Do nấm.
C. Do nhiễm trùng.
D. Do chất kích ứng.
E. Câu C và D đúng.

21. Trong viêm dạ dày mạn typ A xét nghiệm nào sau đây là phù hợp để tìm nguyên nhân nhất:
A. Nội soi dạ dày tá tràng.
B. Sinh thiết .
C. Siêu âm bụng.
D. Xét nghiệm tìm HP.
E. Miễn dịch hùynh quang.

22. Liều omeprazole dùng trong hội chứng viêm dạ dày cấp là:
A. 20mg/ngày.
B. 80mg/ngày.
C. 40mg/ngày.
D. 160mg/ngày.
E. 320mg/ngày.

23. Các thuốc nào sau đây không nên dùng trong điều trị viêm dạ dày typ B:
A. Mallox và amoxillin.
B. Ranitidin và clarythromycine
C. Scralfate và Azathioprine.
D. Somatostatin.
E. Rabeprazole.

24. Điều trị dự phòng viêm dạ dày với cytotec là :
A. 100microg/ng.
B. 200mic/ng
C. 300mic/ng.
D. 400mic/ng.
E. 600mic/ng

25. Để dự phòng viêm dạ dày khi dùng thuốc kháng viêm cần:
A. Uống thuốc khi đói
B. Phối hợp với kháng sinh.
C. Phối hợp với thuốc kháng toan.
D. Phối hợp bảo vệ niêm mạc.
E. Phối hợp kháng tiết và bảo vệ niêm mạc.

26. Viêm tấy dạ dày thường gây ra do vi trùng:
A. Tụ cầu.
B. E. Coli.
C. Phế cầu.
D. Kleb siella.
E. Liên cầu tan máu.

27. Câu nào đúng nhất, trong viêm da dày cơ hội thường gây ra do:
A. Liên cầu.
B. Tụ cầu.
C. Cytomegalo virus.
D. Candida albican.
E. câu C và D đúng.

28. Về vi thể người ta chia viêm dạ dày mạn do HP ra làm các loại sau:
A. Thể khu trú.
B. Thể lan toả.
C. Thể teo.
D. Thể phì đại.
E. Thể nhẹ, vừa và nặng.

29. Viêm dạ dày phì đại với đặc trưng sau:
A. Niêm mạc phì đại.
B. Niêm mạc gờ, lồi và lõm.
C. Niêm mạc phì đại và tẩm nhuận lympbo bào.
D. Protein máu giảm niêm mạc phì đại và tẩm nhuận lympho bào.
E. Niêm mạc phì đại dạng polyp.

30. Các yếu tố nguyên nhân và làm dể của viêm dạ dày mạn typ B:
A. Thuốc kháng viêm.
B. Do Tăng gastrin máu.
C. Uống nhiều rượu.
D. HP.
E. Thức ăn xông khói, dưa muối, nitrate.

31. Điều trị viêm dạ dày cấp chủ yếu là kháng toan:
A. Đúng
B. Sai

32. Nguyên nhân viêm dạ dày mạn thường gặp là:
A. Vi trùng
B. Kí sinh trùng

33. Viêm dạ dày mạn typ AB tổn thương chủ yếu là :
A. Tâm vị
B. Thân vị
C. Hang vị
D. Hang tâm vị
E. Hang thân vị

34. Các bệnh lý nào sau đây thường gây viêm dạ dày mạn có u hạt:
A. Nấm, lao, và HP
B. Lao, giang mai và Sarcoidose
C. Nấm, tụ cầu và Crohn
D. Liên cầu, nấm và lao
E. Tất cả các nguyên nhân trên

35. Trong viêm dạ dày mạn thể teo hình ảnh nội soi đặc trưng là:
A. Niêm mạc sung huyết
B. Niêm mạc phù nề xuất tiết
C. Niêm mạc nhạc màu phì đại
D. Niêm mạc bị loét trợt
E. Niêm mạc nhạc màu, nhẵn bóng và thấy được mạch máu

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one