Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm bệnh chân tay miệng của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 6: Bệnh chân tay miệng

Chúc các bạn may mắn!


Phần 5: Tiêm chủng trẻ em 1 Phần 7: Tiêm chủng mở rộng

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng Phần 1

[D01.0210] Bệnh chân tay miệng thường xảy ra vào khoảng thời gian nào trong năm:
A. Tháng 3-5
B. Tháng 6-9
C. Tháng 9- 12
D. Tháng 3-5 và Tháng 9- 12
[D01.0211] Bệnh chân thay miệng lây truyền theo đường nào là chủ yếu:
A. Đường hô hấp
B. Đường tiếp xúc trực tiếp
C. Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật
D. Đường tiêu hóa
[D01.0212] Phỏng nước ở bệnh chân tay miệng thường ít mọc ở vị trí:
A. Niêm mạc miệng
B. Lòng bàn tay
C. Thân mình
D. Lòng bàn chân
[D01.0213] Chân tay miệng tập trung cao nhất ở nhóm tuổi nào:
A. < 1 tuổi
B. < 5 tuổi
C. < 6 tuổi
D. < 8 tuổi
[D01.0214] Bệnh chân tay miệng chia thành bao nhiêu giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[D01.0215] Phân loại mức độ bệnh chân tay miệng gồm:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
[D01.0216] Chọn câu sai: phân độ bệnh chân tay miệng độ 2b có:
A. Giật mình ghi nhận lúc khám
B. Bệnh sử có > 2cơn giật mình/ 30 phút
C. Bệnh sử có giật mình kèm theo khó ngủ quấy khóc vô cớ
D. Bệnh sử có giật mình kèm theo sốt cao > 39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt
[D01.0217] Các triệu chứng nhóm 2 trong phân loại chân tay miệng 2b không bao gồm:
A. Thất điều, run chi, đi loạng choạng không vững
B. Rung giật nhãn cầu lác mắt
C. Cơn giật mình > 3 cơn/ 30 phút
D. Yếu chi hoặc liệt
[D01.0218] Biến chứng thần kinh hay gặp nhất trên trẻ bị bệnh chân tay miệng:
A. Viêm não, viêm màng não
B. Cơn giật chi
C. Rung giật nhãn cầu
D. Liệt dây thần kinh sọ
[D01.0219] Chọn câu sai: Phân độ 3 trong bệnh chân tay miệng gồm các triệu chứng:
A. Rối loạn chi giác G< 10 điểm
B. Tăng trương lực cơ
C. Huyết áp tăng
D. Mạch nhanh > 150l/ ph khi trẻ nằm yên

Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng Phần 2

[D01.0220] Biểu hiện của bệnh chân tay miệng độ 4:
A. Sốc
B. Phù phổi cấp
C. Suy hô hấp
D. Tất cả ý trên
[D01.0221] Chọn câu sai: nguyên tắc điều trị của chân tay miệng:
A. Đảm bảo dinh dưỡng nâng cao thể trạng
B. Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng
C. Dùng thuốc đặc hiệu cho trẻ từ độ 2b trở lên
D. Điều trị triệu chứng
[D01.0222] Trên lâm sàng hay gặp thể nào của chân tay miêng:
A. Thể cấp tính
B. Thể tối cấp
C. Thể thông thường
D. Thể không điển hình
[D01.0223] Trẻ cần được nhập viện điều trị khi bệnh ở mức độ:
A. Độ 2a trở lên
B. Độ 2b trở lên
C. Độ 3 trở lên
D. Tất cả trẻ bị chân tay miệng cần được điều trị trong viện để không lây thành dịch
[D01.0224] Chọn câu sai: điều trị bệnh nhân chân tay miệng độ 1 cần:
A. Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày
B. Dùng Phenolbarbital liều thấp 2-5 mg/kg/ ngày
C. Hạ sốt bằng paracetamol có thể kết hợp ibuprofen
D. Nghỉ ngơi tránh các kích thích
[D01.0225] Dấu hiệu chuyển biến nặng trên bệnh nhân chân tay miệng độ 1:
A. Sốt 39 độ
B. Giật mình , lừ đừ, đi loạng choạng
C. Da nổi vân tím, chân tay lạnh
D. Tất cả ý trên
[D01.0226] Điều trị bệnh nhân chân tay miệng độ 2a cần chú ý:
A. Điều trị ngoại trú tái khám 1-2 ngày/ lần trong 8- 10 ngày đầu
B. Chỉ cần dùng an thần ( phenolbarbital) khi trẻ có biểu hiện giật mình
C. Thở oxy 2-3 l/phút
D. Cần dùng an thần Phenolbarbital liều 5-7 mg/kg/ ngày khi trẻ có giật mình dù không ghi nhận được lúc khám không ghi nhận được lúc khám
[D01.0227] Cần cách ly trẻ bị chân tay miệng như thế nào:
A. 10-14 ngày đầu kể từ khi biểu hiện bệnh
B. Sau khi khỏi bệnh 5-7 ngày
C. Từ khi khởi bệnh đến khi hết bệnh kéo dài 7 ngày
D. Chỉ cần cách ly trẻ trong giai đoạn toàn phát
[D01.0228] Chọn câu trả lời không đúng: phương pháp phòng bệnh:
A. Rửa tay vệ sinh bằng xà phòng đặc biệt khi tiếp xúc với phân của trẻ, vùng da tổn thương
B. Tiêm phòng vaccin đặc hiệu
C. Rửa sạch đồ chơi vật dụng gia đình, sàn nhà
D. Cách ly trẻ khi có dấu hiệu bị bệnh
[D01.0229] Nhân viên y tế cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh chân tay miệng:
A. Mang khẩu trang, rửa tay, sát trùng trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân
B. Cách ly bệnh nhân theo nhóm bệnh
C. Xử lý chất thải, chăn đệm bệnh nhân theo quy trình xử lý giác thải
D. Tất cả ý trên

Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng Phần 3

[D01.0230] Liều dùng thuốc an thần Phenolbarbital trên bệnh nhân chân tay miệng độ 3:
A. Đường uống 7-10 mg/kg lặp lại 8-12h khi cần
B. Đường tiêm TM 7- 10 mg/kg lặp lại 8-12h khi cần
C. Đường uống 10-20 mg/ kg lặp lại 8-12h khi cần
D. Đường tiêm TM 10-20 mg/ kg lặp lại sau 8-12h khi cần
[D01.0231] Liều immunoglobin cần dùng cho bệnh nhân chân tay miệng độ 2:
A. 1 g/kg/ ngày truyền tm chậm trong 8-10h, cân nhắc truyền liều thứ 2 khi còn dấu hiệu nặng của độ 3
B. 1 liều duy nhất 1 g/kg truyền TM chậm trong 8- 10h
C. 1 g/ kg/ngày truyền TM chậm trong 8-10h, truyền trong 2 ngày
D. 1 g/kg/ngày truyền TM chậm trong 8-10h, truyền trong 3 ngày
[D01.0232] Giai đoạn ủ bệnh trong chân tay miệng kéo dài trong:
A. 1-3 ngày
B. 3-7 ngày
C. 7-10 ngày
D. 2 tuần
[D01.0233] Bệnh chân tay miệng ít gặp biến chứng trên cơ quan:
A. Biến chứng thần kinh
B. Biến chứng tim mạch
C. Biến chứng hô hấp
D. Biến chứng tiêu hóa
[D01.0234] Nguồn lây chân tay miệng ở các trẻ là nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ
A. Đúng
B. Sai
[D01.0235] Có 3 loại virus thường gây chân tay miệng nhất
A. Đúng
B. Sai
[D01.0236] Bệnh chân tay miệng thường xảy ra tại các nhà trẻ, mẫu giáo nơi vui chơi tập trung của trẻ
A. Đúng
B. Sai
[D01.0237] Bệnh chân tay miệng được chia thành 4 loại theo tiến triển trên lâm sàng
A. Đúng
B. Sai
[D01.0238] Bệnh chân tay miệng thể tối cấp tiến triển nhanh biến chứng nặng suy tuần hoàn, suy hô hấp dễ gây tử vong trong 24- 48 h đầu
A. Đúng
B. Sai
[D01.0239] Bệnh nhân chân tay miệng từ độ 2b trở lên cần tiến hành truyền Immunoglobin tĩnh mạch
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng Phần 4

[D01.0240] Bệnh nhân chân tay miệng độ 3 cần dùng dobutamin khi có suy tim, nhịp tim nhanh > 150l/ph
A. Đúng
B. Sai
[D01.0241] Bệnh nhân chân tay miệng từ độ 3 trở lên cần được điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực
A. Đúng
B. Sai
[D01.0242] Bệnh nhân chân tay miệng khi có dấu hiệu khó thở : thở nhanh, RLLN, thở rít thanh quản,.. bệnh nặng thuộc độ 3 cần nhập viện điều trị tích cực
A. Đúng
B. Sai
[D01.0243] Bệnh nhân chân tay miệng độ 2b khi có dấu hiệu
A. Nhịp tim nhanh > 170l/ph có dấu hiệu huyết áp tăng
B. Tím tái SpO2< 90%
C. Bệnh sử có giật mình > 2 cơn/30 phút
D. Rối loạn tri giác G< 10 điểm
[D01.0244] Khi bệnh nhân chân tay miệng có co giật cần dùng Midarolam liều 15mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2- 0,3 mg/kg/lần
A. Đúng
B. Sai
[D01.0245] Bệnh nhân chân tay miệng từ độ 2b cần điều trị kháng sinh chống bội nhiễm
A. Đúng
B. Sai
[D01.0246] Bệnh nhân chân tay miệng độ 3 có tăng trương lực cơ khu trú ở tay hoặc chân
A. Đúng
B. Sai
[D01.0247] Khi có sốc giảm thể tích toàn hoàn trên bệnh nhân chân tay miệng chỉ dùng immunoglobin khi HA trung bình > 50 mmHg
A. Đúng
B. Sai
[D01.0248] Bệnh nhân chân tay miệng có xét nghiệm bạch cầu tăng cao chủ yếu tăng dòng lympho
A. Đúng
B. Sai
[D01.0249] Xét nghiệm CRP trên bệnh nhân chân tay miệng bình thường hoặc tăng nhẹ
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Bệnh Chân Tay Miệng Phần 5

[D01.0250] Biểu hiện bệnh chân tay miệng trong giai đoạn khởi phát
A. Kéo dài 3-5 ngày
B. Nổi phỏng nước nhỏ 2-3 mm tại lòng bàn tay, bàn chân, niêmmạc miệng
C. Nốt loét miệng sau có chảy dịch chảy mủ
D. Sốt nhẹ mệt mỏi, biếng ăn
[D01.0251] Khi bệnh nhân chân tay miệng có biểu hiện thần kinh cần chụp MRI để chẩn đoán phân biệt với tổn thương não cấp do các nguyên nhân khác
A. Đúng
B. Sai
[D01.0252] Biến chứng tim mạch thần kinh trên bệnh nhân chân tay miệng thường xuất hiện sớm ngày thứ 2- 5 của bệnh
A. Đúng
B. Sai
[D01.0253] Bệnh nhân khi có suy hô hấp có oxy hỗ trợ không đáp ứng cần thở máy duy trì PaCO2 30-35 mmHg và PaO2 90- 100 mmHg
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one