Các Xương Và Khớp Của Chi Trên – Giải Phẫu Y Hà Nội

Bài 41

CÁC XƯƠNG VÀ KHỚP CỦA CHI TRÊN

1. XƯƠNG CHI TRÊN

Mỗi chi trên có 32 xương: 1 xương vai, 1 xương đòn, 1 xương cánh tay, 2 xương cẳng tay (xương quay và xương trụ) và 27 xương bàn tay (gồm 8 xương cô tay, 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay). Trong các xương kể trên, xương đòn và xương vai tạo nên đai chi trên hay đai ngực gắn các xương của chi trên với bộ xương trục, các xương còn lại tạo nên phần tự do của chi trên.

Xương vai và xương cánh tay - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.1. Xương vai và xương cánh tay

1.1. Xương vai

Xương vai là một xương dẹt, hình tam giác với: hai mặt (mặt sườn và mặt sau), ba bờ (trên, ngoài và trong), ba góc (ngoài, trên và dưới) và ba mỏm (mỏm cùng, gai vai và mỏm qua).

Các mặt: Mặt sau có một gờ xương gọi là gai vai từ bờ trong chạy chếch lên trên và ra ngoài rồi tận cùng bằng một mỏm rộng, dẹt gọi là mỏm cùng vai. Gai vai chia mặt sau thành hai hỗ: hố trên gai nhỏ hơn ở trên và hố dưới gai lớn hơn ở dưới. Mỏm cùng vai nằm trên khớp vai và có một mặt khớp nhỏ tiếp khớp với đầu xa của xương đòn. Mặt trước (mặt sườn) lõm sâu và được gọi là hố dưới vai.

Các bờ: Phần ngoài bờ trên nhô ra một mỏm quạ và ở ngay trong gốc của mỏm qua có khuyết trên vai. Bờ trong mỏng và sắc, bờ ngoài dày.

Các góc: Ở góc ngoàiổ chảo; ổ này là mặt tiếp khớp với chỏm xương cánh tay. Ở trên ổ chảo có củ trên ổ chảo (cho đầu dài cơ nhị đầu bám) và ở dưới ổ chảo có củ dưới ổ chảo (cho đầu dài cơ tam đầu bám).

1.2. Xương đòn

Xương đòn - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.2. Xương đòn

Xương đòn cong hình chữ S với chiều cong lồi ra trước nằm ở trong và chiều cong lõm ra trước nằm ở ngoài. Nó có một thân và hai đầu: đầu ức và đầu cùng vai.

Đầu ức to và gần có hình vuông, có mặt khớp với cán xương ức tạo nên khớp ức – đòn. Thân xương đòn rãnh cơ dưới đòn ở mặt dưới. Mặt dưới của phần ba ngoài xương đòn có lồi củ dây chằng quạ đòn; lồi củ này bao gồm củ nónđường thang. Đầu cùng vai có mặt khớp tiếp khớp với mỏm cùng xương vai, tạo nên khớp cùng vai – đòn. Xương đòn là xương duy nhất nối chi trên với bộ xương trục. Đại ngực không tiếp khớp với cột sống mà được giữ tại chỗ bởi các cơ.

1.3. Xương cánh tay

Xương cánh tay là xương dài và lớn nhất chỉ trên có thân nằm giữa hai đầu.

Đầu gần: Đầu gần xương cánh tay bao gồm chỏm, cổ giải phẫu, các củ lớn và bé, và cổ phẫu thuật.

Chỏm xương cánh tay có hình nửa khối cầu hướng lên trên và vào trong để tiếp khớp với ổ chảo xương vai.

Cổ giải phẫu là đường viền quanh chỏm, nằm giữa chỏm và hai củ ở phía ngoài: củ bécủ lớn.

Củ lớncủ bé là những khối xương nhô lên ở đầu gần và là những chỗ bám cho bốn cơ đại xoay của khớp vai. Củ lớn nằm ở ngoài, được ngăn cách với củ bé ở phía trước bởi một rãnh sâu: rãnh gian củ. Rãnh này chạy xuống phần gần của thân xương và chứa gần của đầu dài cơ nhị đầu. Các mép ngoài và trong của rãnh được gọi lần lượt là mào củ lớnmào củ bé.

– Đầu gần liên tiếp với thân xương tại cổ phẫu thuật.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác nên có ba mặt và ba bờ: các mặt trước – trong, trước ngoàisau; các bờ trong, ngoàitrước. Ở khoảng giữa mặt trước – ngoài có lồi củ delta. Trên mặt sau có rãnh thần kinh quay.

Đầu xa: Đầu xa trở nên dẹt theo hướng trước sau, mang lồi cầu xương cánh tay, mỏm trên lồi cầu trong, mỏm trên lồi cầu ngoài và các hố. Các bờ trong và ngoài lần lượt trở thành mào trên mỏm trên lồi cầu trongmào trên mỏm trên lồi cầu ngoài.

Lồi cầu xương cánh tay mang hai mặt khớp: chỏm nhỏ xương cánh tay ở ngoài tiếp khớp với xương quay, ròng rọc xương cánh tay ở trong tiếp khớp với xương trụ.

Mỏm trên lồi cầu trong từ đầu xa xương cánh tay nhô vào trong và là một mốc xương lớn có thể sờ thấy được ở mặt trong của khuỷu; đây là chỗ bám cho nhiều cơ của ngăn trước cẳng tay.

Mỏm trên lồi cầu ngoài nằm ở ngoài chỏm con; đây là chỗ bám cho nhiều cơ ở ngăn sau của cẳng tay.

– Có ba hố nằm trên chỏm con và ròng rọc: hố quay nằm ở mặt trước, ngay trên chỏm con; hố vẹt nằm ở mặt trước và trên ròng rọc; hố khuỷu nằm ở mặt sau, ngay trên ròng rọc. Những hố này tiếp nhận các mỏm của các xương cẳng tay trong lúc vận động khớp khuỷu.

1.4. Xương quay

Đây là hai xương của cẳng tay, đều là xương dài có một thân nằm giữa hai đầu. Khi bàn tay ở tư thế giải phẫu, chúng nằm song song với nhau và xương quay nằm ngoài xương trụ. Hai xương này tiếp khớp với xương cánh tay tại khớp khuỷu, với các xương cổ tay tại khớp cổ tay và với nhau tại các khớp quay trụ gần và xa.

Đầu trên nhỏ hơn đầu dưới và được gọi là chỏm xương quay; chỏm bao gồm một vành khớp ở xung quanh tiếp khớp với khuyết quay xương trụ và hõm khớp ở mặt trên tiếp khớp với chỏm con xương cánh tay.

Đầu gần xương quay nhỏ hơn đầu xa và được gọi là chỏm xương quay; chỏm bao gồm một vành khớp ở xung quanh tiếp khớp với khuyết quay xương trụ và một hõm khớp ở mặt trên tiếp khớp với chỏm con xương cánh tay. Chỏm nối với thân qua một cổ thắt hẹp.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác nên có ba mặt là mặt trước, mặt saumặt ngoài; ba bờ là bờ trước, bờ saubờ gian cốt. Ở phía trong và ngay bên dưới cổ có một ụ lồi gọi là lồi củ quay.

Đầu xa là một khối to dẹt trước sau. Trong khi mặt trước của đầu này nhẵn thì mặt sau có củ lưng và rãnh cho các gân cơ duỗi. Mặt ngoài của đầu xa xuống thấp và trở thành mỏm trâm quay; mặt trong có một mặt khớp hướng vào trong, gọi là khuyết trụ, tiếp khớp với vành khớp của chỏm xương trụ. Mặt khớp ở mặt xa của đầu xa (mặt khớp cổ tay) tiếp khớp với các xương cổ tay (xương thuyền và xương nguyệt).

Hai xương cẳng tay: xương quay và xương trụ - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.3. Hai xương cẳng tay: xương quay và xương trụ

1.5. Xương trụ

Đầu gần lớn hơn đầu gần xương quay nhiều và bao gồm mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc, khuyết quay và lồi củ xương trụ.

Mỏm khuỷu là một mỏm xương lớn chạy lên trên. Mặt trước của nó là mặt khớp và góp phần tạo nên khuyết ròng rọc. Mặt trên của nó là nơi bám của cơ tam đầu. Có thể sờ thấy mặt sau mỏm khuỷu.

Mỏm vẹt nhô ra trước. Mặt trên – ngoài của nó cùng mỏm khuỷu tạo nên khuyết ròng rọc. Mặt ngoài của nó có khuyết quay để tiếp khớp với chỏm xương quay. Ngay dưới khuyết quay là một hố và bờ sau của hố này bành ra thành mào cơ ngửa. Mặt trước của mỏm vẹt có một số gờ cho cơ bám, gờ lớn nhất là lồi củ trụ cho cơ cánh tay bám.

Thân xương gần có hình lăng trụ tam giác với ba mặt (mặt trước, mặt saumặt trong) và ba bờ (bờ trước, bờ saubờ gian cốt).

Đầu xa thì nhỏ, được gọi là chỏm xương trụ. Chỏm xương trụ bao gồm một vành khớp tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay và một mỏm chạy xuống có tên là mỏm trâm trụ.

1.6. Các xương bàn tay

1.6.1. Các xương cổ tay

Có 8 xương cổ tay xếp thành một khối gồm hai hàng:

Hàng trên có bốn xương, kể từ ngoài vào trong là: xương thuyền, xương nguyệt, xương thápxương đậu;

Hàng dưới cũng có 4 xương, kể từ ngoài vào là: xương thang, xương thê, xương cảxương móc.

Tất cả các xương cổ tay đều thuộc loại xương ngắn. Mặt trên của ba xương bên ngoài của hàng trên tiếp khớp với xương quay (xương đậu nằm trước xương tháp), mặt dưới của chúng tiếp khớp với mặt trên của các xương hàng dưới. Mặt dưới của các xương hàng dưới tiếp khớp với các xương đốt bàn tay. Mặt trước khối xương cổ tay hợp nên một rãnh lõm gọi là rãnh cổ tay; hãm gân gấp bắc cầu qua hai bờ rãnh và biến rãnh thành ống cổ tay.

1.6.2. Các xương đốt bàn tay

Có 5 xương đốt bàn tay, được gọi tên theo thứ tự từ ngoài vào trong là các xương bàn tay I, II, III, IV và V. Mỗi xương này là một xương dài có thân và hai đầu. Đầu tiên (đầu gần) là nền có các mặt khớp để tiếp khớp với xương cổ tay và với các xương đốt bàn kế cận; đầu dưới (đầu xa) là chỏm hình bán cầu tiếp khớp với đốt gần của ngón tay tương ứng.

1.6.3. Các xương đốt ngón tay

Mỗi ngón tay có ba đốt là đốt gần, đốt giữađốt xa, riêng ngón cái chỉ có hai đốt là đốt gầnđốt xa. Như vậy có tất cả 14 xương đốt ngón tay ở mỗi bàn tay.

Mỗi xương đốt ngón tay đều có: thân đốt, nền đốt ở đầu gần và chỏm đốt ở đầu xa.

Xương bàn tay và xương cổ tay - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.4. Xương cổ tay và xương bàn tay

2. CÁC KHỚP CỦA CHI TRÊN

2.1. Các khớp của đai ngực

Đại ngực có hai khớp hoạt dịch thuộc loại khớp phẳng là khớp cùng vai – đònkhớp ức – đòn.

Khớp cùng vai đòn - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.5. Khớp cùng vai – đòn

Khớp ức đòn - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.6. Khớp ức – đòn

2.2. Các khớp của chi trên tự do

Các khớp của chi trên tự do bao gồm khớp cánh tay hay khớp vai, khớp khuỷu, khớp quay – trụ xa, khớp quay – cổ tay và các khớp của bàn tay. Tất cả những khớp này đều là các khớp hoạt dịch có những đặc điểm chung đã mô tả ở phần 1.3.2. Phần này mô tả những nét riêng của từng khớp.

2.2.1. Khớp vai

Khớp vai còn được gọi là khớp ổ chảo – cánh tay. Đây là một khớp chỏm có cử động linh hoạt và rộng rãi.

Các mặt khớpổ chảo xương vaichỏm xương cánh tay. Một vành sụn – sợi gọi là sụn viền ổ chảo làm cho ổ chảo sâu và chắc thêm mà không hạn chế sự cử động.

Khớp vai - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.7. Khớp vai

Bao khớp: Về phía xương vai, bao khớp bám quanh ổ chảo và sụn viền; về phía đầu trên xương cánh tay, nó bám vào cổ giải phẫu (ở phía trên) và cổ phẫu thuật (ở phía dưới). Bao khớp rất lỏng ở phía dưới để các cử động của khớp được thực hiện dễ dàng.

Màng hoạt dịch tạo nên một ống bao quanh phần nằm trong bao khớp của đầu dài gân cơ nhị đầu và bao phủ sụn viền ổ chảo.

Các dây chằng:

Dây chằng quạ – cánh tay từ mỏm quạ xương vai chạy xuống chia làm hai chẽ để bám vào củ lớn và củ bé xương cánh tay.

Các dây chằng ổ chảo – cánh tay trên, giữa và dưới là những dây chằng bao khớp đi từ ổ chảo tới xương cánh tay. Các dây trên và giữa từ củ trên ổ chảo xương vai chạy xuống để lần lượt bám vào đỉnh và nền củ bé. Dây chằng dưới từ viền trước ổ chảo chạy tới bám vào cổ phẫu thuật. Điểm yếu nhất của khớp vai nằm ở giữa dây chằng giữa và dây chằng dưới. Chỏm xương cánh tay thường trật ra trước và vào trong qua điểm này.

Đầu dài của gân cơ nhị đầu đi qua ổ khớp trong rãnh gian củ xương cánh tay để tới bám vào vành trên ổ chảo. Nó có tác dụng quan trọng trong việc giữ khớp. Đầu gần này được giữ trong rãnh gian củ nhờ những thớ sợi gọi là dây chằng ngang cánh tay hay bao gân gian củ.

Tính vững chắc của khớp vai có thể bị giảm nếu các dây chằng cùng gần cơ nhị đầu bị giãn ra do trật khớp lặp đi lặp lại.

Các cơ và những cử động:

Gấp cánh tay: Cơ quạ – cánh tay, những sợi trước của cơ delta và cơ ngực lớn.

Duỗi: Cơ tròn lớn, cơ lưng rộng và những sợi sau của cơ delta.

Dạng: Cơ delta.

Khép: Hoạt động kết hợp của các cơ gấp và các cơ duỗi.

Quay tròn: Chuỗi hoạt động kế tiếp nhau của các cơ gấp, duỗi, dạng và khép.

Xoay trong: Cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn và lớn và các sợi trước của cơ delta.

Xoay ngoài: Các sợi sau của cơ delta, cơ tròn nhỏ.

2.2.2. Khớp khuỷu

Khớp khuỷu là một khớp phức hợp kết nối đầu dưới xương cánh tay với đầu trên xương quay và xương trụ, đồng thời liên kết đầu trên của xương quay và xương trụ với nhau. Xét theo trục chuyển động, khớp khuỷu bao gồm khớp cánh tay – quay – trụ là khớp bản lề cho phép gấp, duỗi cẳng tay, và khớp quay – trụ gần là khớp trục cho phép sấp, ngửa cẳng tay. Theo số cặp mặt khớp, khớp khuỷu gồm ba khớp: khớp cánh tay – trụ, khớp cánh tay – quaykhớp quay – trụ gần.

Các mặt khớp: Ba cặp mặt khớp của khớp khuỷu là: chỏm con xương cánh tayhõm khớp của chỏm quay (khớp cánh tay – quay), ròng rọc xương cánh tay và khuyết ròng rọc của xương trụ (khớp cánh tay – trụ), vành khớp của chỏm xương quay và khuyết quay của xương trụ (khớp quay – trụ gần).

Bao khớp: Bao khớp bọc cả ba mặt khớp. Về phía trên, nó bám vào đầu dưới xương cánh tay, ở cao hơn bờ chu vi của chỏm con và ròng rọc. Về phía dưới, bao khớp bám vào cổ xương quay và bám vào quanh khuyết ròng rọc và khuyết quay xương trụ nên toàn bộ chỏm xương quay nằm trong bao khớp.

Các dây chằng:

Khớp cánh tay – trụ – quay được giữ chắc ở hai mặt ngoài và trong bởi hai dây chằng. Dây chằng bên trụ ở trong từ mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay chạy xuống chia làm ba bó trước, giữa và sau để lần lượt bám vào bờ trong mỏm vẹt, mặt trong xương trụ và mỏm khuỷu. Dây chằng bên quay ở ngoài từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay chạy xuống chia làm ba bó trước, giữa và sau để lần lượt bám vào xương trụ ở bờ trước khuyết quay, bờ sau khuyết quay và mỏm khuỷu.

Khớp quay – trụ gần được giữ bởi hai dây chẳng. Dây chằng vòng quay bao quanh chỏm xương quay với hai đầu bám vào bờ trước và bờ sau của khuyết quay xương trụ, giữ cho chỏm xương quay áp vào khuyết quay xương trụ. Dây chằng vuông chẳng từ cổ xương quay tới phần dưới khuyết quay xương trụ. Màng gian cốt cẳng taythừng chéo là những cấu trúc có vai trò giữ khớp quay – trụ gần.

Khớp khuỷu - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.8. Khớp khuỷu

Các cơ và những cử động:

Động tác của khớp cánh tay – trụ – quay là gấp (nhờ cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay) và duỗi (nhờ cơ tam đầu cánh tay). Động tác của khớp quay – trụ gần là sấpngửa cẳng tay quanh trục dọc cẳng tay là do cơ cánh tay quay và cơ ngửa: sắp là do cơ sắp tròn và cơ sấp vuông. Cử động sấp – ngửa bàn tay xảy ra đồng thời ở khớp cánh tay – quay, khớp quay – trụ gần và khớp quay – trụ xa.

2.2.3. Khớp quay – trụ xa

Khớp quay – trụ xa là một khớp trục liên kết các đầu xa của xương quay và xương trụ. Các mặt tiếp khớp của hai xương là vành khớp chỏm xương trụkhuyết trụ của xương quay. Ngoài bao xơ bọc quanh các mặt khớp, đầu xa hai xương cẳng tay còn được nối với nhau bởi đĩa khớp. Đây là một đĩa sụn – sợi hình tam giác mà đỉnh bám vào mặt ngoài mỏm trâm trụ và nền bám vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay. Mặt trên của đĩa khớp tiếp xúc với mặt dưới của chỏm xương trụ còn mặt dưới của nó tiếp khớp với xương tháp. Đĩa khớp đóng vai trò như một dây chẳng của khớp quay – trụ xa. Đặc điểm của màng hoạt dịch là nó tạo nên một ngách kéo dài lên trên tới mặt trước màng gian cốt gọi là ngách hình túi. Động tác của khớp quay – trụ xa là sấp (đưa bàn tay từ tư thế giải phẫu sang tư thể viết, và ngửa (đưa bàn tay từ tư thế viết về tư thế giải phẫu) bàn tay.

2.2.4. Khớp cổ tay hay khớp quay – cổ tay

Khớp quay – cổ tay là một khớp lồi cầu. Mặt khớp phía trên (gần) là mặt dưới đầu xa xương quay và đĩa khớp, ở phía dưới (xa) là đầu gần các xương thuyền, nguyệt và tháp. Mặt khớp của xương quay và đĩa khớp tạo nên một mặt lõm hình elíp hướng xuống dưới thích ứng với mặt lồi hình elíp hướng lên trên do mặt trên ba xương cổ tay tạo nên. Đĩa khớp ngăn cách chỏm xương trụ với ổ khớp đồng thời ngăn cách khớp quay – trụ xa với khớp quay – cổ tay.

Bao khớp quay – cổ tay được tăng cường bởi hai dây chằng bên (dây chằng bên cổ tay trụ và dây chằng bên cổ tay quay), hai dây chằng ở trước (dây chằng quay – cổ tay gan tay và dây chằng trụ – cổ gan tay) và một dây chằng ở sau (dây chằng quay – cổ tay – mu tay).

Các cử động của khớp quay – cổ tay là gấp (cơ gấp cổ tay quay và cơ gấp cổ tay trụ), duỗi (cơ duỗi cổ tay trụ, các cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn), dạng (cơ gấp và các cơ duỗi cổ tay quay) và khép (cơ gấp và cơ duỗi cổ tay trụ). Sự phối hợp các động tác trên cho phép làm được động tác quay tròn bàn tay. Vì đây là khớp lồi cầu nên bàn tay không xoay được khi cẳng tay cố định.

Thiết đồ ngang qua cổ tay - các xương và khớp của chi trên

Hình 41.9. Thiết đồ ngang qua cổ tay

2.2.5. Các khớp của bàn tay

Bàn tay có nhiều khớp, bao gồm: các khớp cổ tay (giữa các xương cổ tay), các khớp cổ tay – đốt bàn tay, các khớp gian đốt bàn tay, các khớp bàn tay – đốt ngón tay và các khớp gian đốt ngón tay (gần và xa).

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Tham gia nhóm zalo: Tài Liệu Y Học Tổng Hợp

Ôn thi nội trú, sau đại học Giải Phẫu TẠI ĐÂY

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one