Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm đặc điểm của trẻ sơ sinh của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 32: Đặc điểm của trẻ sơ sinh

Chúc các bạn may mắn!


Phần 31: Suy giáp trạng bẩm sinh Phần 33: Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 1

[D01.1890] Trẻ sơ sinh đủ tháng khi:
A.  37- 42 tuần thai
B.  38- 42 tuần thai
C.  39- 42 tuần thai
D.  40 tuần thai
[D01.1891] Theo tổ chức WHO, Trẻ đẻ non khi:
A.  Trẻ sinh ra sống từ 22- 37 tuần thai hoặc có cân nặng ít nhất 500g
B.  Trẻ sinh ra sống từ 22- 37 tuần thai và có cân nặng ít nhất 500g
C.  Trẻ sinh ra sống dưới 37 tuần hoặc có cân nặng ít nhất 500g
D.  Trẻ sinh ra sống dưới 37 tuần thai hoặc có cân nặng ít nhất 500g
[D01.1892] Giai đoạn chu sinh tính từ:
A.  Ngày 1- ngày 7 sau sinh
B.  Tháng đầu tiên sau sinh
C.  Tuần thai 22- 37
D.  Tuần thai 38- 42
[D01.1893] Cách tính tuổi thai chính xác nhất:
A.  Theo chu kì kinh nguyệt của mẹ
B.  Siêu âm thai tuần 10- 12
C.  Đo chiều cao tử cung
D.  Khám hình thể ngoài của trẻ sơ sinh
[D01.1894] Bệnh lý sơ sinh sớm xảy ra trong khoảng thời gian:
A.  3 ngày đầu sau sinh
B.  14 ngày đầu sau sinh
C.  7 ngày đầy sau sinh
D.  28 ngày đầu sau sinh
[D01.1895] Bệnh lý sơ sinh sớm chủ yếu liên quan tới: chọn đáp án sai:
A.  Mẹ và cuộc đẻ
B.  Chăm sóc sơ sinh
C.  Dị tật bẩm sinh
D.  Sự chưa trưởng thành của các cơ quan
[D01.1896] Bệnh lý sơ sinh muộn liên quan:
A.  Chăm sóc trẻ sơ sinh
B.  Nuôi dưỡng
C.  Các thủ thuật y tế
D.  Tất cả ý trên
[D01.1897] Đặc điểm nào sau đây về hệ hô hấp trong thời kì bào thai không phù hợp:
A.  Tuần hoàn phổi có sức cản lớn hơn tuần hoàn hệ thống
B.  Phổi chưa hoạt động trong đường dẫn khí chứa toàn nước
C.  Chất sulfantant tiết ra từ tuần 20 bắt đầu hoạt động tuần 30
D.  Chất sulfantant từ tuần 34 được dự trữ trong các thể vùi của phế nang
[D01.1898] Các cơ chế thiết lập nhịp thở đầu tiên của trẻ sau sinh:
A.  Do thay đổi áp lực không khí, thay đổi nhiệt độ, sự đọng chạm vào trẻ làm không khí vào đường thở
B.  Tăng PaCO2 kích thích trung tâm hô hấp
C.  Nhịp thở đầu tiên làm tiêu lượng nước trong đường giãn khí tạo điều kiện hình thành thể tích khí cặn
D.  Do thay đổi áp lực không khí, thay đổi nhiệt độ, sự đọng chạm vào trẻ làm không khí vào đường thở và  Tăng PaCO2 kích thích trung tâm hô hấp
[D01.1899] Đặc điểm hô hấp của trẻ sau khi sinh:
A.  Sau nhịp thở đầu tiên trẻ thở hít vào liên tục sau đó mới có nhịp thở ra
B.  Sau nhịp thở đầu tiên hô hấp bắt đầu hình thành đều đặn
C.  Ban đầu nhịp thở của trẻ chậm và có cơn ngừng thở sau đó ổn định hơn
D.  Dịch trong phế nang được thoát chủ yếu qua khi trẻ đi qua âm đạo của người mẹ khi sinh

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 2

[D01.1900] Mẹ trong quá trình mang thai sử dụng thuốc chẹn Beta, hay chuyển dạ nhanh trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị:
A.  Bệnh màng trong
B.  Chậm tiêu dịch phổi
C.  Nhiễm khuẩn phổi
D.  Hít phải phân su
[D01.1901] Những trẻ đẻ non dưới 30 tuần tuổi dễ bị suy hô hấp sơ sinh nguyên nhân hàng đầu do:
A.  Hội chứng chậm tiêu dịch phổi
B.  Xuất huyết phổi do thiếu vitamin K
C.  Bệnh màng trong
D.  Nhiễm khuẩn hô hấp
[D01.1902] Đặc diểm hô hấp của trẻ đẻ non dễ gây suy hô hấp:
A.  Trung tâm hô hấp chưa trưởng thành nên nhịp thở không đều, cơn ngừng thở dài
B.  Phổi chưa trưởng thành, phế nang giãn nở kém cách xa mao mạch khả năng trao đổi oxy kém
C.  Các mao mạch tăng tính thấm nên dễ xuất huyết phổi
D.  Tất cả ý trên
[D01.1903] Đặc điểm của hệ tim mạch của trẻ sơ sinh: phát biểu nào sau đây không đúng
A.  Nhịp tim nhanh thay đổi nhiều theo nhịp hô hấp
B.  Lưu lượng tuần hoàn hệ thống tăng cao
C.  Thành mạch có tính thấm cao dễ vỡ
D.  Diện tim to, trục phải
[D01.1904] Đặc điểm hệ tim mạch của trẻ đẻ non:
A.  Diện tim to, chỉ số tim ngực 0,55, trục tim phải
B.  Trẻ dễ suy hô hấp nên có hiện tượng mở lại ống động mạch, lỗ Botal
C.  Mạch máu dễ vỡ dễ thoát quản gây phù
D.  Trẻ đẻ non có hiện tượng cô đặc máu
[D01.1905] Ống động mạch thường đóng vào ngày bao nhiêu trên trẻ đủ tháng:
A.  Ngay sau sinh
B.  4 ngày sua sinh
C.  7 ngày sau sinh
D.  10 ngày sau sinh
[D01.1906] Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với đặc điểm hệ thần kinh của trẻ sơ sinh:
A.  Hệ thần kinh dễ hưng phấn, dễ kích thích, đáp ứng khu trú
B.  Vỏ não ít nếp nhăn, số lượng Tế bào/mm3 ít hơn trẻ lớn
C.  Tổ chức não số lượng nơron đầy đủ như người trưởng thành
D.  Dây thần kinh ngắn, ít phân nhánh và chưa myelin hóa
[D01.1907] Đặc điểm về tổ chức thần kinh của trẻ đẻ non không đúng:
A.  Hồi não chưa hình thành, vỏ não không rõ các đưỡng rãnh nếp nhăn
B.  Vỏ não chưa hoạt động nên trẻ nằm lịm suốt ngày
C.  Trẻ thở không đều, nhịp thở sâu có cơn ngừng thở dài
D.  Phản xạ sơ sinh yếu, hoặc chưa hình thành
[D01.1908] Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ đẻ non:
A.  Các men tiêu hóa ít nên trẻ dễ bị hạ đường huyết
B.  Dạ dày tròn, nằm ngang, giãn nở kém nên trẻ dễ bị nôn trớ
C.  Khả năng tổng hợp cácmen chuyển hóa của gan kém nên trẻ dễ bị vàng da, tan máu
D.  Tất cả ý trên
[D01.1909] Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho trẻ đẻ non dễ bị viêm ruột hoại tử:
A.  Nhu động của ruột kém
B.  Các men tiêu hóa chưa đầy đủ
C.  Các enzym chuyển hóa từ gan tổng hợp chưa đủ
D.  Phản xạ bú kém

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 3

[D01.1910] Glycogen được tích lũy ở gan tuần thai thứ:
A. 30
B. 32
C. 34
D. 35
[D01.1911] Trong thời kì bào thai thận tham gia chức năng:
A.  Cân bằng nội mô
B.  Sản xuất nước tiểu
C.  Tham gia điều hòa sản xuất hồng cầu
D.  Tất cả ý trên
[D01.1912] Sau đẻ chức năng của hệ tiết niệu: chọn đán án sai
A.  Mức lọc cầu thận thấp hơn người trưởng thành
B.  Khả năng cô đặc nước tiểu thấp
C.  Khả năng lọc của cầu thận kém
D.  Chức năng toan hóa của nước tiểu giảm
[D01.1913] Đặc điểm chuyển hóa của trẻ đẻ non:
A.  Chỉ có khả năng hấp thụ lipid thực vật và lipid trong sữa mẹ
B.  Nhu cầu sắt của trẻ đẻ non rất cần thiết do không có nguồn dự trữ
C.  Chuyển hóa protid kém nên trẻ có nhu cầu protid cao
D.  Tất cả ý trên
[D01.1914] Trẻ đẻ non có nguy cơ dễ bị hạ thân nhiệt hơn do (chọn đáp án sai) :
A.  Lớp mỡ dưới da của trẻ mỏng chưa hoàn thiện
B.  Giàu mao mạch dưới da
C.  Trẻ dễ bị mất hơi nước qua da do nhiều chất gây, lông tơ
D.  Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh
[D01.1915] Đặc điểm của tuyến yên trong giai đoạn sơ sinh:
A.  Tuyến yên bắt hoạt động từ 3 tháng cuối của bào thai
B.  Khi trẻ bị suy hô hấp, hạ thân nhiệt lượng hormon tuyến yên giảm
C.  Tuyến yên bắt đầu hoạt động ngay sau sinh
D.  Khả năng sản xuất hormon của tuyến yên sau sinh kém nên khi trẻ bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn…gây tình trạng thiếu hormon
[D01.1916] Thyroxin bắt đầu được tiết ra vào:
A.  Tháng thứ 3 của bào thai
B.  Tháng thứ 6-8 của bào thai
C.  Tháng 8-9 của bào thai
D.  Ngay sau sinh
[D01.1917] Nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: chọn đáp án chưa đúng
A.  Đời sống hồng cầu ngắn
B.  Quá trình tổng hợp enzym ở gan chưa đầy đủ
C.  Do thành mạch máu tăng tính thấm với bilirubin nên Bilirubin dễ ngấm ra tổ chức xung quanh
D.  Do quá trình tiêu hóa sữa mẹ chưa hoàn thiện, giảm nhu động ruột làm tăng tái tuần hoàn ruột gan
[D01.1918] Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh:
A.  Vàng da xuất hiện từ ngày 3-4 hết sau 7 ngày trẻ đủ tháng 10-14 ngày trẻ đẻ non
B.  Vàng da tăng cả bilirubin tự do và liên hợp trong đó liên hợp tăng cao
C.  Trẻ ăn bú bình thường
D.  Vàng nhẹ, xuất hiện ở vùng 1,2
[D01.1919] Vàng da tăng do tắc mật xảy ra trên trẻ đẻ non có đặc điểm:
A.  Xuất hiện 10-14 ngày sau sinh
B.  Tỷ lệ cao ở trẻ nuôi dưỡng sữa bộ
C.  Vàng da đậm màu, tiến triển nhanh
D.  Bilirubin liên hợp tăng, phosphatase kiềm tăng, cholesterol giảm

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 4

[D01.1920] Đặc điểm của sụt cân sinh lý ở trẻ sơ sinh:
A.  Diễn ra từ ngày 4- ngày 10 sau sinh
B.  Giảm < 10% trọng lượng cơ thể
C.  Trẻ không có hiện tượng: sốt, bỏ bú, tăng trương lực cơ…
D.  Tất cả ý trên
[D01.1921] Tháng đầu tiên sau sinh trẻ tăng được ít nhất bao nhiêm gam khi được nuôi dưỡng tốt:
A.  400g
B.  500g
C.  600g
D.  700g
[D01.1922] Hiện tượng biến động sinh dục có thể xảy ra trẻ gái:
A.  Sưng vú: nổi lên cục sưng cứng , đau, có thể tiết dịch trong
B.  Chảy máu âm đạo: ngày đầu sau sinh trẻ có hiện tượng ra máu âm đạo số lượng ít, máu tươi, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ không nhất thiết cho vitamin K
C.  Khi trẻ có hiện tượng sưng vú cần giữ sạch sẽ và dùng kháng sinh toàn thân chống nhiễm trùng
D.  Chảy máu âm đạo ở trẻ gái do giảm vitamin K nên cần bổ sung vitamin K uống hoặc tim bắp
[D01.1923] Nguyên nhân trẻ đẻ non có nguy cơ hạ thân nhiệt hơn trẻ đủ tháng:
A.  Da trẻ mỏng
B.  Tỷ lệ diện tích da/ cân nặng cao
C.  Tổ chức mỡ dưới da ít lại giàu mạch máu
D.  Tất cả ý trên
[D01.1924] Nguyên nhân thường gặp nhát gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh đẻ non:
A.  Bệnh màng trong
B.  Chậm tiêu dịch phổi
C.  Xuất huyết phổi
D.  Nhiễm khuẩn sơ sinh
[D01.1925] Nguyên nhân không gây hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh:
A.  Khả năng dự trữ glycogen tại gan kém
B.  Lớp mỡ dưới da mỏng
C.  Men chuyển hóa đường và glycogen chưa hoàn thiện
D.  Khối cơ ít
[D01.1926] Vị trí thường xảy ra viêm ruột hoại tử nhất trên trẻ sơ sinh:
A.  Đoạn đầu hỗng tràng
B.  Đoạn đầu hồi tràng
C.  Đoạn đầu manh tràng
D.  Đoạn sau góc Trezt
[D01.1927] Biểu hiện của viêm ruột hoại tử:
A.  Trẻ chậm ỉa phân su, bụng chướng căng
B.  Nôn, trướng bụng, ỉa máu có thể sốc nhiễm trùng
C.  Trẻ nôn ra thức ăn ngay sau sinh, bụng xẹp
D.  Cần điều trị ngoại khoa sớm để hạn chế biến chứng hẹp lòng ruột
[D01.1928] Chảy máu quanh não thất giai đoạn 3 thể hiện:
A.  Chảy máu trong khoang não thất
B.  Chảy máu trong khoang não thất gây giãn não thất bên
C.  Chảy máu trong não thất và nhu mô não
D.  Chảy máu trong não thất và khoang dưới nhện
[D01.1929] Vùng mầm màng nhện phát triển hoàn thiện vào tuần thai:
A.  Tuần 24
B.  Tuần 26
C.  Tuần 34
D.  Tuần 38

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 5

[D01.1930] Cơ chế gây chảy máu não thất ở trẻ sơ sinh:
A.  Do tổ chức não ở trẻ có thành phần nước nhiều hơn, tỷ trong cao
B.  Thành mạch máu chưa phát triển hoàn thiện tăng tinhd thấm
C.  Mạch máu não rất giàu
D.  Tất cả ý trên
[D01.1931] Vị trí hay gặp biến bệnh lý nhuyễn não chất trắng:
A.  Sừng trước, sừng sau , 2 bên cạnh não thất bên
B.  Vùng quanh nào thất ba
C.  Vùng nhu mô não thùy thái dương
D.  Vùng nhân nền, đồi thị
[D01.1932] Khi trẻ sơ sinh thở oxy liều cao kéo dài có thể bị biến chứng:
A.  Bệnh võng mạc tăng sinh
B.  Loạn sản phế quản phổi
C.  Chậm phát triển trí tuệ
D.  Tất cả ý trên
[D01.1933] Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với đặc điểm ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng:
A.  Chiều dài thân > 45cm
B.  Cân nặng > 2500g
C.  Da trẻ nhiều chất gây và lông tơ
D.  Vận động nhanh
[D01.1934] Đặc điểm vận động của trẻ đẻ non:
A.  Vận động đáp ứng nhanh với các kích thích
B.  Các phản xạ sơ sinh hình thành đầy đủ
C.  Trẻ nằm tư thế duỗi các chi
D.  Da trẻ hồng hào, không thấy được các mạch máu dưới da
[D01.1935] Thóp trước của trẻ thường đóng vào:
A.  3 tháng đầu
B.  Tháng thứ 6-9 sau sinh
C.  Tháng 10- 12 sau sinh
D.  Tháng 12- 18 sau sinh
[D01.1936] Đặc điểm hình thể của trẻ sơ sinh non tháng (chọn đáp án không chính xác) :
A.  Cân nặng < 2500g, chiều dài < 45cm
B.  Da trẻ mọng đỏ nhiều mạch máu, tổ chức mỡ dưới da mỏng
C.  Tóc trẻ dài > 2 cm
D.  Cơ nhẽo trương lực cơ giảm
[D01.1937] Dị tật không có hậu môn ở trẻ sơ sinh phát hiện sớm nhờ:
A.  Người nữ hộ sinh kiển tra ngay sau sinh
B.  Trẻ chậm ỉa phân su
C.  Trẻ nôn, bụng chướng được đưa đến bệnh viện
D.  Siêu âm phát hiện tắc ruột do chậm đào thải phân su
[D01.1938] Biểu hiện trên lâm sàng trẻ nghi ngờ thoát vị cơ hoành:
A.  Trẻ suy hô hấp sớm và nặng
B.  Lồng ngực căng phồng, bụng lõm
C.  Nghe có tiếng nhu động trên lồng ngực
D.  Tất cả đáp án trên
[D01.1939] Nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng:
A.  Ưu tiên sữa mẹ
B.  Chống nhiễm khuẩn
C.  Đảm bảo nhiệt độ
D.  Tất cả ý trên

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 6

[D01.1940] Tắc ruột phân su thường gặp trên trẻ bị:
A.  Phình đại tràng bẩm sinh
B.  Teo đường mật bẩm sinh
C.  Bệnh Muscomusidose
D.  Hội chứng Roto
[D01.1941] Teo thực quản bẩm sinh thường gặp:
A.  Mẹ mang thai bị đa ối
B.  Mẹ mang thai thiểu ối
C.  Trẻ đẻ non
D.  Trẻ bị thoát vị hoành
[D01.1942] Dấu hiệu sớm có giá trị nhất nghi ngờ trẻ bị teo thực quản bẩm sinh:
A.  Trẻ sơ sinh tăng tiết nước bọt qua miệng
B.  Trẻ tím tái , sặc khi cho bú hay uống thìa sữa đầu tiên
C.  Khi đặt sonde dạ dày thấy đầu sonde lộn ra ngoài đường miệng
D.  Trẻ bị suy hô hâp nặng sau sinh
[D01.1943] Vị trí thường gây thoát vị màng tủy sơ sinh nhất:
A.  Vùng cột sống ngực
B.  Vùng cột sống thắt lưng
C.  Vùng cùng cụt
D.  Vùng ranh giới cột sống ngực và cột sống thắt lưng
[D01.1944] Điều trị nào không phù hợp với trẻ sơ sinh bị thoát vị cơ hoành:
A.  Trong trường hợp trẻ có suy hô hấp cần đặt nội khí quản, thở oxy
B.  Đặt sonde dạ dày
C.  Hỗ trợ hô hấp bằng bóp bóng qua mặt nạ
D.  Trẻ không được ăn qua đường miệng
[D01.1945] Trẻ bị bệnh màng trong cần:
A.  Thở PEEP hỗ trợ
B.  Duy trì bão hào oxy 96-98%
C.  Tiến hành bổ sung surfantant càng sớm càng tốt
D.  Thở CPAP duy trì 2-5 cm H2O
[D01.1946] Không nên bổ sung chất nào sau đây ngay trong những ngày đầu sau sinh ở trẻ đẻ non:
A.  Vitamin B
B.  Sắt và Folic
C.  Vitamin K
D.  Vitamin A, D,
[D01.1947] Chức năng của vitamin E với trẻ đẻ non : chọn đáp án sai:
A.  Củng cố màng hồng cầu
B.  Tăng tạo hồng cầu hiệu quả
C.  Kích thích các enzym chuyển hóa
D.  Ức chế hoạt động của peroxid lipidique
[D01.1948] Những nhịp thở đầu tiên trẻ sơ sinh giải phón nhiều sulfantant ra bề mặt phế nang dạng nhiều lớp mỏng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1949] Lượng dịch trong lòng đường dẫn khí được hấp thụ chủ yếu qua các mao mạch phổi
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 7

[D01.1950] Sức căng của mao mạch phổi trong giai đoạn sau sinh giảm nên máu lên phổi tăng nhanh
A. Đúng
B. Sai
[D01.1951] Trẻ đẻ non dễ bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
A. Đúng
B. Sai
[D01.1952] Tính thấm mao mạch não trong giai đoạn sơ sinh cao nên dịch não tủy có protein, tế bào cao hơn trẻ lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.1953] Các mạch máu não ở trẻ đẻ non có tính thấm thấp hơn so với trẻ đủ tháng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1954] Trong thời kì bào thai gan trái lớn hơn gan phải sau sinh gan phải lớn hơn gan trái
A. Đúng
B. Sai
[D01.1955] Trẻ đẻ đủ tháng khi được nuôi bằng sữa mẹ không nhất thiết phải bổ sung sắt, vitamin D
A. Đúng
B. Sai
[D01.1956] Trẻ nuôi bộ cần cung cấp thêm vitamin D trong khẩu phần ăn
A. Đúng
B. Sai
[D01.1957] Nhu cầu nước của trẻ sơ sinh lớn hơn so với trẻ lớn chiếm từ 10- 15% trọng lượng cơ thể
A. Đúng
B. Sai
[D01.1958] Trẻ đẻ non khả năng thải K qua nước tiểu cao hơn so với trẻ đủ tháng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1959] Xúc giác trẻ sơ sinh rất kém phát triển, hoàn thiện đầy đủ khi trẻ 2 tuổi
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 8

[D01.1960] Thính giác của trẻ phát triển tốt khi còn trong thời kì bào thai
A. Đúng
B. Sai
[D01.1961] Phản xạ Robinson (-) phải đặt ra có thể trẻ bị điếc
A. Đúng
B. Sai
[D01.1962] Thần kinh thị giác chưa phát triển nên có thể gặp lác trong, rung giật nhãn cầu và các hiện tượng này có thể mất khi trẻ lớn lên
A. Đúng
B. Sai
[D01.1963] Khả năng tự tạo miễn dịch của trẻ đẻ non yếu, nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn sơ sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.1964] Tuyến tụy hoạt động ngay sau sinh chủ yếu tiết insulin nên trẻ dễ bị hạ đường huyết
A. Đúng
B. Sai
[D01.1965] Bổ thể của mẹ qua nhau thai rất hạn chế nên nồng độ sơ sinh rất thấp
A. Đúng
B. Sai
[D01.1966] Hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện trẻ lì bì, kém đáp ứng kích thích, giảm trương lực cơ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1967] Hạ calci máu thường xảy ra sớm vào ngày thứ 3 sau sinh cần điều trị kịp thời nếu không để lại hậu quả nghiêm trọng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1968] Vàng da ở trẻ đẻ non thường gặp hơn, kéo dài hơn, đạm hơn do gan chưa tổng hợp đầy đủ men glucuronyl transferase
A. Đúng
B. Sai
[D01.1969] Nguy cơ vàng da nhân xảy ra trên trẻ sơ sinh thiếu tháng cao hơn nhiều trẻ đủ tháng
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Của Trẻ Sơ Sinh Phần 9

[D01.1970] Điều trị tắc ruột phân su cần nhanh chóng tiến hành phẫu thuật giải phóng chỗ tắc hạn chế biến chứng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1971] Điều trị teo thực quản bẩm sinh là một cấp cứu ngoại khoa trì hoãn cần hồi sức trước
A. Đúng
B. Sai
[D01.1972] Thoắt vị màng não sơ sinh thường gây liệt một hoặc 2 chân, mất hoặc rối loạn cơ thắt
A. Đúng
B. Sai
[D01.1973] Thoắt vị màng não thường không gây tràn dịch não do khối thoát vị có bao chắc, cứng như khối u
A. Đúng
B. Sai
[D01.1974] Trẻ đẻ non cần bổ sung vitamin E ngay những ngày đầusau sinh và kéo dài hết tuần thứ 2
A. Đúng
B. Sai
[D01.1975] Trẻ đẻ non được sử dụng cafein để kích thích trung tâm hô hấp
A. Đúng
B. Sai
[D01.1976] Trẻ đẻ non nên được kích thích nhiều như tiếng động, ánh sáng nhẹ, đụng chạm trên da để kích thích phản ứng của trẻ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1977] Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng nên cho trẻ ăn nhiều bữa, ít một và tăng dần số lượng từng bữa, cho trẻ ăn sữa mẹ càng sớm càng tốt
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one