Trắc nghiệm Đề Số 1 – Test Hóa Sinh 6 Đề Y Hà Nội

Trắc nghiệm Đề Số 1 – Test Hóa Sinh 6 Đề Y Hà Nội

Câu hỏi trắc nghiệm đề số 1 của test hóa sinh 6 đề y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

G02-ĐỀ SỐ 1 : BỘ ĐỀ HÓA SINH 6 ĐỀ Y HÀ NỘI

Chúc các bạn may mắn!


Trắc nghiệm Đề Số 2

Xem thêm: Tổng hợp 6 phần của Test Hóa Sinh 6 Đề Y Hà Nội

Đề Bài Trắc nghiệm Đề Số 1 – Test Hóa Sinh 6 Đề Y Hà Nội

Trắc nghiệm Đề Số 1 Phần 1

[G02.0001] Đường nào sau đây KHÔNG CÓ tính khử :
A. Fructose.
B. Glucose.
C. Maltose.
D. Saccarose.
[G02.0002] Lipid tan trong :
A. Nước.
B. Dung môi không phân cực.
C. Dung dịch đệm trong nước.
D. Dung dịch acid.
[G02.0003] Nhóm nào sau đây chỉ gồm các lipid chứa acid phosphoric.
A. Cephalin, cerebrosid, phosphatidyl serin.
B. Lecithin, sterid, cerebrosid.
C. Lecithin, sphingomyelin, sulfatid.
D. Lecithin, cephalin, sphingomyelin.
[G02.0004] Các acid amin thường gặp trong tự nhiên KHÔNG CÓ đặc điểm sau đây :
A. Hai nhóm chức – NH2 và – COOH cùng liên kết với C alpha .
B. Thường tồn tại dưới dạng đồng phân quang học dãy D.
C. Có tính chất lưỡng tính.
D. Có thể tạo liên kết peptid.
[G02.0005] Acid amin nào dưới đây gốc R có nhóm – OH.
A. Gly
B. Ile.
C. Trp.
D. Ser.
[G02.0006] Protein nào sau đây là protein tạp :
A. Insulin.
B. Albumin.
C. Casein.
D. GH.
[G02.0007] Thành phần cấu tạo của một nucleotide gồm có :
A. Base nitơ, đường pentose, acid phosphoric.
B. Base nitơ và acid phosphoric.
C. Base nitơ và đường ribose 5P.
D. Base nitơ và đường pentose.
[G02.0008] Chất nào sau đây không phải base purin :
A. Guanin.
B. Thymin.
C. Adenin.
D. N6 – Methyl adenine.
[G02.0009] Enzym lyase theo phân loại quốc tế thuộc loại nào dưới đây :
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
[G02.0010] Phản ứng Glucose + ATP --> Glucose 6 Phosphat + ADP được xúc tác bởi
A. Hydrolase.
B. Racemase.
C. Transferase.
D. Peroxidase.

Trắc nghiệm Đề Số 1 Phần 2

[G02.0011] Enzym loại vận chuyển nhóm amin có coenzyme nào sau đây :
A. FAD.
B. NAD+.
C. Pyridoxal phosphate.
D. FMN.
[G02.0012] Cơ chế tác dụng của enzyme :
A. Tạo ra phản ứng hóa học.
B. Làm tăng năng lượng của phản ứng.
C. Làm thay đổi chiều của phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
[G02.0013] Các chất trong chuỗi vận chuyển điện tử nằm ở :
A. Chất khuôn (matrix) của ty thể.
B. Khoảng giữa 2 màng ty thể.
C. Bề mặt trong của màng ngoài ty thể.
D. Màng trong của ty thể.
[G02.0014] Số ATP được tạo ra khi vận chuyển điện tử từ succinat tới O2 :
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
[G02.0015] Phản ứng chuyển acid pyruvic thành acetyl CoA do enzyme :
A. Pyruvat dehydrogenase xúc tác có coenzyme là TPP.
B. Dihydrolipoyl transacetylase xúc tác có coenzyme là Lipoamid.
C. Dihydrolipoyl dehydrogease xúc tác có coenzyme là FAD.
D. Cả 3 enzym trên.
[G02.0016] Thoái hóa glucose theo con đường hexose diphosphat có đặc điểm nào sau đây :
A. Tạo CO2, H2O và NADPH, H+.
B. Phân tử glucose sau khi phosphoryl hóa được oxy hóa trực tiếp.
C. Glucose được phosphoryl hóa hai lần.
D. Tạo ribose 5 phosphat.
[G02.0017] Quá trình thoái hóa glucose theo con đường hexose diphosphat trong điều kiện ái khí tạo sản phẩm cuối cùng là chất nào sau đây :
A. Ribose 5 phosphat.
B. CO2, H2O và ATP.
C. Acid lactic.
D. Pyruvat.
[G02.0018] Trong con đường đường phân, enzyme nào sau đây xúc tác phản ứng không thuận nghịch.
A. Hexokinase.
B. Aldolase.
C. Phosphoglycerate kinase.
D. Phosphoglycerate mutase.
[G02.0019] Phản ứng glucose 6 phosphat --> fructose 6 phosphat được xúc tác bởi enzyme :
A. Phosphoglucoisomerase.
B. Phosphofructokinase.
C. Aldolase.
D. Hexokinase.
[G02.0020] Enzym nào sau đây tham gia oxy hóa glucose theo con đường hexomonophosphat :
A. UDP phosphorylase.
B. Hexokinase.
C. Phosphofructokinase.
D. Glucose 6 phosphat dehydrogenase.

Trắc nghiệm Đề Số 1 Phần 3

[G02.0021] Acid béo KHÔNG được tổng hợp ở người là :
A. acid oleic.
B. acid linoleic.
C. acid palmitoleic.
D. acid stearic.
[G02.0022] Nơi chủ yếu tạo acetoacetat từ acid béo :
A. Gan.
B. Mô mỡ.
C. Thành ruột.
D. Thận.
[G02.0023] Phản ứng Phospholipid + H2O --> Lysophospholipid + a.béo được xúc tác bởi :
A. Lipase.
B. Phospholipase A.
C. Lysophospholipase.
D. Phospholipase D.
[G02.0024] Sau bữa ăn 1 – 2 giờ, huyết tương đục là do sự có mặt nhiều của :
A. Chylomicron.
B. LDL.
C. VLDL.
D. HDL.
[G02.0025] Enzym nào sau đây KHÔNG PHẢI của dịch tụy :
A. Enterokinase.
B. Trypsin.
C. Chymotrypsin.
D. Elastase.
[G02.0026] Phản ứng cuối cùng của chu trình ure xúc tác vởi enzyme nào dưới đây :
A. Arginase.
B. Lyase.
C. Synthetase.
D. Transferase.
[G02.0027] Sản phẩm đầu tiên của sự thoái hóa Hem là sản phẩm nào dưới đây :
A. Globin.
B. Bilirubin tự do.
C. Biliverdin.
D. Bilirubin liên hợp.
[G02.0028] Vàng da sau gan do nguyên nhân nào dưới đây :
A. Tăng Bilirubin tự do do hóa chất, thuốc gây vỡ hồng cầu.
B. Tăng Bilirubin liên hợp do tan máu nhiều.
C. Tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh.
D. Tăng Bilirubin toàn phần do khối u đầu tụy.
[G02.0029] Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của :
A. Adenin và Guanin.
B. Dihydro Uracil.
C. Thymin và Cytosin.
D. Adenin và Uracil.
[G02.0030] Trong sự nhân đôi ADN, enzyme nào sau đây có tác dụng xúc tác sự tạo ARN mồi ?
A. Primase.
B. ARN polymerase.
C. Transcriptase ngược.
D. Helicase.

Trắc nghiệm Đề Số 1 Phần 4

[G02.0031] Các yếu tố sau đây đều hiện diện trong sự nhân đôi ADN, NGOẠI TRỪ (chọn câu đúng nhất).
A. ARN mồi.
B. UTP.
C. Transcriptase.
D. ADN ligase.
[G02.0032] Quá trình dịch mã :
A. Cần sự tham gia của DNA polymerase.
B. Cần sự tham gia của RNA polymerase.
C. Là sự tổng hợp protein.
D. Xảy ra sau quá trình nhân đôi.
[G02.0033] Bộ 3 nucleotid kết thúc tổng hợp protein là :
A. UAG, AGA và UAA.
B. UUU, UCG và UCA.
C. UCA, UCG và UGG.
D. UAG, UAA và UGA.
[G02.0034] Thành phần hóa học chính của màng tế bào gồm :
A. Phospholipid, protein, triglyceride, acid béo.
B. Lecithin, cholesterol, acid béo tự do, diglycerid.
C. Phospholipid, cholesterol, protein, carbohydrate.
D. Cholesterol este, glucid, globulin, phospholipid.
[G02.0035] Màng phospholipid nhân tạo cho qua lại tự do các chất sau :
A. Nước, các phân tử mang điện tích, các phân tử phân cực.
B. Các chất khí, nước, các phân tử phân cực có TLPT thấp.
C. Các chất khí, nước, các ion.
D. Nước, các phân tử phân cực không mang điện có TLPT thấp, các chất khí.
[G02.0036] Epinephrin (adrenalin) là hormone :
A. loại dẫn xuất acid amin và tác dụng tới tế bào đích thông qua cGMP.
B. loại dẫn xuất acid amin và tác dụng tới tế bào đích thông qua cAMP.
C. loại peptid ngắn và tác dụng tới tế bào đích thông qua cGMP.
D. loại ecosanoid và tác dụng tới tế bào đích thông qua cAMP.
[G02.0037] Cấu tạo của vasopressin (ADH) gồm :
A. 2 chuỗi polypeptide, mỗi chuỗi có 31 acid amin và có 2 cầu disulfua.
B. 1 chuỗi polypeptide, có 9 acid amin và có 2 cầu disulfua.
C. 1 chuỗi polypeptide, có 19 acid amin và có 2 cầu disulfua.
D. 1 chuỗi polypeptide, có 9 acid amin và có 1 cầu disulfua.
[G02.0038] Hormon T3 có trong máu ở dạng :
A. gắn với Globulin (TBG), albumin (TBA), và dạng T3 tự do (FT3).
B. gắn với Globulin (TBG), prealbumin (TBPA), và dạng T3 tự do (FT3).
C. gắn với Globulin (TBG), prealbumin (TBPA).
D. gắn với Globulin (TBG) và dạng T3 tự do (FT3).
[G02.0039] Nước KHÔNG CÓ vai trò nào sau đây trong cơ thể :
A. Bảo vệ cơ thể.
B. Cấu tạo cơ thể.
C. Hòa tan và vận chuyển các chất, dinh dưỡng, cặn bã, hormone.
D. Tạo áp suất thẩm thấu của các dịch trong cơ thể.
[G02.0040] Chất vô cơ KHÔNG CÓ vai trò nào sau đây trong cơ thể :
A. Cấu tạo tế bào.
B. Tạo áp suất thẩm thấu.
C. Tạo hệ thống đệm.
D. Điều hòa thân nhiệt.

Trắc nghiệm Đề Số 1 Phần 5

[G02.0041] Ái lực của Hb với O2 giảm khi :
A. pCO2 tăng, pH tăng, DPG tăng, nhiệt độ tăng.
B. pCO2 giảm, pH tăng, DPG tăng, nhiệt độ tăng.
C. pCO2 tăng, pH tăng, DPG tăng, nhiệt độ giảm.
D. pCO2 tăng, pH giảm, DPG tăng, nhiệt độ tăng.
[G02.0042] Sự tạo thành carbamin xảy ra ở :
A. Các chuỗi alpha .
B. Các chuỗi beta .
C. Hem.
D. Các chuỗi alpha và các chuỗi beta .
[G02.0043] Khi một base xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tác dụng với :
A. Phần H2CO3 của hệ đệm bicarbonate.
B. Hemoglobin.
C. Proteinat của protein máu.
D. Phần HCO3- cỉa hệ đệm bicarbonate.
[G02.0044] Gan KHÔNG CÓ khả năng tổng hợp glycogen từ :
A. Galactose.
B. Fructose.
C. Lysin.
D. Pyruvat.
[G02.0045] Sự lọc của protein qua cầu thận phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây :
A. Tình trạng huyết động học cục bộ hay lưu lượng máu.
B. Sự tích điện của phân tử protein.
C. Hình dáng của phân tử protein.
D. Các yếu tố trên đều đúng
[G02.0046] Thận tái hấp thu tới 90% bicarbannat ở đoạn nào sau đây của nephron.
A. Quai Henle.
B. Ống góp.
C. Ống lượn gần.
D. Ống lượn xa.
[G02.0047] Một trong những chức năng của albumin trong máu :
A. Tạo áp suất keo.
B. Tạo áp suất thủy tĩnh.
C. Vận chuyển Cu2+.
D. Miễn dịch.
[G02.0048] Trong cấu trúc của cơ vân, đơn vị co cơ gồm :
A. Băng A, 2 băng I, được giới hạn bởi 2 đĩa Z.
B. Băng A, 2 băng I, được giới hạn bởi 2 đĩa M.
C. Băng A, 2 nửa băng I, được giới hạn bởi 2 đĩa M.
D. Băng A, 2 nửa băng I, được giới hạn bởi 2 đĩa Z.
[G02.0049] Các chất dẫn truyền thần kinh loại kích thích có thể là :
A. Glutamat, GABA, Dopamin.
B. Aspartat, glycin, ATP.
C. Acetylcholine, faurin, noradrenalin.
D. Dopamin, acetylcholine, adrenalin.
[G02.0050] Serotonin được tổng hợp từ :
A. Phenylalanin.
B. Tyrosin.
C. Tryptophan.
D. Glutamat.

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one