Trắc Nghiệm An Toàn Truyền Máu 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

Câu Hỏi Trắc Nghiệm An Toàn Truyền Máu 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

câu hỏi trắc nghiệm an toàn truyền máu 1 của ôn tập nội khoa 1 y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 33: An Toàn Truyền Máu

Chúc các bạn may mắn!


Phần 32: Ung Thư Phổi Phần 34: Hạch To

Xem thêm: Tổng hợp 62 phần Ôn Tập Nội Khoa 1

Đề Bài Câu Hỏi Trắc Nghiệm An Toàn Truyền Máu 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

1. An toàn truyền máu chủ yếu nhằm bảo vệ :
a.Nhân viên truyền máu.
b.Người cho máu.
c.Người nhận máu.
d.Tất cả đều đúng
e.Chỉ có b và c.

2. Truyền máu là một phương pháp điều trị :
a.Không thể thiếu được trong nhiều tình huống lâm sàng ở các lĩnh vực nội cũng như ngoại khoa.
b. Rất hiệu quả mà không có tác dụng phụ gì đáng kể
c. Có thể đưa đến những phản ứng bất lợi có khi chết người.
d. Câu a và b đều đúng.
e. Câu a và c đều đúng.

3. Các tai biến do truyền máu có thể do:
a.Sai sót về kỹ thuật .
b. Lấy nhầm bệnh phẩm.
c.Truyền nhầm cho bệnh nhân khác.
d.Tất cả đều đúng.
e.Chỉ có a và b là đúng.

4. Các tai biến truyền máu nào sau đây được gọi là tai biến sớm:
a Tan máu cấp do bất đồng nhóm máu hệ ABO là :
b.Phản ứng sốt run lạnh không do tan máu.
c. Bệnh ghép chống chủ.
d. Câu a và b đúng
e. Câu a và c đúng.

5. Các tai biến truyền máu nào sau đây được gọi là tai biến muộn:
a. Sốc phản vệ.
b.Quá tải tuần hoàn.
c.Tai biến ứ sắt.
d.Tất cả đều đúng .
e.Tất cả sai.

6. Tan máu cấp do bất đồng nhóm máu hệ ABO là do:
a. Tương tác giữa kháng thể của bệnh nhân(người nhận) với hồng cầu người cho.
b. Tương tác giữa kháng thể của người cho với hồng cầu người nhận.
c.Kháng thể của người nhận là IgM.
d.Câu a và c đều đúng.
e.Câu b và c đều đúng.

7. Trong phản ứng do bất đồng nhóm máu hệ ABO có các đặc điểm:
a.Thời gian khởi phát và độ trầm trọng của phản ứng tuỳ thuộc vào số lượng máu đã truyền.
b. Đây là một tan máu nội mạch .
c. Đây là một tan máu ngoại mạch .
d. Câu a và b đều đúng.
e. Câu a và c đều đúng.

8. Dấu hiệu lâm sàng của tai biến do truyền bất đồng nhóm hệ ABO có thể :
a.Sốt,
b.Run lạnh.
b.Đau vùng thắt lưng.
c.Có thể đưa đến vô niệu.
e.Tất cả đều đúng

9. Để dự phòng tai biến do truyền bất đồng nhóm hệ ABO
a.Cần thực hiện đúng quy định truyền máu.
b.Thực hiện định máu tại giường
c.Làm phản ứng chéo tại giường
d.Theo dõi kỹ và truyền chậm vài phút đầu tiên.
e.Tất cả đều đúng

10. Nguyên nhân của phản ứng sốt run lạnh không do tan máu là do xuất hiện kháng thể chống lại các kháng nguyên hệ HLA có trên :
a. Bạch cầu.
b. Hồng cầu.
c. Tiểu cầu.
d. Tất cả đều đúng
e. Tất cả đều sai.

11. Phản ứng sốt run lạnh không do tan máu:
a. Có thể do truyền khối hồng cầu được tồn trử lâu ngày mà không được loại bỏ bạch cầu
b. Sốt và run lạnh là do các cytokin phóng thích từ bạch cầu .
c. Có thể dự phòng bằng corticoide đường tiêm trước truyền máu.
d. Tất cả đều đúng.
e.Chỉ có b và c là đúng.

12. Hội chứng suy hô hấp cấp sau truyền máu:(TRALI) :
a. Là một hội chứng hiếm gặp nhưng rất nặng có thể gây tử vong.
b. Đây là một tai biến do cơ chế miễn dịch.
c.Do các kháng thể chống lại các kháng nguyên hệ HLA có trên bạch cầu hoặc tiểu cầu.
d.Tất cả đều đúng
e.Tất cả đều sai.

13..Hội chứng suy hô hấp cấp sau truyền máu:(TRALI) :
a.Thuộc nhóm tai biến sớm của truyền máu.
b.Thuộc nhóm tai biến muộn của truyền máu.
c. Đáp ứng tốt với corticoid liều cao .
d. Câu a và c đúng.
e. Câu b và c đúng.

14. Theo định nghĩa truyền máu khối lượng lớn khi thể tích máu được truyền trong vòng 12-24 giờ bằng:
a..Bằng hoặc lớn hơn thể tích máu bình thường của bệnh nhân.
b.1/4 thể tích máu bình thường của bệnh nhân.
c. 1/3 thể tích máu bình thường của bệnh nhân.
d. 1/2 thể tích máu bình thường của bệnh nhân
e. Tất cả đều sai.

15. Các tai biến do truyền máu khối lượng lớn :
a.Các rối loạn về chuyển hoá.
b. Hạ thân nhiệt.
c. Rối loạn về đông máu.
d. Tất cả đều sai
e. Tất cả đều đúng

16. Tai biến muộn là những tai biến do truyền máu xảy ra sau:
a .24 giờ.
b.12 giờ.
c. 6 giờ
d. 4 giờ
e. Tất cả đều sai .

17. Tai biến tan máu do bất đồng nhóm máu khác ngoài hệ ABO thường là:
a.Loại tai biến muộn
b. Đây là loại tan máu thường xảy ra trong tổ chức(ngoài lòng mạch).
c. Các triệu chứng lâm sàng rất nặng nề.
d. Câu a và b đúng.
e. Câu a và c đúng.

18. Bệnh ghép chống chủ có thể xẩy ra khi truyền máu hoặc các chế phẩm có chứa :
a.Các tế bào lymphô T.
b. Các tế bào lymphô B.
c. Các tế bào bạch cầu trung tính.
d. Các tế bào bạch cầu ưa baz.
e. Tất cả đều sai .

19. Hiện nay mối nguy cơ lớn của truyền máu và rất được thế giới quan tâm nhất là :
a.Bệnh ghép chống chủ .
b.Nhiễm virut HIV c.Sốt rét.
d.Giang mai.
e.Tất cả đều sai .

20. Ký sinh trùng sốt rét có thể lây truyền do truyền:
a.Máu toàn phần.
b.Hồng cầu khối
c.Khối tiểu cầu.
d.Tất cả đều đúng.
e.Chỉ có a và b là đúng.

21. Các biện pháp an toàn truyền máu bao gồm:
a. Các biện pháp chống lây nhiễm qua đường máu.
b. Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch
c.Chỉ định truyền máu và các sản phẩm máu một cách hợp lý.
d.Truyền máu tự thân :
e.Tất cả đều đúng.

22. Trong điều kiện hiện nay của nước ta,để tránh lây nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn cửa sổ thì biện pháp quan trọng nhất là:
a. Lựa chọn kỹ để có người cho máu an toàn nhất.
b. Tăng cường sàng lọc các tác nhân lây nhiễm ở phòng xét nghiệm.
c.Chỉ định truyền máu và các sản phẩm máu một cách hợp lý.
d.Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch.
e.Tất cả đều sai.

23. Loại bỏ bạch cầu trong các đơn vị máu có lợi vì:
a. Làm giảm nguy cơ lây nhiễm các virut HIV,CMV,HTLV.
b. Hạn chế được các phản ứng bất lợi như phản ứng sốt-run lạnh.
c Tránh được bệnh ghép chống chủ.
d..Tất cả đều sai.
e.Tất cả đều đúng

24. Cách tốt nhất để tránh các nguy cơ về lây nhiễm do truyền máu là:
a.Truyền máu tự thân.
b.Truyền các chế phẩm máu đã loại bỏ bạch cầu.
c.Truyền các chế phẩm máu đã bất hoạt các virut.
d.Tất cả đều đúng.
e.Tất cả đều sai.

25. Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch trong truyền máu.
a.Định nhóm máu hệ ABO và Rh cả người cho máu và bệnh nhân.
b Phát hiện các kháng thể bất thường chống các kháng nguyên hồng cầu.
c. Thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chánh để đảm bảo phát máu an toàn.
d.Tất cả đều đúng.
e.Chỉ có a và b là đúng.

26. Nguyên tắc của truyền máu là:
a.Chỉ truyền khi thật cần thiết.
b.Thiếu gì truyền nấy và chỉ truyền cái thiếu mà thôi.
c.Hạn chế tối đa việc truyền máu toàn phần.
d.Tất cả đều đúng.
e.Chỉ có a và b là đúng.

27. Ngày nay máu tươi toàn phần:
a. Được sử dụng chính như là nguồn vật liệu để sản xuất các chế phẩm máu.
b.Hoàn toàn không còn đựoc chỉ định trên lâm sàng.
c. Vẫn được chỉ định để điều trị các bệnh lý như thiếu hụt các yếu tố đông máu huyết tương hoặc giảm tiểu cầu khi không có sẵn các chế phẩm máu thích hợp
d. Câu a và b là đúng
e. Câu a và c là đúng.

28. Các bệnh nhân thiếu máu mạn tính có nguy cơ quá tải tuần hoàn,nên truyền:
a.Hồng cầu khối.
b. Hồng cầu rửa.
c. Máu tươi.
d. Máu toàn phần lưu trử.
e.Khối hồng cầu lọai bỏ bạch cầu.

29. Tủa lạnh được chỉ định trong :
a.Bệnh Hemophilia
b.BệnhWillebrand
c. Các trường hợp thiếu hụt fibrinogen bẩm sinh và mắc phải (tiêu sợi huyết nguyên phát hoặc đông máu rải rác trong lòng mạch ).
d. Bệnh thiếu yếu tố XIII.
e. Tất cả đều đúng.

30. Để phòng ngừa phản ứng dị ứng do truyền máu ở các bệnh nhân thiếu máu có tiền sử dị ứng với các thành phần của huyết tương,tốt nhất là truyền :
a. Hồng cầu rửa.
b. Hồng cầu khối.
c. Hồng cầu được tia xạ.
d.Khối hồng cầu đã lọai bỏ bạch cầu.
e.Tất cả đều sai.

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one