Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 33: Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Chúc các bạn may mắn!


Phần 32: Đặc điểm của trẻ sơ sinh Phần 34: Nhiễm khuẩn sơ sinh

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 1

[D01.1978] Theo WHO, tỷ tệ tử vong của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ do suy hô hấp sơ sinh là:
A.  60-70%
B.  70-80%
C.  80-90%
D.  90-95%
[D01.1979] Theo thuyết cơ giới, sự thiết lập nhịp thở đầu tiên ở trẻ là do:
A.  Sự thay đổi của áp lực không khí, nhiệt độ, sự động chạm vào da trẻ… gây nên phản xạ thở dù cuống rốn chưa bị cắt
B.  Sau khi cắt rốn thành phần khí trong máu bị thay đổi đột ngột (PaCO2 tăng, PaO2 giảm, pH giảm) gây phản xạ thở
C.  Sau khi ra đời tiếng khóc đầu tiên làm không khí tràn vào đường phổi và dịch trong phổi sẽ rút đi qua đường bạch huyết
D.  Cả 3 đáp án trên
[D01.1980] Nhịp thở đầu tiên giúp đưa bao nhiêu ml không khí vào phổi:
A.  10-50 ml
B.  20-80 ml
C.  50-100 ml
D.  70-150 ml
[D01.1981] Đâu KHÔNG là đặc điểm của chất Surfactant:
A.  Thành phần chứa 5% protein và 95% phospholipid
B.  Do tế bào phổi II tiết ra
C.  Được dữ trữ dưới dạng thể vùi các lá mỏng
D.  Được bài tiết từ các thể vùi ở cuối thì thở ra
[D01.1982] Surfactant bắt đầu được tổng hợp từ tuần bao nhiêu:
A.  Tuần thứ 16
B.  Tuần thứ 18
C.  Tuần thứ 20
D.  Tuần thứ 22
[D01.1983] Surfactant được dự trữ dưới dạng thể vùi các lá mỏng từ tuần thứ bao nhiêu:
A.  Tuần thứ 35
B.  Tuần thứ 34
C.  Tuần thứ 33
D.  Tuần thứ 32
[D01.1984] Khi trẻ ra đời lượng máu qua phổi cao gấp mấy lần thời kỳ bào thai:
A.  4 lần
B.  6 lần
C.  8 lần
D.  10 lần
[D01.1985] Đâu KHÔNG là đặc điểm của tuần hoàn trẻ sơ sinh:
A.  Ống Botal sẽ được đóng lại sau 1 tuần
B.  Áp lực ở ĐMP giảm hơn so với ĐMC
C.  Ống Botal không hoạt động làm giảm lượng máu lên phổi
D.  Hình thành áp lực âm trong lồng ngực
[D01.1986] Các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh do tắc nghẽn đường hô hấp trên, TRỪ:
A.  Hội chứng hít phân su
B.  Thông thực quản-khí quản
C.  Hội chứng Pierre-Robin
D.  Polyp họng
[D01.1987] Các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh do bệnh đường hô hấp dưới bẩm sinh, TRỪ:
A.  Thiểu sản phổi
B.  Bệnh màng trong
C.  Kén hơi tại phổi
D.  Phổi chưa trưởng thành

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 2

[D01.1988] Các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh do bệnh đường hô hấp dưới, TRỪ:
A.  Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi
B.  Xuất huyết phổi
C.  Phì đại lưỡi bẩm sinh
D.  Kén hơi tại phổi
[D01.1989] Các bệnh tim bẩm sinh thường gây suy hô hấp cấp ở trẻ em, TRỪ:
A.  Thông liên nhĩ
B.  Hẹp động mạch chủ
C.  Fallot 4
D.  Chuyển gốc các động mạch lớn
[D01.1990] Các nguyên nhân chuyển hoá gây suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là, TRỪ
A.  Hạ đường huyết
B.  Hạ calci huyết
C.  Toan máu
D.  Rối loạn đông máu
[D01.1991] Đâu KHÔNG là triệu chứng của suy hô hấp:
A.  Nhịp thở tăng hoặc giảm
B.  Thở khò khè
C.  Rút lõm lồng ngực
D.  Tím tái
[D01.1992] Tím tái xuất hiện khi PaO2 máu bắt đầu giảm xuống dưới:
A.  60 mmHg
B.  55 mmHg
C.  50 mmHg
D.  45 mmHg
[D01.1993] Triệu chứng của các cơ quan khi bị thiếu oxy, TRỪ
A.  Vật vã, li bì
B.  Xuất huyết tiêu hoá
C.  Rối loạn nhịp tim
D.  Thiểu niệu, vô niệu
[D01.1994] Kết quả xét nghiệm khí máu của bệnh nhi suy hô cấp sơ sinh:
A.  PaO2 < 100 mmHg
B.  PaCO2 > 40 mmHg
C.  pH máu dưới 7,3
D.  Cả 3 đáp án trên
[D01.1995] Đánh giá chỉ số Apgar KHÔNG bao gồm:
A.  Co kéo cơ liên sườn
B.  Cử động
C.  Màu sắc da
D.  Nhịp tim
[D01.1996] Một trẻ sơ sinh có nhịp tim 120 l/p, thở chậm rên, trương lực cơ bình thường, cử động tốt, tím đầu chi. Tổng điểm Apgar của bệnh nhi này là:
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
[D01.1997] Một trẻ sơ sinh có nhịp tim 120 l/p, thở chậm rên, trương lực cơ bình thường, cử động tốt, tím đầu chi. Đánh giá ngạt cho bệnh nhi này là:
A.  Ngạt nhẹ
B.  Ngạt vừa
C.  Ngạt nặng
D.  Bình thường

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 3

[D01.1998] Một trẻ sơ sinh có nhịp tim 85 l/p, thở chậm rên, trương lực cơ giảm nặng, ít cử động và tím đầu chi. Tổng điểm Apgar của bệnh nhi này là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
[D01.1999] Một trẻ sơ sinh có nhịp tim 85 l/p, thở chậm rên, trương lực cơ giảm nặng, ít cử động và tím đầu chi. Đánh giá ngạt cho bệnh nhi này là:
A.  Ngạt nhẹ
B.  Ngạt vừa
C.  Ngạt nặng
D.  Bình thường
[D01.2000] Đánh giá suy hô hấp theo chỉ số Silverman KHÔNG bao gồm:
A.  Di động ngực bụng
B.  Thở rít
C.  Rút lõm lồng ngực
D.  Đập cánh mũi
[D01.2001] Một trẻ sơ sinh có di động ngực bụng ngược chiều, co kéo cơ liên sườn (+), rút lõm hõm ức (+), đập cánh mũi (+), không có thở rên. Tổng điểm Silverman cho bệnh nhi này là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
[D01.2002] Một trẻ sơ sinh có di động ngực bụng ngược chiều, co kéo cơ liên sườn (+), rút lõm hõm ức (+), đập cánh mũi (+), không có thở rên. Đánh giá suy hô hấp cho bệnh nhi này là:
A.  Suy hô hấp nhẹ
B.  Suy hô hấp vừa
C.  Suy hô hấp nặng
D.  Không có suy hô hấp
[D01.2003] Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi thường gặp trong các trường hợp sau, TRỪ:
A.  Mổ đẻ trước khi có chuyển dạ
B.  Trẻ lọt quá nhanh
C.  Thai già tháng
D.  Mẹ dùng thuốc ức chế beta giao cảm
[D01.2004] Đâu KHÔNG là đặc điểm của hội chứng chậm hấp thu dịch phổi:
A.  Khó thở nhanh, thở rên
B.  Bệnh tiến triển thuận lợi trong vòng dưới 24 giờ
C.  X-Quang thấy phổi quá sáng
D.  Điều trị thở CPAP có tác dụng tốt
[D01.2005] Hội chứng hít phân su thường gặp trong các trường hợp sau, TRỪ:
A.  Thiếu oxy nặng
B.  Thai già tháng
C.  Chuyển dạ kéo dài
D.  Đẻ khó
[D01.2006] Triệu chứng lâm sàng của hội chứng hít phân su, TRỪ:
A.  Da và móng tay dính nước ối lẫn phân su
B.  Nước ối lẫn phân su có thể thấy cả trong dạ dày
C.  Nghe phổi có nhiều ran ứ đọng
D.  Nhịp tim chậm, trẻ sẽ chết nếu không được xử trí kịp thời
[D01.2007] Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định hội chứng hít phân su:
A.  Xét nghiệm tìm tinh thể phân su trong dịch phổi
B.  Xét nghiệm tìm tinh thể phân su trong dịch dạ dày
C.  Xét nghiệm tìm tinh thể phân su trong nước tiểu
D.  Xét nghiệm tìm tinh thể phân su ở da, móng tay

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 4

[D01.2008] Các biện pháp điều trị cấp cứu trong hội chứng hít phân sau, TRỪ:
A.  Chống toan máu
B.  Tiêm vitamin K
C.  Đặt nội khí quản
D.  Cho kháng sinh
[D01.2009] Đặc điểm của bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh, TRỪ:
A.  Do thiếu hụt về mặt chức năng chất surfactant ở phổi
B.  Suy hô hấp xảy ra sớm, có thể ngay sau đẻ
C.  Giải phẫu bệnh đại thể thấy hai phổi xẹp hoàn toàn
D.  Giải phẫu bệnh vi thể thấy mặt trong phế nang được bao phủ một lớp màng trong bắt màu xanh khi nhuộm eosin
[D01.2010] Chẩn đoán xác định bệnh màng trong bằng xét nghiệm nào:
A.  Xquang
B.  Siêu âm
C.  Khí máu
D.  Chọc dịch màng phổi
[D01.2011] Hình ảnh bệnh màng trong giai đoạn 3 trên Xquang có đặc điểm là:
A.  Nốt mờ dạng hạt khắp hai phế trường phổi
B.  Nốt mờ dạng hạt rất nhiều và hình ảnh ứ khí trong phế quản nhưng còn thấy rõ bờ tim
C.  Nốt mờ dạng hạt nhiều và hình ảnh ứ khí trong phế quản
D.  Phổi mờ đều hai bên và không thấy rõ bờ tim
[D01.2012] Hỗ trợ hô hấp cho trẻ bị bệnh màng trong bằng thở CPAP mũi liều:
A.  4-6 cm nước khi trẻ tự thở được
B.  5-7 cm nước khi trẻ tự thở được
C.  4-6 cm nước khi trẻ không tự thở được
D.  5-7 cm nước khi trẻ không tự thở được
[D01.2013] Phương pháp điều trị cho trẻ bị bệnh màng trong, TRỪ:
A.  Thở máy với PEEP nếu trẻ không tự thở được
B.  Chống nhiễm khuẩn
C.  Đặt nội khí quản, hút dịch khí quản
D.  Bổ sung Curosurf
[D01.2014] Phòng bệnh màng trong bằng cách chỉ định glucocorticoid cho các sản phụ doạ đẻ non có thai dưới:
A.  32 tuần tuối
B.  33 tuần tuổi
C.  34 tuần tuổi
D.  35 tuần tuổi
[D01.2015] Nguyên tắc chống suy hô hấp cho trẻ sơ sinh, TRỪ:
A.  Thông thoáng đường thở
B.  Nằm tư thế đầu hơi ngửa ra sau, kê cao vai
C.  Duy trì độ bão hoà oxy trong khoảng 92-95%
D.  Nếu suy hô hấp nhẹ hoặc vừa thì cho thở oxy qua sonde liều 8-10 l/p
[D01.2016] Khi có toan hô hấp, chỉ định truyền dung dịch natribicarbonat 1,4% theo công thức:
A.  Số mEq = BE x P x 0,2
B.  Số mEq = BE x P x 0,3
C.  Số mEq = BE x P x 0,4
D.  Số mEq = BE x P x 0,5
[D01.2017] Trong trường hợp toan hô hấp nhưng chưa có kết quả xét nghiệm, cần chỉ định truyền Natribicarbonat 1,4% liều:
A.  10-15 ml/kg
B.  15-20 ml/kg
C.  20-25 ml/kg
D.  25-30 ml/kg

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 5

[D01.2018] Sự thích nghi của trẻ sơ sinh từ cuộc sống tử cung ra cuộc sống bên ngoài cần sự thích nghi đồng thời của mấy hệ cơ quan:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[D01.2019] Chọn ý sai: Sự thích nghi của trẻ sơ sinh từ cuộc sống tử cung ra cuộc sống bên ngoài cần sự thích nghi đồng thời của các hệ cơ quan nào:
A.  Hô hấp
B.  Tuần hoàn
C.  Thần kinh
D.  Nội tiết
[D01.2020] Có mấy giả thuyết về cơ chế thiết lập nhịp thở đầu tiên:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[D01.2021] Chọn ý đúng khi nói về thuyết sinh học giải thich nhịp thở đầu tiên:
A.  Phổi bào thai không bị xep hoàn toàn vi có chưa một ít chất lỏng như nước ối, sau tiêng khóc đầu tiên không khí tràn vào đường thở, chất lỏng này rút đi 60% theo đường bạch huyết
B.  Sau khi cắt rốn thành phần khí máu bị thayd dổi đột ngột, PaCO2 tăng, PaO2 giảm, pH giảm
C.  Sư thay đổi áp lực không khí, nhiệt độ gây phản xạ thở mặc dù chưa cắt cuống rốn
D.  Sự đụng chạm vào da trẻ, không khí tràn vào đường hô hấp gây phản xạ thở mặc dù chưa cắt cuống rốn
[D01.2022] Chọn ý đúng khi nói về thuyết sinh vật giải thich nhịp thở đầu tiên:
A.  Phổi bào thai không bị xep hoàn toàn vi có chưa một ít chất lỏng như nước ối, sau tiêng khóc đầu tiên không khí tràn vào đường thở, chất lỏng này rút đi 60% theo đường bạch huyết
B.  Sau khi cắt rốn thành phần khí máu bị thayd dổi đột ngột, PaCO2 tăng, PaO2 giảm, pH giảm
C.  Sư thay đổi áp lực không khí, nhiệt độ gây phản xạ thở mặc dù chưa cắt cuống rốn
D.  Sự đụng chạm vào da trẻ, không khí tràn vào đường hô hấp gây phản xạ thở mặc dù chưa cắt cuống rốn
[D01.2023] Nhịp thở đầu tiên tạo được áp lực âm bao nhiêu:
A.  -10 đến -60 cmH20
B.  -20 đến -70 cmH20
C.  -30 đến -80 cmH20
D.  -40 đến -90 cmH20
[D01.2024] Trong khoảng 3 phút đầu sau sinh, trẻ thở như thê nào:
A.  Chỉ có thở vào
B.  Chỉ có thở ra
C.  Cả thở vào và thở ra nhưng không đều
D.  Cả thở vào và thở ra đều đặn
[D01.2025] Sau 3 phút, muốn có nhịp thở đều và ổn định thì phổi phải thắng được sức cản nào:
A.  Sức cản đương hô hấp
B.  Sức cản của màng phổi
C.  Áp lực trong đường dẫn khí
D.  Sức căng bề mặt
[D01.2026] Điều gì giúp cho sự trao đổi khí giữa phế nang vào mao mạch được liên tục, đảm bảo các lần thở sau được dễ dàng ổn định:
A.  Áp lực âm khoang mang phổi
B.  Sự dãn nở đều đặn của phổi
C.  Dung tích cặn chức năng
D.  Sự điều hoà của trung tâm hô hấp
[D01.2027] Lý do vì sao trẻ đẻ non, ngạt hay hạ đường huyết thường hay bị xẹp phổi:
A.  Do pH máu quá thấp kích thích hô hấp quá mức nên trẻ thở nhanh nông không đủ thời gian để không khi lấp đầy hết các phế nang
B.  Do lượng dịch trong phổi quá nhiều làm tắc các đường dẫn khí dẫn tới xẹp phổi
C.  Do nồng độ CO2 máu quá cao ức chế hô hấp nên trẻ thở yếu không đủ tạo dung tích cặn chức năng
D.  Do nồng độ O2 quá thấp dẫn tới ức chế trung tâm hô hấp, làm trở thở yếu do đó không dịch bị ứ đọng trong phổi gây xẹp phổi

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 6

[D01.2028] Chất surfactant do tế bào nào tiết ra:
A.  Đại thực bào phế nang
B.  Tế bào phổi I
C.  Tế bào phổi II
D.  Biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển
[D01.2029] Chất surfactant được tổng hợp từ khi nào:
A.  Tuần 20 thai kì
B.  Tuần 34 thai kì
C.  Tuần 36 thai kì
D.  1-2 tuần sau khi sinh
[D01.2030] Chọn ý sai: Tác dụng của surfactant:
A.  Tăng độ giãn và thể tích phổi
B.  Tăng sức căng bề mặt
C.  Hình thành dung tích cặn chức năng
D.  Cân bằng luồng khí tơi phế nang
[D01.2031] Vai trò của glucocorticoid trong sản xuất surfactant thời kì bào thai:
A.  Tăng sản xuất
B.  Giảm sản xuất
C.  Chuyển dạng surfactant thành dạng dự trữ
D.  Thoái biến surfactant thành dạng gel
[D01.2032] CHọn ý sai về yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất surfactant:
A.  Đẻ non
B.  Thiếu oxy chu sinh
C.  Vỡ ối kéo dài
D.  Mẹ bị tăng huyết áp
[D01.2033] Sauk hi trẻ ra đời lượng máu qua phổi tăng bao nhieu lần so với lúc bào thai:
A. 2
B. 5
C. 10
D. 15
[D01.2034] Vai trò của thần kinh trong sự thích nghi của trẻ sơ sinh là gì:
A.  Trung tâm hô háp ở hành tuỷ bị kích thích gây nhịp thở đầu tiên
B.  Nồng độ oxy máu tăng dần ức chế vỏ não, tạo nhịp thở chậm lại
C.  PaCO2 máu tăng gây ức chế trung tâm hô hấp ở hành tuỷ gây động tác hít vào liên tục
D.  pH máu giảm làm kích thích trung tâm hô hấp tạo động tác thở ra ngắt quãng
[D01.2035] Chọn ý sai về nguyên nhân gây tắc nghẽn đương hô hấp trên dẫn tới suy hô hấp ở trẻ sơ sinh:
A.  Thông thực quản khí quản
B.  Hội chứng Pierre-Robin
C.  Hội chứng MAS
D.  Phì đại lưỡi bẩm sinh
[D01.2036] Chọn ý sai về bệnh mắc phải của đương hô hấp dưới gây SHH sơ sinh:
A.  Hội chứng hít phân su
B.  Bệnh màng trong
C.  Thiểu sản phổi
D.  Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi
[D01.2037] Chọn ý sai về bệnh chuyên hoá gây SHH sơ sinh:
A.  Hạ đường huyết
B.  Hạ calci huyết
C.  Hạ kali huyết
D.  Toan máu

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 7

[D01.2038] Chọn ý sai về bệnh lý tim mạch gây SHH sơ sinh
A.  Hẹp ĐMC
B.  Thiểu năng thất trái
C.  Chuyển gốc động mạch lớn
D.  Thông liên nhĩ
[D01.2039] Chọn ý sai về triệu chứng của SHH:
A.  Nhịp thở > 40 lần/phút
B.  Nhịp thở < 40 lần/phút
C.  Rút lõm lồng ngực nặng
D.  Di động ngực bụng ngược chiều
[D01.2040] Tim tái xuất hiện khi PaO2:
A.  <90mmHg
B.  <80mmHg
C.  <70mmHg
D.  <60mmHg
[D01.2041] Chọn ý sai về triệu chứng của các cơ quan khác khi thiếu Oxy:
A.  Vật vã,li bì, hôn mê
B.  Ban đầu nhịp tim chậm dần, sau đó tăng lên khi PaO2 < 40 mmHg
C.  Thiểu niệu, vô niệu
D.  Suy thận cấp
[D01.2042] Chọn ý đúng về khí máu trong SHH cấp sơ sinh:
A.  PaO2 < 100mmHg
B.  PaCO2 25-35mmHg
C.  pH máu bình thường
[D01.2043] Chỉ số Apgar đánh giá dựa trên mấy thông số:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
[D01.2044] Chọn ý sai về các thông số trong chỉ số Apgar:
A.  Màu sắc da
B.  Nhịp tim
C.  Phản xạ gân xương
D.  Cử động
[D01.2045] Chọn ý sai: Chỉ số Apgar đánh giá vào thời điểm nào:
A.  1 phút
B.  3 phút
C.  5 phút
D.  10 phút
[D01.2046] Một trẻ sinh ra có nhịp tim 120 lần/phút, thở chậm và rên, ít cử động, trương lực cơ giảm nhẹ, và có tím đầu chi thì Apgar mấy điểm:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
[D01.2047] Một trẻ sinh ra có nhịp tim 90 lần/phút, thở chậm và rên, trương lực cơ giảm nặng, không cử động, màu sắc da là trắng thì Apgar mấy điểm:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 8

[D01.2048] Chỉ số Silverman đánh giá suy hô hấp trên đối tương nào:
A.  Trẻ đẻ non
B.  Trẻ đủ tháng, nhiều ngày tuổi
C.  Trẻ nhẹ cân
D.  Trẻ mắc dị tật đường hô hấp
[D01.2049] Chỉ số Silverhan đánh giá dựa trên mấy thông số:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
[D01.2050] Chọn ý sai về thông số trong chỉ số Silverhan:
A.  Di động ngực bụng
B.  Nhịp thở
C.  Co kéo cơ liên sườn
D.  Rút lõm lồng ngực
[D01.2051] Chọn ý sai: Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi thường gặp ở đối tượng nào:
A.  Mổ đẻ trước khi có chuyển dạ
B.  Lọt quá nhanh
C.  Chuyển dạ quá lâu
D.  Mẹ dùng beta blockers
[D01.2052] Chọn ý sai về triệu chứng LS và CLS của HC chậm hấp thu dịch phổi:
A.  Thở nhanh
B.  Co kéo cơ hô hấp mạnh
C.  Tiến triển thuận lơi trong 24h
D.  XQ: hội chứng kẽ, phổi kém sáng
[D01.2053] Chọn ý đúng về điều trị HC chậm hấp thu dịch phổi:
A.  Hút dịch mũi họng + thở PEEP
B.  Hút dịch mũi họng + thở BiPAP
C.  Hút dịch mũi họng + thở CPAP
D.  Hút dịch mũi họng + thở Oxy gọng
[D01.2054] Chọn ý sai: Hội chứng hít phân su thường gặp ở đối tương nào:
A.  Đẻ khó
B.  Bất thường dây rốn
C.  Chuyển dạ kéo dài
D.  Đẻ non
[D01.2055] Chọn ý sai về LS & CLS của HC hít phân su:
A.  Biểu hiện thai suy trước khi đẻ
B.  Sau đẻ trẻ SHH nặng
C.  Da, móng tay, miệng, dịch dạ dày dính nước ối lẫn phân su
D.  Phổi nhiều ran rít, thông khí kém
[D01.2056] Chọn ý sai về LS & CLS của HC hít phân su:
A.  XQ: nhiều nốt mờ tập trung đáy phổi
B.  XQ: xen kẽ vùng phổi tăng sáng do ứ khí bít tắc
C.  XQ: có thể xep phổi, thường thuỳ bên phải
D.  Khí máu: toan chuyển hoá mất bù
[D01.2057] Chọn ý sai về điều trị HC hít phân su:
A.  Hút sạch nước ối và phân su vùng mũi họng
B.  Đặt NKQ, bóp bóng, thở máy
C.  Kháng sinh
D. Khí dung giãn phế quản

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 9

[D01.2058] Xuất huyết phổi thường gặp ở đối tượng nào:
A.  Thứ phát sau trẻ thiếu oxy nặng kéo dài
B.  Thứ phát sau nhiễm trùng hô hấp nặng
C.  Thứ phát sau nhiễm trùng huyết
D.  Thứ phát sau bệnh tim bẩm sinh có tăng dòng máu lên phổi
[D01.2059] Chọn ý sai về triệu chứng và điều trị xuất huyết phổi:
A.  Dấu hiệu suy hô hấp
B.  Sùi bọt hồng, trào máu tươi qua mũi miệng
C.  Tiêm phòng vitamin K sớm
D.  Kháng sinh
[D01.2060] Vi khuẩn gram âm thường gặp trong nhiễm khuẩn phổi tại bệnh viên là:
A.  E.Coli
B.  Liên cầu B
C.  Klebsiella
D.  Proteus
[D01.2061] Vi khuẩn gram âm thường gặp trong nhiễm khuẩn phổi mẹ con là:
A.  E.Coli
B.  Pseudomonas
C.  Klebsiella
D.  Proteus
[D01.2062] Vi khuẩn gram dương thường gặp trong nhiễm khuẩn phổi tại bệnh viên là:
A.  Phế cầu
B.  Liên cầu B
C.  Tụ cầu vàng
D.  Psedomonas
[D01.2063] Vi khuẩn gram dương thường gặp trong nhiễm khuẩn phổi mẹ con là:
A.  Phế cầu
B.  Liên cầu B
C.  Tụ cầu vàng
D.  Psedomonas
[D01.2064] Chọn ý sai về giải phẫu bệnh bệnh màng trong:
A.  Đại thể: hai phổi xep hoàn toàn
B.  Vi thể: lòng phế quản chứa đầy chất nhầy, bít tắc
C.  Vi thể: mặt trong phế nang bảo phủ 1 lớp màng trong bắt màu hồng khi nhuộm eosin
D.  Vi thể: tổ chức kẽ phù nề, xung huyết
[D01.2065] Chọn ý sai về lâm sàng bệnh màng trong:
A.  Suy hô hấp xảy ra sớm có thể ngay sau đẻ
B.  Phổi nhiều ran ứ đọng
C.  Tình trạng suy hô hấp tăng dần kèm rối loạn tim mạch, tinh thần
D.  Nếu không điều trị sau nhiều giờ, trẻ thở chậm dần truỵ mạch và tử vong
[D01.2066] Chọn ý sai về CLS bệnh màng trong:
A.  XQ: phổi nở kém, dưới 7 KLS
B.  Khí máu: PaO2 giảm nặng < 50mmHg
C.  Khí máu: PaCO2 tăng không đáng kể
D.  Khí máu: pH < 7.3
[D01.2067] Hình ảnh XQ bệnh màng trong chia thành mấy giai đoạn
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 10

[D01.2068] Giai đoạn 2 trong XQ phổi bệnh màng trong là:
A.  Phổi mờ đều 2 bên, không thấy rõ bờ tim
B.  Nốt mờ dạng hạt rất nhiều, hình ảnh ứ khí trong phế quản, thấy rõ bờ tim
C.  Nột mờ dạng hạt nhiều, hình ảnh ứ khí trong phế quản
D.  Nốt mờ dạng hạt khắp 2 phế trường phổi
[D01.2069] Chọn ý sai về điều trị bệnh màng trong:
A.  Thở CPAP mũi 5-7cmH2O nếu trẻ không tự thở được
B.  Surfactant
C.  Thăng bằng toan kiềm
D.  Kháng sinh
[D01.2070] Glucocorticoid dùng phòng bệnh màng trong cho đối tượng nào:
A.  Bà mẹ doạ đẻ non có thai < 35 tuần
B.  Bà mẹ thai già tháng > 35 tuần
C.  Trẻ đẻ non <35 tuần tuổi
D.  Trẻ già tháng có suy hô hấp
[D01.2071] Theo dõi tỉ lệ gì trong nước ối để đánh giá sự trương thành phổi thai nhi:
A.  Ganglioside/sphingomyelin
B.  Lecithin/Ganglioside
C.  Lecithin/sphingomyelin
D.  Phospholipid/lecithine
[D01.2072] Thở oxy qua sonde liều bao nhiêu:
A.  0.5 lít/phút
B.  4-5 lít/phút
C.  8-10 lít/phút
D.  10-12 lít/phút
[D01.2073] Công thức tính số dung dịch Natribicarbonate cần bù trong toan chuyển hoá:
A.  0.3 x BB x P
B.  0.3 x BE x P
C.  0.5 x BB x P
D.  0.5 x BE x P
[D01.2074] Khi dùng dung dịch natribicarbonate thường gây biên chứng gì:
A.  Hạ kali máu
B.  Tăng kali máu
C.  Hạ đường huyết
D.  Tăng đường huyết
[D01.2075] Với trường họp mờ natribicarbonate thì dùng như thế nào:
A.  NaHCO3 1.4%, 10-15ml/kg
B.  NaHCO3 2.8%, 10-15ml/kg
C.  NaHCO3 4.2%, 10-15ml/kg
D.  NaHCO3 5.6%, 10-15ml/kg
[D01.2076] Theo thuyết sinh vật, sau khi sinh ra đời 80% chất dịch trong phổi sẽ được rút qua đường bạch huyết
A. Đúng
B. Sai
[D01.2077] Nhịp thở đầu tiên đã tạo được một áp lực âm khoảng -20 đến – 70 cm nước
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 11

[D01.2078] Surfactant giúp hình thành dung tích cặn chức năng ở phổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.2079] Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất surfactant là:
A. Thiếu oxy chu sinh
B.  Trẻ nữ
C. Vỡ ối kéo dài
D. Mẹ bị đái tháo đường type 1
[D01.2080] Sau khi sinh trung tâm hô hấp ở võ não bị kích thích gây ra nhịp thở
A. Đúng
B. Sai
[D01.2081] Trong những phút đầu tiên sau đẻ, trẻ chuyển hoá glucose theo con đường ái khí
A. Đúng
B. Sai
[D01.2082] Hội chứng Pierre-Robin: lưỡi bị phì đại bẩm sinh gây tắc đường hô hấp trên
A. Đúng
B. Sai
[D01.2083] Bệnh đường hô hấp dưới mắc phải gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh:
A. Bệnh màng trong
B. Xuất huyết phổi
C. Kén hơi tại phổi
D. Thiểu sản phổi
[D01.2084] Hội chứng Porak-Durank do bất thường về xương sườn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2085] Đánh giá chỉ số Apgar lúc 1 phút, 5 phút, 15 phút
A. Đúng
B. Sai
[D01.2086] Đánh giá chỉ số Apgar bao gồm:
A. Di động ngực bụng
B. Trương lực cơ
C. Cử động
D. Nhịp thở
[D01.2087] Chẩn đoán ngạt nhẹ khi tổng điểm Apgar trong khoảng 3-5
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 12

[D01.2088] Chẩn đoán suy hô hấp nặng khi tổng điểm Silverman trên 7
A. Đúng
B. Sai
[D01.2089] Trong hội chứng chậm hấp thu dịch phổi, Xquang phổi kém sáng do các phế nang còn chứa nhiều dịch
A. Đúng
B. Sai
[D01.2090] Trong hội chứng hít phân su, hình ảnh các vùng phổi xẹp trên Xquang thường gặp ở phổi trái
A. Đúng
B. Sai
[D01.2091] Trẻ xuất huyết phổi có các triệu chứng suy hô hấp, sùi bọt hồng, trào máu tươi qua mũi, miệng
A. Đúng
B. Sai
[D01.2092] Suy hô hấp sơ sinh do nhiễm khuẩn phổi thường chỉ định kháng sinh phổ hẹp để tránh tác dụng phụ của thuốc
A. Đúng
B. Sai
[D01.2093] Trong bệnh màng trong, Xquang thấy phổi nở kém thường dưới 7 khoang liên sườn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2094] Theo dõi tỷ lệ lecithin/sphingomyelin trong máu mẹ để đánh giá sự trường thành phổi của thai nhi
A. Đúng
B. Sai
[D01.2095] Chống suy hô hấp khi bệnh nhân có PaO2< 70 mmHg
A. Đúng
B. Sai
[D01.2096] Chống kiệt sức cho trẻ bằng cách cho ăn sữa mẹ, chia làm nhiều bữa
A. Đúng
B. Sai
[D01.2097] Đảm bảo nhiệt độ phòng giữ ở 30-32oC
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 13

[D01.2098] Trường hợp toan hô hấp, truyền dung dịch natribicarbonat 1,4%
A. Đúng
B. Sai
[D01.2099] Surfactant bắt đầu được tổng hợp từ tuần thứ 34
A. Đúng
B. Sai
[D01.2100] Theo thuyết sinh vật chất lỏng rút đi qua đường máu
A. Đúng
B. Sai
[D01.2101] Theo thuyêt cơ giới, sau khi cắt rốn, thành phần khí máu thay đổi đột ngột gây nên nhịp thở đầu tiên
A. Đúng
B. Sai
[D01.2102] Thể tích khí lưu thông giúp sự trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch được liên tục đảm bảo cho các lần thở sau được dễ dàng và ổn định
A. Đúng
B. Sai
[D01.2103] Surfactant được tổng hơp từ tuần thứ 35 của thời kì bào thai
A. Đúng
B. Sai
[D01.2104] Glucocorticoid có vai trò điều hoà tổng hợp surfactant
A. Đúng
B. Sai
[D01.2105] Surfactant có vai trò tăng độ dãn và thể tích phổi, tăng sưc căng bề mặt và hình thành dung tích cặn chức năng
A. Đúng
B. Sai
[D01.2106] Thời kì bao thai lượng máu qua phổi chỉ bằng 10-12% lượng máu qua tim
A. Đúng
B. Sai
[D01.2107] Ống đọng mạch sẽ đóng sau 1 tháng
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 14

[D01.2108] Trong những phút đầu tiên hô hấp của trẻ là chuyển hoá glucose theo con đường yếm khí
A. Đúng
B. Sai
[D01.2109] Hội chứng Pierre-Robin là bệnh lý bẩm sinh của đường hô hấp dưới gây SHH sơ sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2110] Bệnh màng trong là bệnh lý bẩm sinh của đường hô hấp dưới gây SHH sơ sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2111] Hội chứng Porak-Durank là bệnh lý thần kinh gây SHH sơ sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2112] Tim tái xuất hiện khi nồng độ Hb khử trên 5g%
A. Đúng
B. Sai
[D01.2113] SHH có thể dẫn tới suy thận cấp do thiếu oxy ở ống thận
A. Đúng
B. Sai
[D01.2114] Chỉ số Apgar hay được đánh giá lúc 5 phút
A. Đúng
B. Sai
[D01.2115] Apgar điểm càng cao thì ngạt càng nặng
A. Đúng
B. Sai
[D01.2116] Silverhan điểm càng cao thì suy hô hấp càng nạng
A. Đúng
B. Sai
[D01.2117] HC chậm hấp thu dịch phổi hay gặp ở mẹ dùng ACEIs trong thời kì mang thai
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Suy Hô Hấp Cấp Ở Trẻ Sơ Sinh Phần 15

[D01.2118] HC chậm hấp thu dịch phổi tiến tiển nặng dần lên trong vòng 24h
A. Đúng
B. Sai
[D01.2119] HC hít phân su bản chất là do trẻ bị suy thai trong tử cung gây thải phân su vào nước ổi và gây động tác hít vào trước sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2120] XN tìm tinh thể phân su trong dịch dạ dày ngày sau đẻ giúp chẩn đoán xác định HC hít phân su
A. Đúng
B. Sai
[D01.2121] VK gram dương thường gặp gây NK phổi mẹ con là tụ cầu vàng
A. Đúng
B. Sai
[D01.2122] VK gram âm thương gặp gây NK phổi trong bệnh viện là Pseudomonas
A. Đúng
B. Sai
[D01.2123] Bệnh màng trong nếu không được xử trí sau nhiều giờ trẻ sẽ truỵ mạch và tử vong
A. Đúng
B. Sai
[D01.2124] XQ phổi giúp chẩn đoán xác định bệnh màng trong
A. Đúng
B. Sai
[D01.2125] Giai đoạn 4 trên XQ phổi của bệnh màng trong là phổi mờ dạng hạt rất nhiều và ứ khí trong phế quản, còn thấy rõ bờ tim
A. Đúng
B. Sai
[D01.2126] Phòng bệnh màng trong bằng glucocorticoid cho bà mẹ có thai già tháng >35 tuần tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.2127] Bệnh màng trong: thở máy CPAP nếu trẻ tự thở được
A. Đúng
B. Sai
[D01.2128] Điều trị SHH nhằm mục tiêu độ bão hoà oxy ở mức 98-99%
A. Đúng
B. Sai
[D01.2129] Dùng dung dịch natribicarbonate có nguy cơ gây tăng đường máu
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one