Trắc Nghiệm Viêm Tụy 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Viêm Tuỵ 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

câu hỏi trắc nghiệm viêm tụy 1 của ôn tập nội khoa 1 y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài


Phần 21: Viêm Ruột Mạn Phần 23: Xơ Gan

Xem thêm: Tổng hợp 62 phần Ôn Tập Nội Khoa 1

Đề Bài Câu Hỏi Trắc Nghiệm Viêm Tuỵ 1 – Ôn Tập Nội Khoa 1

1. Nguyên nhân viêm tụy cấp thường gặp ở Việt nam là:
A. Do thuốc.
B. Do loét dạ dày tá tràng.
C. Do sỏi cholesterol đường mật.
D. Do giun chui đường mật.
E. Do nội soi đường mật tụy ngược dòng.

2. Tính chất khởi phát của viêm tụy cấp là:
A. Mơ hồ.
B. Từ từ
C. Đột ngột.
D. Đột ngột, dữ dội .
E. Đau lâm râm vùng thượng vị.

3. Trong viêm tụy câp thường có các dấu chứng sau:
A. Vàng mắt.
B. Đi lỏng.
C. Tăng nhu động ruột.
D. Chướng bụng.
E. Nôn và chướng bụng.

4. Điểm đau đuôi tụy là:
A. Cạnh rốn trái.
B. Giao điểm bờ ngoài cơ thẳng lớn và đường ngang qua rốn.
C. Điểm sườn lưng bên trái.
D. Giao điềm bờ ngoài cơ thẳng to trái và đường ngang qua rốn.
E. Giao điểm bờ ngoài cơ thẳng to trái và đường ngang qua rốn lên trên 3 khoát ngón tay.

5. Khi khám điểm đuôi tụy cần:
A. Cho bệnh nhân nằm ngữa.
B. Cho bệnh nhân nằm sấp.
C. Cho bệnh nhân đứng.
D. Cho bệnh nhân nằm nghiêng trái.
E. Cho bệnh nhân nằm nghiêng phải.

6. Điểm đau phụ thường gặp trong VTC là:
A. Điểm trước bên thận phải.
B. Mạc nối đại tràng ngang.
C. Mạc treo ruột non.
D. Trước bên thận trái.
E. Rảnh đại tràng xuống.

7. Các điểm đau phụ xuất hiện khi:
A. Viêm tụy thể phù.
B. Aïp xe tụy .
C. Viêm tụy xuất tiết.
D. Viêm tụy hoại tử.
E. Nang giả tụy.

8. Trị số amylase máu bình thường:
A. < 50 đvị Somogy.
B. 50 – 100 đvị Somogy..
C. 130 – 150 đvị Somogy..
D. 300 đvị Somogy..
E. > 500 đvị Somogy.

9. Trong VTC, thường amylase máu tăng cao vào thời điểm:
A. Sau 2 giờ.
B. 2 – 6 giờ.
C. 12 – 24 giờ.
D. Sau 4 ngày.
E. Sau 1 tuần.

10. Amylase máu thường bắt đầu tăng:
A. 1 giờ sau cơn đau.
B. 3 – 5 giờ sau cơn đau.
C. 6 – 12 giờ sau cơn đau.
D. > 12 giờ sau cơn đau.
E. > 24 sau cơn đau.

11. Amylase máu thường trở về bình thường :
A. Sau 24 giờ.
B. Sau 30 giờ.
C. Sau 72 giờ.
D. Sau 96 giờ
E. Không câu nào đúng.

12. Amylase niệu thường:
A. Cao sớm hơn Amylase máu.
B. Cao cùng lúc Amylase máu.
C. Cao muộn hơn Amylase máu.
D. Cao vào ngày thứ 3-5.
E. Cao sau 7 ngày.

13. Tỉ lệ giữa Amylase niệu/ Amylase máu là:
A. < 1
B. < 0.5
C.  >1
D. = 1,7
E. >2

14. Amylase niệu thường có ích:
A. Trong chẩn đóan VTC.
B. Trong VT mạn.
C. Trong suy thận mạn.
D. Trong VTC đến muộn.
E. Trong VTC đến sớm.

15. Hệ số thanh thải Amylase/créatinin:
A. ACR = Amáu/Aniệu x Crmáu/Crniệu.
B. ACR = Amáu/Aniệu x Crniệu/Crmáu.
C. ACR = Aniệu/Amáu x Crmáu/Crniệu.
D. ACR = Aniệu/Amáu x Crmáu/Crniệu x 100.
E. Không có câu nào đúng.

16. Các chỉ số sau đây liên quan đến Bảng tiên lượng của Ranson:
A. M, N, HA.
B. Điện giải đồ.
C. Créatinin máu.
D. Amylase máu.
E. Đường máu.

17. Trong VTC dấu Cullen là dấu:
A. Xuất huyết da.
B. Xuất huyết niêm mạc.
C. Mảng bầm tím chung quanh rốn.
D. Mảng bầm tím ở hông phải.
E. Mảng bầm tím ở hông trái.

18. Trị số ACR bình thường:
A. < 1.
B. 1-3.
C. 3-5.
D. > 5.
E. > 10.

19. Chẩn đóan VTC dựa vào:
A. Men transaminase.
B. Bilirubine.
C. Phim bụng không sữa soạn.
D. Amylase máu.
E. Amylase máu cao > 4 lần bình thường.

20. Điều trị VTC do giun chủ yếu là:
A. Xử dụng kháng sinh.
B. Thuốc giảm đau.
C. Thuốc kháng tiết
D. Diệt giun + kháng sinh. e. Liệt giun

21. Bệnh nhân viêm tụy cấp xét nghiệm nào sau đây có giá trị tiên lượng:
A. Amylase máu.
B. Amylase niệu.
C. Bilirubin máu.
D. Men transaminase.
E. Calci máu.

22. Trong viêm tụy cấp dữ kiện lâm sàng nào sau đây có ý nghĩa tiên lượng.
A.Cơn đau nặng ngày càng gia tăng và kéo dài > 72 giờ.
B. Có tình trạng chóang.
C. Nôn mữa liên tục.
D. Sốt cao > 40o
E. Xuất huyết tiêu hóa.

23. Amylase máu thường trở về bình thường :
A. Sau 24 giờ.
B. Sau 30 giờ.
C. Sau 72 giờ.
D. Sau 96 giờ
E. Không câu nào đúng.

24. Nguyên nhân viêm tụy cấp thường gặp ở Việt nam là:
A. Do thuốc.
B. Do loét dạ dày tá tràng.
C. cholesterol đường mật. Do sỏi
D. Do giun chui đường mật.
E. Do nội soi đường mật tụy ngược dòng.

25. Tính chất khởi phát của viêm tụy cấp là:
A. Mơ hồ.
B. Từ từ
C. Đột ngột.
D. Đột ngột, dữ dội .
E. Đau lâm râm vùng thượng vị.

26. Trong viêm tụy câp thường có các dấu chứng sau:
A. Vàng mắt.
B. Đi lỏng.
C. Tăng nhu động ruột.
D. Chướng bụng.
E. Nôn và chướng bụng.

27. Đau trong viêm tụy cấp nặng là:
A. Đau từng cơn.
B. Đau liên tục dữ dội ngày càng gia tăng và kéo dài > 12 giờ.
C. Điểm đau sườn lưng bên trái dữ dội.
D. Đau liên tục dữ dội kéo dài > 72 giờ.
E. Đau liên tục kéo dài > 96 giờ.

28. Trong viêm tuỵ hoại tử khi khám tụy cần lưu ý:
A. Cho bệnh nhân nằm ngữa.
B. Cho bệnh nhân nằm sấp.
C. Phát hiện dấu bụng ngoại khoa.
D. Tìm dấu Cullen và Turner.
E. Câu C và D đúng.

29. Điểm đau phụ thường gặp trong VTC nặng là:
A. Điểm trước bên thận phải.
B. Mạc nối đại tràng ngang.
C. Mạc treo ruột non.
D. Trước bên thận trái.
E. Rảnh đại tràng xuống.

30. Các điểm đau phụ xuất hiện khi:
A. Viêm tụy thể phù.
B. Áp xe tụy .
C. Viêm tụy xuất tiết.
D. Viêm tụy hoại tử.
E. Nang giả tụy.

31. Trị số amylase máu bình thường:
A. < 50 đvị Somogy.
B. 50 – 100 đvị Somogy..
C. 130 – 150 đvị Somogy..
D. 300 đvị Somogy..
E. > 500 đvị Somogy.

32. Trong VTC, thường amylase máu tăng cao vào thời điểm:
B. Sau 2 giờ.
C. 2 – 6 giờ.
D. 12 – 24 giờ.
E. Sau 4 ngày.
F. Sau 1 tuần.

33. Amylase máu thường bắt đầu tăng:
A. 1 giờ sau cơn đau.
B. 3 – 6 giờ sau cơn đau.
C. 6 – 12 giờ sau cơn đau.
D. > 12 giờ sau cơn đau.
E. > 24 sau cơn đau.

Ca lâm sàng.
Một bệnh nhân45 tuổi, nghiện rượu nặng. Cách đây 2 tháng đau bụng, amylase máu tăng > 2000Somogy/l. điều trị nội đáp ứng tốt, lần này nhập viện trong tình trạng đau thượng vị kèm khám thấy khối u.

1. Các chẩn đoán nào gợi ý nhất cho bệnh nhân này:
A. Ung thư đầu tụy.
B. Ung thư dạ dày.
C. Nang giả tụy.
D. Ung thư đại tràng ngang.
E. Viêm túi mật cấp.

2. Trước một bệnh nhân viêm tụy cấp các xét nghiệm nào sau đây là cần thiết nhất:
A. Chụp nhuộm đường mật qua đường uống.
B. Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi.
C. Chụp nhuộm đường mật qua da.
D. Chụp baryte dạ dày tá tràng.
E. Siêu âm mật tụy.

3. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào có ý nghã tiên lượng viêm tụy cấp hoại tử:
A. Sự tăng cao của amylase máu.
B. Tăng đường máu.
C. Amylase niệu tăng cao.
D. Có phối hợp sỏi đường mật.
E. Calci máu giảm thấp < 70mg%.

4. Các nguyên nhân nào sau đây thường gây viêm tụy cấp nhất:
A. Viêm gan siêu vi.
B. Sỏi mật.
C. Loét dạ dày tá tràng.
D. Túi thừa tá tràng.
E. Rói loạn chuyển hóa lipides.

1. Yếu tố điều trị nội khoa chính để giảm đau tái phát trong viêm tuỵ mạn:
A. Thốc giảm đau.
B. Men tuỵ.
C. Chế độ ăn giảm glucide.
D. Chế đọ ăn giảm mỡ.
E. Bỏ rượu.

2. Chẩn đoán phân biệt gần nhất với viêm tuỵ mạn là:
A. Loét dạ dày tá tràng.
B. Sỏi mật.
C. Ung thư tuỵ.
D. Viêm ruuọt thừa.
E. Ung thư thực quản.

3. Nguyên nhân viêm tuỵ mạn thường gặp nhất là:
A. Tăng calci máu.
B. Uống rượu mạn.
C. bệnh nhầy nhớt.
D. Viêm tuỵ gia đình.
E. Viêm tuỵ mạn nguyên phát.

4. Một bệnh nhân viêm tuỵ mạncalci hoá bị đi chảy mạn, được điều trị bằng men tuỵ. Xét nghiệm nào sau đây được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị:
A. Thông dạ dày.
B. Thông dịch tuỵ.
C. Định lượng mỡ trong phân.
D. Làm test PABA.
E. Tất cả đều đúng.

5. Xét nghiệm nào sau đây nhạy và đặc hiệu cho chẩn đoán nang tuy.:
A. Chụp nhuộm khung tá tràng.
B. Siêu âm bụng.
C. CT scan.
D. Chụp mật tuỵ ngược dòng.
E. Chụp bụng không sửa soạn.

6. Xét nghiệm nào ưu tiên nhất trong chẩn đoán viêm tuỵ mạn:
A. Chụp đường mật ngược dòng.
B. Chụp bụng không sủa soạn.
C. Xét nghiệm amylase máu.
D. Siêu âm bụng.
E. Không xét nghiệm nào.

7. Biến chứng thường gặp của viêm tuỵ mạn:
A. Táo bón.
B. Rò.
C. Bụng báng.
D. Calci hoá.
E. Ung thư .

8. Biểu hiện nào sau đây trong viêm tuỵ mạn cần cao thiệp ngoại khoa.
A. Đau bụng.
B. Đi chảy.
C. Tổng trạng suy sụp.
D. Nang giả tuỵ to nhanh.
E. Phim bụng không sửa soạn có đốm calci hoá.

9. Xét nghiệm nào sau đây biểu hiện suy tuỵ nội tiết:
A. Tăng amylase máu.
B. Tăng lipase máu.
C. Tăng đường máu.
D. Hạ đường máu.
E. Tăng calci máu.

10. Nguyên nhân nào sau đây thường gây viêm tuỵ mạn.
A. Suy dinh dưởng.
B. Nghiện rượu mạn.
C. Giun chui đường mật.
D. Sỏi mật.
E. Tăng lipide máu.

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one