Trắc Nghiệm Gãy Xương Chậu – Test Ngoại 27 Phần

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Gãy Xương Chậu – Test Ngoại 27 Phần

Câu hỏi trắc nghiệm gãy xương chậu của test ngoại 27 phần y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm gãy xương chậu sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Bài 26: Gãy xương chậu

Chúc các bạn may mắn!


Phần 25 : Hội Chứng Chèn Ép Khoang Phần 27: U Xương

Xem thêm: Tổng hợp 27 phần của Test Ngoại 27 phần

Đề Bài Câu Hỏi Trắc Nghiệm Gãy Xương Chậu – Test Ngoại 27 Phần

Trắc Nghiệm Gãy Xương Chậu Phần 1

[B01.0535] Khung chậu có cấu trúc vững chắc là vì:
A. Bởi xương chậu to và khoẻ
B. Xương chậu gồm 3 xương lớn hợp thành
C. Bởi hệ thống dây chằng rất khoẻ.
D. Bởi có tiếp khớp với xương cùng.
[B01.0536] Phân loại khung chậu theo A.O dựa vào:
A. Cơ chế chấn thương
B. Các tổn thương xương.
C. Các tổn thương dây chằng.
D. Tổn thương xương và dây chằng.
[B01.0537] Gãy khung chậu loại A là:
A. Tổn thương gãy vững.
B. Tổn thương vững một phần
C. Tổn thương mất vững hoàn toàn
D. Gãy Malhgaihgne
[B01.0538] Tổn thương gãy vững là các tổn thương:
A. Hệ thống dây chằng của khung chậu còn nguyên
B. Hệ thống dây chằng liên xương mu bị tổn thương nhưng phía sau nguyên
C. Xương và dây chằng của khung chậu còn nguyên
D. Xương không gãy nhưng hệ thống dây chằng còn nguyên.
[B01.0539] Tổn thương mất vững một phần:
A. Tổn thương toàn bộ hệ thống dây chằng của khung chậu.
B. Tổn thương hệ thống dây chằng phía trước hoàn toàn, phía sau không hoàn toàn.
C. Tổn thương hệ thống dây chằng phía trước và phía sau không hoàn toàn
D. Tổn thương hệ thống dây chằng phía sau không hoàn toàn, phía trước còn nguyên vẹn.
[B01.0540] Khi khung chậu mất vững một phần, khung chậu sẽ di lệch theo hướng:
A. Chiều trước sau.
B. Chiều dọc.
C. Chiều ngang.
D. Cả 2 chiều dọc và ngang.
[B01.0541] Khi khung chậu mất vững toàn bộ, khung chậu sẽ di lệch theo chiều:
A. Chiều trước sau.
B. Chiều dọc.
C. Chiều ngang.
D. Cả 2 chiều dọc và ngang.
[B01.0542] Gãy khung chậu mở ra như quyển vở gặp trong cơ chế chấn thương:
A. Cơ chế trực tiếp
B. Cơ chế gián tiếp
C. Cơ chế ép dọc
D. Cơ chế trước sau
[B01.0543] Gãy khung chậu kiểu Malgaigne là do cơ chế:
A. Cơ chế trực tiếp
B. Cơ chế trước sau
C. Cơ chế ép bên
D. Cơ chế ép dọc
[B01.0544] Gãy khung chậu kiểu Malgaigne là gãy xương mu, toác khớp mu kèm:
A. Gãy cánh xương cùng.
B. Gãy cánh xương chậu làm xương chậu và xương cùng xa nhau
C. Toác khớp cùng chậu.
D. Toác khớp mu.

Trắc Nghiệm Gãy Xương Chậu Phần 2

[B01.0545] Trong vỡ xương chậu có kèm nghi ngờ chấn thương bụng kín, cách tốt nhất để chẩn đoán xác định là:
A. Siêu âm phát hiện dịch ổ bụng
B. Chụp CTscan ổ bụng
C. Chọc rửa ổ bụng
D. Nội soi ổ bụng
[B01.0546] Trong các biến chứng sau đây của vỡ xương chậu, biến chứng nào hay gặp nhất:
A. Tổn thương mạch máu lớn
B. Tổn thương thần kinh hông to
C. Vỡ bàng quang trong phúc mạc
D. Tổn thương niệu đạo sau
[B01.0547] Vỡ bàng quang trong phúc mạc khác với vỡ bàng quang ngoài phúc mạc là:
A. Thông đái nước tiểu có máu
B. Không có cầu bàng quang
C. Bụng chướng
D. Có phản ứng thành bụng
[B01.0548] Chỉ định điều trị vỡ xương chậu đơn giản (loại A) là:
A. Nằm trên võng
B. Nằm bất động đơn thuần
C. Nằm võng và kéo liên tục
D. Mổ cố định xương
[B01.0549] Đối với vỡ xương chậu mở như quyển vở (loại B) thì phương pháp điều trị là:
A. Nằm bất động
B. Nằm võng
C. Nằm võng và kéo liên tục
D. Phẫu thuật cố định khớp cùng chậu
[B01.0550] Phẫu thuật nẹp vít xương mu khi toác khớp mu:
A. > 1cm
B. > 2cm
C. > 2,5cm
D. > 3cm
[B01.0551] Trong các loại vỡ ổ cối sau đây loại nào hay gặp nhất:
A. Gãy thành sau
B. Gãy trụ sau
C. Gãy cột trụ trước
D. Gãy thành trước
[B01.0552] Khi vỡ ổ cối, trong các biến chứng sau đây, biến chứng nào hay gặp nhất:
A. Chấn thương bụng kín
B. Tổn thương niệu đạo sau
C. Tổn thương mạch chậu trong
D. Tổn thương thần kinh hông to
[B01.0553] Chỉ định điều trị phẫu thuật khi có vỡ ổ cối là:
A. Khi di lệch >1cm
B. Khi di lệch > 5mm
C. Khi di lệch > 3mm
D. Khi di lệch >2,5mm
[B01.0554] Dấu hiệu lâm sàng chắc chắn của tổn thương khung chậu:
A. Bầm tím vùng cánh chậu.
B. Tụ máu cánh bướm vùng tầng sinh môn.
C. Bệnh nhân đau vùng cánh chậu.
D. Ép giãn cánh chậu thấy mất vững.

Trắc Nghiệm Gãy Xương Chậu Phần 3

[B01.0555] Gãy hở xương chậu có thể mất tới:
A. 100ml máu.
B. 500ml máu
C. 1000ml máu.
D. > 1000ml máu.
[B01.0556] Sơ cứu ban đầu trong trường hợp vỡ xương chậu, không được:
A. Chống sốc cho bệnh nhân.
B. Dùng giảm đau ngay cho bệnh nhân.
C. Đặt bệnh nhân nằm trên ván cứng.
D. Đặt sonde bàng quang cho bệnh nhân.
[B01.0557] Xuyên kim kéo liên tục trong điều trị chỉnh hình vỡ ổ cối, trật khớp háng trung tâm thường:
A. Trong 7 ngày.
B. Trong 10 ngày.
C. Khoảng 3 tuần.
D. Khoảng 6 tuần.
[B01.0558] Di chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật vỡ ổ cối:
A. Viêm thoái hoá khớp háng.
B. Hoại tử vô mạch chỏm xương đùi
C. Dính khớp háng.
D. Tạo thành giả phồng động mạch chậu.
[B01.0559] Chọn nhiều đáp án đúng, khi tổn thương niệu đạo sau do vỡ xương chậu có thể có triệu chứng:
A. Đau vùng hạ vị
B. Rỉ máu miệng sáo
C. Có cầu bàng quang
D. Thăm trực tràng không đau
[B01.0560] Sonde đái dễ dàng, không có máu
A. Chọn nhiều đáp án đúng, các biến chứng thứ phát trong vỡ ổ cối sau điều trị:
B. Cứng khớp háng
C. Thoái hóa khớp háng
D. Gãy cổ xương đùi

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one