Trắc Nghiệm IMCI – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm IMCI – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm imci của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm IMCI sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 8: Chiến lược IMCI

Chúc các bạn may mắn!


Phần 7: Tiêm chủng mở rộng Phần 9: Phát Triển Tâm thần – vận động trẻ em 2

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm IMCI – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm IMCI Phần 1

[D01.0294]  Chọn ý sai về mục tiêu chiên lược IMCI:
A. Giảm tỉ lệ mắc bệnh
B. Giảm tỉ lệ tử vong
C. Giảm thời gian mắc bệnh
D. Nâng cao sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em
[D01.0295] Chọn ý sai về nội dung cấu thành của IMCI:
A. Tăng cường kĩ năng xử lý trẻ bệnh của nvyt qua hướng dẫn áp dụng các phác đồ xử trí, lồng ghép bệnh thích hợp
B. Tăng cường năng lực chung của hệ thống y tế để đảm bảo việc xử lý có hiệu quả các bệnh lý chủ yếu ở trẻ em
C. Nâng cao chất lượng phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em trong cộng đồng
D. Cải thiện thực hành chăm sóc sức khoẻ tại gia đình và cộng đồng
[D01.0296]  Chọn ý sai về dấu hiệu nguy hiểm toàn thân ở trẻ 2 tháng – 5 tuổi:
A. Li bì, khó đánh thức
B. Co giật
C. Nôn tất cả mọi thứ
D. Rút lõm lồng ngực nặng
[D01.0297]  Chọn ý sai: Các mục cần phải hỏi và khám khi trẻ có dấu hiệu ho hoặc khó thở?
A. Hỏi ho hoặc khó thở trong bao lâu ?
B. Đếm nhịp thở trong 1 phút
C. Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực
D. Tìm dấu hiệu tím tái
[D01.0298]  Trẻ nam 6 tháng đến khám vì ho kéo dài 3 ngày nay. Khi khám không phát hiện dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, trẻ thở 56 lần/phút, có rút lõm lồng ngực, có thở khò khè. Trẻ được phân loại vào nhóm:
A. Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng
B. Viêm phổi
C. Không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh
D. Viêm phế quản phổi
[D01.0299]  Khi trẻ có khò khè và thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực, xử trí:
A. Ventolin xịt, 100 mcg/lần, xịt 2 nhát/lần
B. Ventolin ống, 2,5mg, khí dung 3 ống/lần
C. Viên Salbutamol 2mg x 1/2 viên cho trẻ 10-19 kg
D. Viên Salbutamol 4mg x 1/2 viên cho trẻ < 10 kg
[D01.0300]  Chọn ý sai: Các mục cần phải hỏi và khám khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy?
A. Tiêu chảy trong bao lâu?
B. Có máu trong phân không?
C. Quan sát tinh thần trẻ
D. Xem niêm mạc miệng lưỡi của trẻ thế nào?
[D01.0301]  Một trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì tiêu chảy 3 ngày nay. Phân không có máu. Hiện tại trẻ kích thích, quấy khóc, nếp véo da mất chậm, uống kém, mắt trũng. Phân loại:
A. Mất nước nặng
B. Có mất nước
C. Không mất nước
D. Lỵ
[D01.0302]  Một trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì tiêu chảy 3 ngày nay. Phân không có máu. Hiện tại trẻ kích thích, quấy khóc, nếp véo da mất chậm, uống kém, mắt trũng. Xử trí như thế nào ?
A. Chuyển gấp đi bệnh viên. nhắc bà mẹ cho uống liên tục từng thìa ORS trên đường đi và tiếp tục cho bú
B. Bù dịch và cho ăn theo phác đồ Bổ sung kẽm. Khám lại sau 5 ngày.
C. Uống thêm dịch và cho ăn theo phác độ Bổ sung kẽm. Khám lại sau 5 ngày.
D. Cho kháng sinh thích hợp với lỵ. Khám lại sau 2 ngày.
[D01.0303]  Một trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì tiêu chảy 20 ngày nay. Phân không có máu. Hiện tại trẻ kích thích, quấy khóc, nếp véo da mất chậm, uống háo hức, mắt trũng. Phân loại:
A. Mất nước nặng
B. Tiêu chảy kéo dài nặng
C. Tiểu chảy kéo dài có mất nước
D. Tiêu chảy kéo dài không có mất nước

Trắc Nghiệm IMCI Phần 2

[D01.0304]  Một trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì tiêu chảy 20 ngày nay. Phân không có máu. Hiện tại trẻ kích thích, quấy khóc, nếp véo da mất chậm, uống háo hức, mắt trũng. Xử lý
A. Điều trị mất nước trước khi chuyển đi bv trừ trường hợp có phân loại nặng khác
B. Khuyên bà mẹ cách nuôi dưỡng trẻ tiêu chảy kéo dài. Khám lại sau 5 ngày
C. Chuyển gấp đi bệnh viên. Nhắc bà mẹ cho uống liên tục từng thìa ORS trên đường đi và tiếp tục cho bú
D. Bù dịch và cho ăn theo phác đồ Bổ sung kẽm. Khám lại sau 5 ngày.
[D01.0305]  Trẻ có nguy cơ sốt rét khi sống trong vùng sốt rét hoặc đến vùng sốt rét trong vòng bao lâu gần đây?
A. 2 tuần
B. 1 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
[D01.0306]  Trẻ có nguy cơ sốt xuất huyết khi sống trong vùng sốt xuất huyết hoặc đến vùng sốt xuất huyết trong vòng bao lâu gần đây?
A. 2 tuần
B. 1 tháng
C. 3 tháng
D. 6 tháng
[D01.0307]  Chọn ý sai: Các mục cần phải hỏi và khám khi trẻ có dấu hiệu sốt?
A. Sốt bao lâu rồi?
B. Nếu sốt quá 7 ngày có phải ngày nào cũng sốt không
C. Trẻ mắc sởi trong vòng 3 tháng gàn đây không?
D. Tìm khóc thét từng cơn
[D01.0308]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt 2 ngày nay. Trẻ sống trong vùng sốt rét. XN KST sốt rét âm tính. Khám trẻ không có cổ cứng, không có thóp phồng, không có chảy mũi. Các cơ quản bộ phận khác chưa phát hiện bất thường. Phân loại:
A. Bệnh rất nặng có sốt hoặc sốt rét nặng
B. Sốt rét
C. Sốt giống sốt rét
D. Sốt không giống sốt rét
[D01.0309]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt 2 ngày nay. Trẻ sống trong vùng sốt rét. XN KST sốt rét âm tính. Khám trẻ không có cổ cứng, không có thóp phồng, không có chảy mũi. Các cơ quản bộ phận khác chưa phát hiện bất thường. Xử Lý:
A. Cho liều đầu thuốc sốt rét phù hợp với sốt rét nặng. chuyển gấp đi bv
B. Cho thuốc sốt rét thích hợp. Cho liều paracetamol tại phòng khám nếu từ 38.5C trở lên. Khám lại sau 2 ngày nếu còn sốt.
C. Cho liều paracetamol tại phòng khám nếu từ 38.5C trở lên. Khám lại sau 2 ngày nếu còn sốt
D. Cho liều kháng sinh thích hợp với bệnh rất nặng có sốt. Điều trị phòng hạ đường huyết. Chuyển gấp đi bệnh viện.
[D01.0310]  Chọn ý sai: Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt, nổi ban toàn thân 2 ngày nay. Trẻ có mắc sởi cách đây 2 tháng. Hiện tại cần tìm dấu hiệu gì ở trẻ này:
A. Chảy mủ mắt
B. Mờ giác mạc
C. Viêm loét miệng
D. Mạch nhanh yếu
[D01.0311]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt, nổi ban toàn thân 2 ngày nay. Trẻ có mắc sởi cách đây 2 tháng. Sau khi khám có đau loét miêng. Các cơ quan khác bình thường. Phân loại:
A. Sởi biến chứng nặng
B. Sởi biến chứng mắt và/hoặc miệng
C. Có khả năng đang mắc sởi
D. Đã mắc sởi
[D01.0312]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt, nổi ban toàn thân 2 ngày nay. Trẻ có mắc sởi cách đây 2 tháng. Sau khi khám có đau loét miêng. Các cơ quan khác bình thường. Xử Lý:
A. Cho vitamin liều kháng sinh thích hợp. chuyển gấp đi bv
B. Cho vitamin Điều trị xanh methylene 1%. Khám lại sau 2 ngày
C. Cho vitamin Dặn khám lại sau 2 ngày
D. Cho vitamin Bù dịch đối với bệnh rất nặng có shock hoặc hội chứng shock sốt xuất huyết Dengue. Chuyển gấp đi BV
[D01.0313]  Chọn ý sai: Các mục cần phải hỏi và khám khi trẻ có dấu hiệu sốt nguy cơ sốt xuất huyết?
A. Sốt cao liên tục 2-7 ngày
B. Chảy máu mũi, chảy máu lợi?
C. Nôn ra máu, đi ngoài phân đen?
D. Tìm thóp phồng

Trắc Nghiệm IMCI Phần 3

[D01.0314]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt 3 ngày nay. Trẻ sống trong vùng sốt xuất huyết. Hiện tại trẻ vật vã, chấm nốt xuất huyết dưới d Chân tay nhợp lạnh. Mạch nhanh, rõ đều. Phân loại:
A. Bệnh rất nặng có shock hoặc hội chứng shock sốt xuất huyết dengue
B. Có khả năng sốt xuất huyết Dengue nặng
C. Sốt có khả năng sôt xuất huyết Dengue
D. Sốt không giống sốt xuất huyết Dengue
[D01.0315]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì sốt 3 ngày nay. Trẻ sống trong vùng sốt xuất huyết. Hiện tại trẻ vật vã, chấm nốt xuất huyết dưới d Chân tay nhợp lạnh. Mạch nhanh, rõ đều. Xử lý:
A. Bù dịch đối với bệnh rất nặng có shock hoặc hội chứng shock sốt xuất huyết Dengue. chuyển gấp đi bệnh viện
B. Chuyển gấp đi BV. Trên đường đi cho uống ORS càng nhiều càng tốt
C. Cho Paracetamol nếu có sốt. Khám lại hằng ngày cho tới khi hết sốt 2 ngày liên tục
D. Dặn bà mẹ 2 ngày sau khám lại nếu còn sốt.
[D01.0316]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì chảy mủ tai 2 ngày nay. Khám trẻ không có sưng đau sau tai. Phân loại:
A. Viêm xương chũm
B. Viêm tai cấp
C. Viêm tai mạn
D. Không viêm tai
[D01.0317]  Trẻ 10 tháng tuổi đến khám vì chảy mủ tai 2 ngày nay. Khám trẻ không có sưng đau sau tai. Xử lý:
A. Không điều trị gì
B. Làm khô tai bằng bấc sâu kèn. Nhỏ tai bằng ciprofloxacine tại chỗ ít nhất 2 tuần.
C. Cho kháng sinh thích hợp trong 5 ngày. Làm khô tai bằng bấc sâu kèn.
D. Dấu hiệu teo cơ delta, tứ đầu đùi
[D01.0318]  Chọn ý sai: Khi đánh gía trẻ suy dinh dưỡng và thiếu máu cần hỏi và khám gì:
A. Tìm dấu hiệu gầy mòn nặng, rõ rệt
B. Dấu hiệu mờ giác mạc
C. Dấu hiệu lòng bàn tay nhợt hoặc rất nhợt
D. TÌm dấu hiệu phù 2 chân
[D01.0319]  Trẻ 4 tuổi đến khám vì mệt mỏi diên biến 10 ngày nay. Khám trẻ lòng bàn tay nhợt. Không có dấu hiệu gầy mòn nặng, không mờ giác mạc, không phù 2 bàn chân. PHân loại:
A. Suy dinh dưỡng nặng và/hoặc thiếu máu nặng
B. Thiếu máu và/hoặc nhẹ cân
C. Không thiếu máu và không nhẹ cân
D. Bệnh rất nặng
[D01.0320]  Trẻ 4 tuổi đến khám vì mệt mỏi diên biến 10 ngày nay. Khám trẻ lòng bàn tay nhợt. Không có dấu hiệu gầy mòn nặng, không mờ giác mạc, không phù 2 bàn chân. Xử Lý:
A. Cho vitamin chuyển gấp đi bv
B. Đánh gía chế độ ăn của trẻ, tham vấn dinh dưỡng. Bổ sung sắt, cho mebendazole. Khám lại sau 14 ngày.
C. Đánh gía chế độ ăn của trẻ, tham vấn dinh dưỡng. Khám lại sau 5 ngày.
D. Cho liều kháng sinh đầu thích hợp. Chuyển gấp đi BV

Trắc Nghiệm IMCI Phần 4

[D01.0321]  Chọn ý sai về hỏi và khám tìm dấu hiệu bệnh rất nặng và tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ ở trẻ < 2 tháng tuổi:
A. Trẻ bỏ bú hoặc bú kém?
B. Trẻ có co giật?
C. Đến nhịp thở trong 1 phút
D. Tìm tiếng thở rít
[D01.0322]  Chọn ý sai về hỏi và khám tìm dấu hiệu bệnh rất nặng và tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ ở trẻ < 2 tháng tuổi:
A. Tìm rlln ?
B. Quan sát rốn có đỏ, chảy mủ ?
C. Tìm mụn mủ ở da ?
D. Sờ thóp của trẻ
[D01.0323]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì sốt 38C diễn biến 3 ngày nay. Hỏi và khám: trẻ bú bình thường, không co giật, thở 54 lần/phút, có rút lõm lồng ngực, rốn không có tấy đỏ hay chảy mủ. Không có mụn mủ trên d Trẻ vận động tự phát bình thường. Phân loại:
A. Bệnh rất nặng
B. Viêm phổi
C. Chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn
D. Nhiễm khuẩn tại chỗ
[D01.0324]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì sốt 38C diễn biến 3 ngày nay. Hỏi và khám: trẻ bú bình thường, không co giật, thở 54 lần/phút, có rút lõm lồng ngực, rốn không có tấy đỏ hay chảy mủ. Không có mụn mủ trên d Trẻ vận động tự phát bình thường. Xử lý
A. Cho liều kháng sinh tiêm bắp đầu tiên. phòng hạ đường huyết. chuyển gấp đi bệnh viện.
B. Cho uống liều kháng sinh thích hợp. Hướng dẫm bà mẹ điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ và chăm sóc tại nhà. Khám lại sau 2 ngày
C. Cho liều kháng sinh thích hợp với viêm phổi. Giảm ho bằng thuốc ho an toàn. Khám lại sau 2 ngày.
D. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà. Cho paracetamol hạ sốt.
[D01.0325]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì rốn chảy mủ diễn biến 2 ngày nay. Hỏi và khám: trẻ bú bình thường, không co giật, thở 54 lần/phút, không rút lõm lồng ngực,. Rốn có đỏ và chảy mủ. Không có mụn mủ trên d Trẻ vận động tự phát bình thường. Phân loại:
A. Bệnh rất nặng
B. Viêm phổi
C. Chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn
D. Nhiễm khuẩn tại chỗ
[D01.0326]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì rốn chảy mủ diễn biến 2 ngày nay. Hỏi và khám: trẻ bú bình thường, không co giật, thở 54 lần/phút, không rút lõm lồng ngực,. Rốn có đỏ và chảy mủ. Không có mụn mủ trên d Trẻ vận động tự phát bình thường. Xử lý:
A. Cho liều kháng sinh tiêm bắp đầu tiên. phòng hạ đường huyết. chuyển gấp đi bệnh viện.
B. Cho uống liều kháng sinh thích hợp. Hướng dẫm bà mẹ điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ và chăm sóc tại nhà. Khám lại sau 2 ngày
C. Cho liều kháng sinh thích hợp với viêm phổi. Giảm ho bằng thuốc ho an toàn. Khám lại sau 2 ngày.
D. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà. Cho Paracetamol hạ sốt.
[D01.0327]  Chọn ý sai: Với trẻ < 2 tháng có dấu hiệu vàng da, cần khám và hỏi gì?
A. Vàng da xuất hiện từ khi nào ?
B. Tìm dấu hiệu vàng da ?
C. Nhìn lòng bàn tay bàn chân có vàng không ?
D. Tìm dấu hiệu giảm trương lực cơ
[D01.0328]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì vàng da diễn biến 2 ngày nay. Hỏi và khám: Trẻ không có dấu hiệu bệnh rất nặng và tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ. Trẻ vàng da từ ngày 28, lòng bàn tay và lòng ban chân vàng. Phân loại:
A. Vàng da nặng
B. Vàng da
C. Bệnh rất nặng
D. Vàng da nguy hiểm

Trắc Nghiệm IMCI Phần 5

[D01.0329]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì vàng da diễn biến 2 ngày nay. Hỏi và khám: Trẻ không có dấu hiệu bệnh rất nặng và tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ. Trẻ vàng da từ ngày 28, lòng bàn tay và lòng ban chân vàng. Xử lý:
A. Phòng hạ đường huyết. chuyển gấp đi bệnh viện. giữ ấm trên đường đi.
B. Cho uống liều kháng sinh thích hợp. Chuyển gấp đi BV
C. Cho liều kháng sinh thích hợp. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà. Khám lại sau 2 ngày.
D. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà. Khám lại sau 1 ngày
[D01.0330]  Chọn ý sai: Với trẻ <2 tháng đên khám vì tiêu chảy cần hỏi và khám gì?
A. Tiêu chảy trong bao lâu?
B. Có máu trong phân không?
C. Quan sát cử động và ý thứ
D. Cho trẻ uống nước xem có uống háo hức hay uống kém không
[D01.0331]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì tiêu chảy diễn biến 3 ngày nay. Hỏi khám: Trẻ kích thích, mắt trũng, nếp véo da mất chậm. Không có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân và tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Phân loại:
A. Mất nước nặng
B. Có mất nước
C. Không mất nước
D. Lỵ
[D01.0332]  Trẻ 1 tháng tuổi đến khám vì tiêu chảy diễn biến 3 ngày nay. Hỏi khám: Trẻ kích thích, mắt trũng, nếp véo da mất chậm. Không có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân và tình trạng nhiễm trùng tại chỗ. Xử lý:
A. Nhanh chóng truyền dịch Ringer Lactat 30 ml/kg trong 1 giờ sau đó chuyển gấp đi bv
B. Bù dịch và cho ăn theo phác đồ B trong 4h và chuyển gấp đi bệnh viện.
C. Bù dịch và cho ăn theo phác đồ Bổ sung kẽm. Khám lại sau 2 ngày
D. Cho liều kháng sinh đầu thích hợp. Chuyển gấp đi bệnh viên.
[D01.0333]  Chọn ý sai về dấu hiệu chỉ điểm có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý hoặc nhẹ cân:
A. Ngậm bắt vú không tốt
B. Bú không hiệu quả
C. Bú mẹ < 8 lần/24h
D. Lòng bàn tay rất nhợt

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one