Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Câu hỏi trắc nghiệm sinh lý hô hấp của test sinh lý yhoctructuyen y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

F01-Phần 10: Sinh Lý Hô Hấp

Chúc các bạn may mắn!


Phần 9: Sinh Lý Tuần Hoàn Phần 11: Sinh Lý Tiêu Hóa

Xem thêm: Tổng hợp 20 phần của Test Sinh Lý yhoctructuyen

Đề Bài Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 1

[F01.0593] Màng hô hấp có:
A. 4 lớp.
B. 5 lớp.
C. 6 lớp.
D. 7 lớp.
[F01.0594] Đường dẫn khí luôn mở vì:
A. Thành có các vòng sụn.
B. Thành có cơ trơn.
C. Luôn chứa khí.
D. Có các vòng sụn và áp suất âm màng phổi.
[F01.0595] Áp suất trong đường dẫn khí:
A. Luôn bằng áp suất khí quyển.
B. Bằng áp suất khí quyển trước khi hít vào.
C. Lớn hơn áp suất khí quyển khi hít vào.
D. Nhỏ hơn áp suất khí quyển khi thở ra.
[F01.0596] Áp suất khoang màng phổi:
A. Có tác dụng làm cho phổi luôn giãn sát với lồng ngực.
B. Có giá trị thấp nhất ở thì hít vào thông thường.
C. Được tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
D. Có giá trị cao hơn áp suất khí quyển ở cuối thì thở ra.
[F01.0597] Giá trị áp suất màng phổi qua các động tác hô hấp:
A. Cuối thì thở ra tối đa là +7 mmHg.
B. Cuối thì thở ra bình thường là 0 mmHg.
C. Cuối thì hít vào bình thường là -7 mmHg.
D. Cuối thì hít vào tối đa là -15 mmHg.
[F01.0598] Tác dụng của chất hoạt diện (surfactant):
A. Tăng sức căng bề mặt.
B. Giảm sức căng bề mặt.
C. ổn định sức căng bề mặt.
D. Thay đổi sức căng bề mặt.
[F01.0599] Áp suất âm màng phổi có các ý nghĩa sau đây, trừ:
A. Lồng ngực dễ di động khi thở.
B. Phổi co giãn theo sự di động của lồng ngực.
C. Máu về tim và lên phổi dễ dàng.
D. Hiệu suất trao đổi khí đạt mức tối đa.
[F01.0600] Động tác thở ra tối đa:
A. Là động tác thụ động do trung tâm hô hấp không hưng phấn.
B. Có tác dụng đẩy thêm khỏi phổi một thể tích khí gọi là thể tích khí dự trữ thở ra.
C. Có tác dụng đẩy các tạng trong ổ bụng xuống phía dưới.
D. Làm lồng ngực giảm thể tích do co cơ liên sườn ngoài.
[F01.0601] Động tác hít vào tối đa:
A. Là động tác hít vào cố sức sau ngừng thở.
B. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra bình thường.
C. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra hết sức.
D. Là động tác hít vào cố sức sau hít vào bình thường.
[F01.0602] Dung tích sống:
A. Là số lít khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường.
B. Là số lít khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường.
C. Là số lít khí thở ra tối đa sau khi hít vào bình thường.
D. Là số lít khí thở ra tối đa sau hít vào tối đa.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 2

[F01.0603] Dung tích toàn phổi (TLC) bằng:
A. IC + FRC.
B. FRC + IRV.
C. TV + IRV + ERV.
D. IC + TV + FRC.
[F01.0604] Các thông số đánh giá hạn chế hô hấp là:
A. TLC, RV, FRC.
B. VC, TLC.
C. VC, FRC, MMEF.
D. TLC, FEV1, FRC.
[F01.0605] Các thông số đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí là:
A. VC, TV, Tiffeneau.
B. FEV1, TLC, MMEF.
C. MEF 25, RV, IRV.
D. FEV1, MMEF, Tiffeneau.
[F01.0606] Thông khí phế nang bằng:
A. Thông khí phút.
B. Lượng khí thay đổi trong một phút.
C. Thông khí phút trừ đi thông khí khoảng chết.
D. Khoảng 6 lít.
[F01.0607] Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến trao đổi khí ở màng hô hấp, trừ:
A. Chênh lệch phân áp O2, CO2.
B. Năng lượng cung cấp cho trao đổi khí ở màng hô hấp.
C. Diện tích màng hô hấp.
D. Độ dày của màng hô hấp.
[F01.0608] Khả năng khuếch tán khí qua màng hô hấp phụ thuộc vào:
A. Độ dày của màng hô hấp.
B. Chênh lệch phân áp khí qua màng.
C. Diện tích màng hô hấp.
D. Tất cả yếu tố trên.
[F01.0609] Các dạng O2 và CO2 trong máu:
A. Dạng hoà tan O2 và CO2 là dạng vận chuyển chủ yếu.
B. Dạng kết hợp là dạng tạo ra phân áp khí trong máu.
C. Dạng kết hợp là dạng vận chuyển của khí.
D. Dạng hoà tan và kết hợp không có liên quan với nhau.
[F01.0610] Dạng vận chuyển chủ yếu CO2 trong máu là:
A. Dạng hoà tan.
B. Dạng kết hợp với Hb.
C. Dạng kết hợp với muối kiềm.
D. Dạng kết hợp với protein.
[F01.0611] Trung tâm hô hấp:
A. Trung tâm điều chỉnh phát xung động gây động tác hít vào.
B. Trung tâm hít vào tự phát xung động gây động tác hít vào.
C. Trung tâm thở ra tham gia vào nhịp thở cơ bản.
D. Trung tâm hoá học liên hệ trực tiếp với trung tâm thở ra.
[F01.0612] Nhịp hô hấp bình thường được duy trì bởi:
A. Trung tâm hít vào, trung tâm thở ra.
B. Trung tâm hít vào và trung tâm điều chỉnh.
C. Trung tâm nhận cảm hoá học.
D. Phản xạ Hering Breuer.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 3

[F01.0613] O2 tham gia điều hoà hô hấp thông qua cơ chế tác dụng:
A. Lên trung tâm hít vào, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
B. Lên trung tâm hoá học, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
C. Lên trung tâm hô hấp khi nồng độ O2 trong máu bắt đầu giảm.
D. Lên các receptor ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
[F01.0614] Vai trò của CO2 trong điều hoà hô hấp:
A. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hô hấp.
B. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hít vào.
C. CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hoá học.
D. CO2 tác động lên trung tâm hô hấp thông qua ion H+.
[F01.0615] áp suất âm trong màng phổi:
A. Tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
B. Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt giá trị tối đa.
C. Máu về tim dễ dàng ở thì thở ra.
D. Máu lên phổi dễ dàng ở thì thở ra.
[F01.0616] Oxy kết hợp với Hb ở nơi có:
A. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao.
B. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp.
C. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao.
D. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp.
[F01.0617] CO2 kết hợp với muối kiềm ở nơi:
A. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp.
B. Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao.
C. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp.
D. Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao.
[F01.0618] Khả năng khuếch tán của oxy từ phế nang vào máu phụ thuộc vào:
A. Phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi.
B. Sự chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu.
C. Diện tích các mao mạch phổi.
D. Áp lực phế nang.
[F01.0619] Lượng O2 từ máu vào mô tăng lên do giảm:
A. Hàm lượng 2-3 DPG trong máu.
B. Phân áp CO2 trong máu.
C. Nồng độ ion Na+ trong máu.
D. Độ pH máu.
[F01.0620] Oxy từ phế nang vào máu mao mạch phổi theo hình thức:
A. Khuếch tán thụ động.
B. Vận chuyển tích cực qua kẽ tế bào.
C. Vận chuyển tích cực thứ phát.
D. Khuếch tán có gia tốc.
[F01.0621] Vai trò của nồng độ ion H+ trong dịch mô não:
A. Kích thích trực tiếp lên trung tâm hít vào .
B. Kích thích trực tiếp lên trung tâm thở ra.
C. Kích thích trực tiếp lên trung tâm hoá học.
D. Kích thích lên receptor nhận cảm hoá học ở xoang cảnh.
[F01.0622] Nhịp hô hấp bình thường được phát động bởi:
A. Trung tâm điều chỉnh.
B. Trung tâm hít vào.
C. Trung tâm thở ra.
D. Trung tâm hoá học.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 4

[F01.0623] Dung tích sống là thể tích khí đo được khi:
A. Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường.
B. Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường.
C. Thở ra hít vào bình thường.
D. Hít vào hết sức rồi thở ra hết sức.
[F01.0624] Ở mô, máu nhận CO2 từ mô do:
A. Phân áp CO2 ở mô cao hơn phân áp CO2 trong máu.
B. Tăng quá trình bão hoà oxyhemoglobin (HbO2).
C. Tăng khuếch tán ion Cl- từ hồng cầu ra huyết tương.
D. CO2 đi vào hồng cầu và ion Cl- đi ra huyết tương.
[F01.0625] Oxy được vận chuyển trong máu bằng các dạng sau đây:
A. Kết hợp với muối kiềm.
B. Kết hợp với các ion Fe++ tự do trong máu.
C. ết hợp với nhóm carbamin của globulin.
D. Kết hợp với hemoglobin tạo thành oxy hemoglobin.
[F01.0626] Thông khí phổi bị giảm do:
A. Cơ hoành bị liệt do nhiều nguyên nhân khác nhau.
B. Thở không khí có 5% CO2.
C. Sốt do các nguyên nhân ngoài phổi.
D. Do lên độ cao 2000m.
[F01.0627] Nhịp thở cơ bản được điều hoà nhờ sự tham gia của các yếu tố sau đây, trừ:
A. Hoạt động của trung tâm điều chỉnh.
B. Hoạt động của trung tâm hoá học.
C. Hoạt động của dây X qua phản xạ Hering Breuer.
D. Hoạt động của trung tâm hít vào.
[F01.0628] Màng hô hấp – Thành của phế nang và thành mao mạch quanh phế nang tạo ra màng hô hấp.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0629] Màng hô hấp – Diện tích màng hô hấp trung bình khoảng 70m2.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0630] Màng hô hấp – Chất Surfactant có tác dụng giữ cho phế nang không bị xẹp lại.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0631] Màng hô hấp – Bề dày trung bình khoảng 0,5mm.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0632] Trao đổi khí ở màng hô hấp – Điều kiện cho khí trao đổi liên tục qua màng hô hấp là không khí phế nang phải thường xuyên đổi mới.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 5

[F01.0633] Trao đổi khí ở màng hô hấp – Khi lao động sự khuếch tán khí qua màng hô hấp tăng thêm là do mở thêm số mao mạch phổi.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0634] Trao đổi khí ở màng hô hấp – Hệ số khuếch tán của O2 lớn hơn CO2
A. Đúng
B. Sai
[F01.0635] Trao đổi khí ở màng hô hấp – Các khí qua màng hô hấp bằng cơ chế khuếch tán đơn thuần.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0636] Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu lên phổi dễ dàng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0637] Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu dễ về tim.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0638] Áp suất âm màng phổi: Làm cho đường dẫn khí nhỏ luôn mở.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0639] Áp suất âm màng phổi: Làm cho phổi khó xẹp lại lúc thở ra.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0640] Áp suất khoang màng phổi: Dịch màng phổi được bơm vào mạch bạch huyết không phải nguyên nhân tạo ra áp suất khoang màng phổi.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0641] Áp suất khoang màng phổi: Lồng ngực không tham gia tạo áp suất khoang màng phổi.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0642] Áp suất khoang màng phổi: Trong hô hấp bình thường có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 6

[F01.0643] Áp suất khoang màng phổi: Cuối thì thở ra tối đa có giá trị -1 đến 0 mmHg.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0644] Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Phân áp CO2 cao làm tăng phân ly.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0645] Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nhiệt độ máu tăng làm giảm phân ly.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0646] Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: pH máu giảm làm tăng phân ly.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0647] Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nồng độ 2.3.DPG không ảnh hưởng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0648] Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm hít vào tự phát xung động đều đặn, nhịp nhàng.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0649] Hoạt động của trung tâm hô hấp: Xung động gây động tác hít vào tăng dần.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0650] Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm điều chỉnh luôn kích thích trung tâm hít vào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0651] Hoạt động của trung tâm hô hấp: Vùng nhận cảm hoá học luôn ức chế trung tâm hít vào.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0652] Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng vận chuyển chính của oxy là dạng hoà tan.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 7

[F01.0653] Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbO2là dạng vận chuyển chủ yếu của oxy.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0654] Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Muối kiềm là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0655] Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbCO2 là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0656] Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng hoà tan là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0657] Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Hệ sô khuếch tán của CO2 lớn hơn của oxy 20 lần.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0658] Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Khả năng khuếch tán của oxy trong phế nang phụ thuộc vào phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0659] Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Sự chênh lệch phân áp khí giữa hai bên của màng hô hấp là yếu tố quyết định cho sự khuếch tán của các chất khí.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0660] Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp oxy ở phế nang là 100mmHg còn ở mao động mạch phổi là 40 mmHg.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0661] Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp CO2 của phế nang là 46mmHg còn phân áp CO2 của mao động mạch phổi là 40mmHg.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0662] Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô là yếu tố quyết định cho sự trao đổi khí.
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hô Hấp Phần 8

[F01.0663] Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Hàm lượng muối kiềm trong máu có tác dụng làm tăng phân ly oxyhemoglobin cung cấp oxy cho mô.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0664] Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Lao động nặng, vận cơ nhiều, sản sinh nhiều CO2 làm cho PCO2 tăng cũng làm tăng phân ly oxyhemoglobin để cung cấp nhiều oxy cho mô.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0665] Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Diện tích phế nang tăng và lưu lượng máu lên phổi tăng làm tăng quá trình trao đổi oxy từ phế nang vào máu.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0666] Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: ở mô pH máu giảm làm tăng quá trình tạo oxyhemoglobin.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0667] Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Phân áp CO2 máu tăng có tác động lên trung tâm hô hấp mạnh hơn là sự giảm phân áp oxy.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0668] Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: CO2 điều hoà hô hấp thông qua nồng độ ion H+ tác động lên trung tâm hô hấp.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0669] Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Dây X đóng vai trò chủ yếu trong điều hoà hoạt động hô hấp.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0670] Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm hô hấp không bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ vùng hypothalamus.
A. Đúng
B. Sai
[F01.0671] Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm nuốt khi hưng phấn gây ức chế trung tâm hô hấp.
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one