Các Cơ Của Đầu – Giải Phẫu Y Hà Nội

Bài 2 Phần 2:

CÁC CƠ CỦA ĐẦU

MỤC TIÊU

Mô tả được các nhóm cơ ở đầu: tên gọi, cách bám, thần kinh chi phối và động tác của mỗi cơ.

2. CÁC CƠ CỦA ĐẦU (MUSCLES OF HEAD)

Các cơ của đầu bao gồm các cơ mặt, các cơ nhai, các cơ ngoài nhãn cầu, các cơ tiểu cốt tai, các cơ lưỡi, các cơ khẩu cái mềm và eo họng.

Bài này chỉ trình bày các cơ mặt và các cơ nhai, các nhóm cơ khác được trình bày ở các phần có liên quan: các cơ ngoài nhãn cầu ở bài mắt và thần kinh thị giác, các cơ tiểu cốt tai ở bài tai và thần kinh tiền đình – ốc tai, các cơ lưỡi và các cơ khẩu cái và eo họng ở các bài về miệng và hầu.

2.1. Các cơ mặt (facial muscles)

Các cơ bám da đầu, bám da mặt và bám da cổ - các cơ của đầu

Hình 2.1. Các cơ bám da đầu, da mặt và cổ

Các cơ mặt đem lại cho loài người khả năng biểu hiện nhiều loại cảm xúc khác nhau trên nét mặt. Các cơ này nằm giữa các lớp của mạc nóng. Chúng thường có một đầu bám vào mạc hoặc các xương của so, một đầu bám vào da. Chính vì chúng bám vào da nên khi co làm dịch chuyển da chứ không phải một khớp như các cơ khác.

Trong số các cơ mặt, có những cơ bao quanh các lỗ vào của các hốc tự nhiên của đầu như mắt, mũi và miệng. Các cơ này có chức năng như các cơ thắt (sphincter) và các cơ giãn (dilator). Ví dụ, cơ vòng mắt làm nhắm mắt.

Về chi phối thần kinh, tất cả các cơ mặt do thần kinh mặt vận động.

Theo định khu và chức năng, các cơ mặt được xếp thành 5 nhóm: cơ trên sọ, các cơ quanh tai, các cơ quanh ở mắt và mí, các cơ mũi và các cơ quanh miệng. Phần chính của các cơ trên sọcơ chấm – trán. Cơ này có hai bụng chẩm và trán nằm trên các xương cùng tên và được nối với nhau bởi cân trên sọ. Ở mỗi bên mặt, phần lớn các cơ của nhóm cơ quanh miệng tập trung lại và đan với nhau tại một điểm ở ngang bên ngoài góc miệng tạo nên một trụ xơ – cơ chắc đặc (gọi là modiolus). Trụ này giống như trục của một bánh xe mà các cơ tới bám chung là nan hoa.

Bảng 2.1. Các cơ mặt

Nhóm cơ

Nguyên ủy Bám tận Động tác
Các cơ quanh tai Cơ tai trước Mạc trên sọ Phía trước gờ luân Các cơ quanh tai là những cơ kém phát triển, hầu như không có động tác
Cơ tai trên Mạc trên sọ Phần trên mặt sau loa tai
Cơ tai sau Mỏm chũm Lồi xoăn tai
Cơ trên sọ Cơ chẩm trán có 2 bụng: Bụng trán và bụng chẩm Cân trên sọ

Đường gáy trên xương chẩm và mỏm chũm xương thái dương

Da phía trên bờ ổ mắt

Cân trên sọ

Kéo da đầu ra trước, nâng lông mày, nhăn da trán (bụng trán).

Kéo da đầu ra sau (bụng chẩm)

Cơ thái dương đỉnh Hòa lẫn với các cơ tai ở mặt bên sọ Cân trên sọ Kém phát triển
Các cơ quanh ổ mắt Cơ vòng mắt gồm 2 phần: ổ mắt và phần mí Xương thành trong ổ mắt (phần ổ mắt) và dây chằng mí trong (phần mí) Các sợi chạy vòng quanh ổ mắt (phần ổ mắt) hoặc đi ra ngoài trong hai mí mắt và đan với nhau ở góc mắt ngoài Nhắm mắt
Cơ cau mày Đầu trong cung mày của xương trán Da ở giữa vùng lông mày Kéo lông mày xuống dưới và làm nhăn da trán theo chiều dọc (cau mày)
Cơ hạ mày Là một số sợi trên của phần ổ mắt cơ vòng mắt Các sợi chạy lên bám vào da vùng lông mày Kéo lông mày xuống dưới
Các cơ mũi Cơ cao Mạc phủ phần dưới xương mũi Da trán, giữa hai lông mày, ở sát hoặc hoàn lẫn với bờ trong bụng trán cơ chẩm – trán Kéo góc trong lông mày xuống, gây ra các nếp nhăn ngang trên sống mũi
Cơ mũi gồm phần ngang và phần cánh Ngay phía ngoài khuyết mũi xương hàm trên, các sợi phần cánh bám ở phía dưới, trong các sợi phần ngang Các sợi phần ngang chạy vào trong và lên trên liên tiếp với phần ngang bên đối diện qua một cân vắt ngang trên sụn mũi. Các sợi phần cánh bám vào sụn cánh mũi Phần ngang làm hẹp lỗ mũi, phần cánh kéo cánh mũi xuống dưới và ra ngoài, làm nở rộng lỗ mũi
Cơ hạ vách mũi Ngay trên răng cửa giữa xương hàm trên Phần di động của vách mũi Kéo vách mũi xuống dưới, cùng phần cánh cơ mũi làm nở mũi

Các cơ quanh miệng

Cơ vòng miệng Trụ xơ – cơ ở ngay ngoài góc góc miệng, nơi cơ vòng miệng đan với các cơ khác Các sợi cơ chạy vào trong, sợi phần bờ đi trong môi đỏ, sợi phần môi đi ở ngoại vi, đan xen với sợi bên đối diện bám vào da Khép và đưa môi ra trước, ép môi vào răng, thay đổi hình dạng của môi trong lúc nói
Cơ nâng môi trên cánh mũi Phần trên mỏm trán xương hàm trên Đi xuống chia hai bó:

– Bó trong vào sụn cánh mũi lớn

– Bó ngoài vào môi trên

Bó ngoài nâng môi trên, bó trong làm nở mũi
Cơ nâng môi trên Bờ dưới ổ mắt (vào xương hàm trên và xương gò má) ở ngay trên lỗ dưới ổ mắt Môi trên, giữa bó ngoài cơ nâng môi trên cánh mũi và cơ gò má nhỏ, hòa lẫn với cơ vòng miệng Nâng môi trên, làm thay đổi rãnh mũi – môi (rãnh sâu khi buồn)
Cơ gò má nhỏ Mặt ngoài xương gò má, ngay sau đường khớp gò má, hàm trên Môi trên, hòa lẫn vào cơ vòng miệng Nâng môi trên, làm lộ các răng hàm trên
Cơ gò má lớn Xương gò má, trước đường khớp gò má – thái dương Trụ xơ – cơ ngoài góc miệng, hòa lẫn với cơ nâng góc miệng và vòng miệng Kéo góc miệng lên trên và ra ngoài khi cười
Cơ nâng góc miệng Hố nanh xương hàm trên, ngay dưới lỗi dưới ổ mắt Trụ xơ – cơ ngoài góc miệng, hòa lẫn với các cơ khác Nâng góc miệng làm lộ răng khi mỉm cười
Cơ hạ môi dưới Đường chéo xương hàm dưới, giữa lỗ cằm và đường giữa thân xương Hòa lẫn với cơ cười và cơ vòng miệng tại trụ xơ – cơ ngoài góc miệng Kéo góc miệng xuống dưới và ra ngoài khi mở miệng và khi biểu lộ sự buồn chán
Cơ hạ góc miệng Đường chéo xương hàm dưới Modiolus Hạ góc miệng
Cơ cười Mạc tuyến mang tai (có thể ở cả cung gò má và mạc cơ cắn) Trụ xơ – cơ ngoài góc miệng Kéo góc miệng sang bên như khi ở trạng thái căng thẳng. Thực ra cơ này không tham gia vào cử động cười nhiều hơn các cơ khác
Cơ thổi kèn Mặt ngoài mỏm huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm dưới (ngang mức các răng hàm lớn) và đường đan chân bướm – hàm dưới (ở giữa hai xương) Các sợi cơ tập trung tại trụ xơ – cơ ngoài góc miệng, tại đây các sợi từ phần dưới đường đan chạy chéo vào phần trên cơ vòng miệng, sợi từ phần trên đường đan chạy chéo vào phần dưới cơ vòng miệng, sợi từ các xương hàm đi thẳng vào các môi tương ứng Ép má vào răng như khi thổi, mút và huýt sáo; kéo góc miệng sang bên; giúp nhai thức ăn bằng cách giữ cho thức ăn ở giữa hai hàm răng
Cơ cằm Hố răng cửa xương hàm dưới Chạy xuống bá, vào da cằm Nâng và đưa môi dưới ra trước, nâng và làm nhăn da cằm

2.2. Các cơ nhai (masticatory muscles)

Các cơ nhai là những cơ vận động xương hàm dưới trong khi nhai và nói. Nhóm này có 4 cơ: cơ cắn, cơ thái dươnghai cơ chân bướm ngoài và trong. Cả 4 cơ đều do thần kinh hàm dưới, nhánh của thần kinh sinh ba, vận động.

2.2.1. Cơ cắn (masseter)

Nguyên ủy, bám tận: Là một cơ hình 4 cạnh phủ ở mặt ngoài ngành xương hàm dưới. Cơ gồm hai phần nông và sâu từ cung gò má chạy xuống dưới và ra sau để bám tận vào góc và ngành xương hàm dưới.

Động tác: Kéo xương hàm dưới lên trên để các răng khớp vào nhau trong khi nhai, kéo xương hàm dưới ra sau (phần sâu).

2.2.2. Cơ thái dương (temporalis)

Nguyên uỷ: Phần hố thái dương do xương trán và xương thái dương tạo nên.

Bám tận: Các sợi cơ chạy xuống và hội tụ thành một gân. Gần này đi qua khe giữa cung gò má và mặt bên của sọ rồi bám tận vào mỏm vẹt và bờ trước của ngành xương hàm dưới.

Động tác: Nâng xương hàm dưới khi cả cơ co; riêng các sợi sau co kéo xương hàm ra sau sau khi hàm dưới được kéo ra trước.

Cơ nhai: cơ cắn và cơ thái dương - các cơ của đầu

Hình 2.2. Cơ cắn và cơ thái dương

2.2.3. Cơ chân bướm ngoài (lateral pterygoid)

Nguyên ủy: Cơ bám vào xương bướm bằng hai đầu. Đầu trên bám vào cánh lớn, đầu dưới bám vào mặt ngoài mảnh ngoài mỏm chân bướm.

Bám tận: Các sợi cơ chạy ra sau và ra ngoài bám vào hõm cơ chân bướm ở mặt trước cổ lối cầu xương hàm dưới, vào bao và đĩa khớp thái dương – hàm dưới.

Động tác: Cơ chân bướm ngoài kéo mỏm lồi cầu và đĩa khớp xương hàm dưới ra trước, nhờ đó xương hàm dưới được kéo ra trước và hạ thấp trong khi đó chỏm của nó xoay trên đĩa khớp. Kết quả là miệng được há ra.

 

Cơ chân bươm trong và cơ chân bướm ngoài - các cơ của đầu

Hình 2.3. Cơ chân bướm trong và ngoài

2.2.4. Cơ chân bướm trong (medial pterygoid)

Nguyên uỷ: Mặt trong mảnh ngoài mỏm chân bướm, củ (ụ) xương hàm trên và mỏm tháp xương khẩu cái.

Bám tận: Các sợi cơ chạy xuống dưới, ra sau và ra ngoài rồi bám tận vào phần sau – dưới của ngành và góc xương hàm dưới.

Động tác: Nâng xương hàm dưới; đưa xương hàm dưới ra trước khi cùng co với cơ chân bướm ngoài. Khi các cơ chân bướm ở một bên co, xương hàm dưới cùng bên xoay ra trước và sang phía đối diện quanh trục thẳng đứng là chỏm xương hàm dưới bên đối diện.

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Tham gia nhóm zalo: Tài Liệu Y Học Tổng Hợp

Ôn thi nội trú, sau đại học Giải Phẫu TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one