Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm đặc điểm da cơ xương ở trẻ em 1 của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 11: Đặc điểm da cơ xương ở trẻ em 1

Chúc các bạn may mắn!


Phần 10: Tăng Trưởng Thể Chất Ở Trẻ Em Phần 12: Dinh dưỡng trẻ em sơ sinh đến 5 tuổi

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 Phần 1

[D01.0458]  Đâu KHÔNG là đặc điểm cấu tạo của da trẻ em:
A. Da trẻ em mềm mại và nhiều mao mạch
B. Sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển yếu
C. Khả năng điều hoà nhiệt đã hoàn chỉnh
D. Dễ bị tổn thương loét, mưng mủ vì miễn dịch tại chỗ còn yếu
[D01.0459]  Vai trò của chất gây với trẻ sơ sinh:
A. Bảo vệ da khỏi bị chấn thương
B. Làm đỡ mất nhiệt của cơ thể
C. Có tính chất miễn dịch
D. Cả 3 đáp án trên
[D01.0460]  Đâu KHÔNG là đặc điểm của hiện tượng đỏ da sinh lý:
A. Trẻ da mềm mại như nhung thì ban đỏ biểu hiện ít hơn những trẻ da khô và thô
B. Trẻ đẻ non có hiện tượng đỏ da sinh lý rõ
C. Biểu hiện mạnh nhất là 1-2 ngày sau khi đẻ
D. Sau khi lau sạch lớp mỡ trên mặt da thì da ở dưới hơi phù nề, nhợt nhạt rồi trở nên đỏ hồng
[D01.0461]  Vàng da sinh lý gặp ở bao nhiêu trường hợp trẻ sơ sinh:
A. 70-75%
B. 75-80%
C. 80-85%
D. 85-90%
[D01.0462]  Vàng da sinh lý thường kéo dài đến ngày thứ mấy thì hết:
A. Ngày thứ 7-8
B. Ngày thứ 9-10
C. Ngày thứ 11-12
D. Ngày thứ 13-14
[D01.0463]  Lớp mỡ dưới da có từ khi thai bắt đầu được mấy tháng?
A. 5-6 tháng
B. 6-7 tháng
C. 7-8 tháng
D. 8-9 tháng
[D01.0464]  Đặc điểm lớp mỡ dưới da của trẻ sơ sinh, TRỪ:
A. Gồm nhiều acid béo không no và ít acid béo no hơn người lớn
B. Trẻ đẻ non lớp mỡ dưới da phát triển yếu
C. Độ nóng chảy ở lớp mỡ dưới da của trẻ em là 43oC
D. Về mùa rét trẻ dễ bị cứng bì và phù cứng bì
[D01.0465]  Bề dày lớp mỡ ở bé gái 12 tuổi là:
A. 10 mm
B. 12 mm
C. 14 mm
D. 16 mm
[D01.0466]  Đâu KHÔNG là đặc điểm lông và tóc của trẻ em:
A. Lông tơ ở ngực và vai thường gặp ở trẻ em trong những tháng đầu
B. Đến tuổi dậy thì lông mọc ở hõm nách và bộ phận sinh dục
C. Tóc của trẻ em rậm, thưa, đen hoặc hơi vàng
D. Tóc trẻ nhỏ thường mềm mại vì chưa có lõi tóc
[D01.0467]  Diện tích da của trẻ em được tính theo công thức nào:
A. Diện tích da = 1/10 x p^1/3
B. Diện tích da = 1/10 x ∛P^2
C. Diện tích da = 1/10 x P^3/2
D. Diện tích da = 1/10 x P^1/2

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 Phần 2

[D01.0468]  Đâu KHÔNG là đặc điểm sinh lý da của trẻ em:
A. Da trẻ dễ bị tổn thương và nhiễm trùng
B. Da có chức năng tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của tia cực tím
C. Sự hô hấp và bài tiết ở ngoài da biểu hiện mạnh so với người lớn
D. Trong những tháng đầu trẻ dễ bị nóng quá hoặc lạnh quá
[D01.0469]  Bề dày sợi cơ nhỏ ở trẻ em so với sợi cơ của người lớn là:
A. Bằng 1/2
B. Bằng 1/3
C. Bằng 1/4
D. Bằng 1/5
[D01.0470]  Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ ở trẻ em, TRỪ:
A. Tỷ lệ khối lượng cơ so với khối lượng cơ thể ở trẻ sơ sinh lớn hơn người lớn
B. Cơ trẻ em màu nhợt và mọng hơn cơ người lớn
C. Cơ trẻ em có nhiều nước, ít chất đạm, mỡ và muối vô cơ
D. Khi ỉa chảy trẻ dễ bị mất nước nặng và sụt cân nhanh
[D01.0471]  Đặc điểm về sự phát triển cơ ở trẻ em:
A. Các cơ nhỏ phát triển trước các cơ lớn
B. Có thể dạy trẻ tập viết từ lúc 4-5 tuổi
C. Các cơ phát triển mạnh nhất ở cuối thời kỳ dậy thì
D. Trên 15 tuổi, các cơ lớn phát triển trẻ làm được nhiều công việc nặng hơn
[D01.0472]  Đâu KHÔNG là đặc điểm sinh lý cơ của trẻ em:
A. Lực cơ tay phải mạnh hơn tay trái
B. Có hiện tượng tăng trương lực cơ trong những tháng đầu
C. Tăng trương lực cơ chi trên đến 3-4 tháng thì hết
D. Đan, khâu, đánh đàn piano có thể gây chuột rút ngón tay
[D01.0473]  Lực kéo của trẻ 5 tuổi là_
A. 1,5 kg
B. 2,1 kg
C. 2,9 kg
D. 3,5 kg
[D01.0474]  Hiện tượng tăng trương lực cơ chi dưới thường hết sau bao lâu:
A. 3-4 tháng
B. 4-5 tháng
C. 5-6 tháng
D. 6-7 tháng
[D01.0475]  Đâu KHÔNG là đặc điểm của hệ xương ở trẻ sơ sinh:
A. Đầu to
B. Lồng ngực tròn mềm và dễ bị biến dạng
C. Thân dài, chân tay ngắn
D. Xương sống chỉ có một đoạn cong
[D01.0476]  Đặc điểm hệ xương của trẻ sơ sinh là:
A. Thành phần hoá học có ít nước và nhiều muối khoáng
B. Xương trẻ em mềm, dễ gãy hơn so với người lớn
C. Ống Haver to và có nhiều huyết quản
D. Màng ngoài xương của trẻ còn bú mỏng và phát triển mạnh hơn người lớn
[D01.0477]  Trẻ xuất hiện điểm cốt hoá ở xương cả và xương móc ở lứa tuổi nào:
A. 2-3 tháng tuổi
B. 3-6 tháng tuổi
C. 6-9 tháng tuổi
D. 1-2 tuổi

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 Phần 3

[D01.0478]  Trẻ xuất hiện điểm cốt hoá ở xương tháp lúc mấy tuổi:
A. 3 tuổi
B. 4 tuổi
C. 5 tuổi
D. 6 tuổi
[D01.0479]  Trẻ xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thuyền lúc mấy tuổi:
A. 3 tuổi
B. 4-6 tuổi
C. 5-7 tuổi
D. 10-13 tuổi
[D01.0480]  Đâu KHÔNG là đặc điểm xương sọ của trẻ em:
A. Phần đầu dài hơn phần mặt
B. Thóp trước đóng muộn hơn thóp sau
C. Xoang hàm trên và hàm dưới hình thành từ lúc mới sinh
D. Trong bệnh đầu nhỏ thóp kín muộn
[D01.0481]  Thóp trước bắt đầu đóng kín khi trẻ được mấy tuổi:
A. 9 tháng tuổi
B. 12 tháng tuổi
C. 15 tháng tuổi
D. 18 tháng tuổi
[D01.0482]  Thóp sau bắt đầu đóng kín trong khoảng thời gian nào:
A. Trong khoảng 1 tháng đầu
B. Trong khoảng 2 tháng đầu
C. Trong khoảng 3 tháng đầu
D. Trong khoảng 4 tháng đầu
[D01.0483]  Xương sống của trẻ có 2 đoạn cong vĩnh viễn ở cổ và ngực lúc mấy tuổi:
A. 5 tuổi
B. 6 tuổi
C. 7 tuổi
D. 8 tuổi
[D01.0484]  Cột sống vùng lưng cong về phía trước khi nào:
A. Khi trẻ biết đi
B. Khi trẻ biết ngồi
C. Khi trẻ biết chạy
D. Tuổi dậy thì
[D01.0485]  Xương cánh chậu, xương cùng và xương cụt không còn dính liền nhau ở độ tuổi nào:
A. 17-18 tuổi
B. 18-19 tuổi
C. 19-20 tuổi
D. 20-21 tuổi
[D01.0486]  Cổ tay hình thành đầy đủ lúc trẻ mấy tuổi:
A. 5 tuổi
B. 6 tuổi
C. 7 tuổi
D. 8 tuổi
[D01.0487]  Đâu KHÔNG là đặc điểm lồng ngực của trẻ nhỏ:
A. Ở trẻ nhỏ đường kính trước sau của lồng ngực bằng đường kính ngang
B. Xương sườn nằm theo chiều ngang
C. Khi khó thở, chỉ có xương sườn di dộng, cơ hoành ít di động
D. Càng lớn lồng ngực trẻ càng dẹt

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 Phần 4

[D01.0488]  Số răng sữa của trẻ là bao nhiêu:
A. 18
B. 20
C. 22
D. 24
[D01.0489]  Trẻ kết thúc thời kì mọc răng sữa lúc mấy tuổi:
A. 15 tháng
B. 18 tháng
C. 20 tháng
D. 24 tháng
[D01.0490]  Một trẻ 15 tháng tuổi thì số răng của là:
A. 10 răng
B. 11 răng
C. 12 răng
D. 13 răng
[D01.0491]  Trẻ bắt đầu mọc răng hàm từ khi nào:
A. 3-5 tuổi
B. 4-6 tuổi
C. 5-7 tuổi
D. 6-8 tuổi
[D01.0492]  Tổng số răng vĩnh viễn là bao nhiêu:
A. 26 răng
B. 28 răng
C. 30 răng
D. 32 răng
[D01.0493] Da trẻ em thường mềm mại, nhiều mạch máu, tuyến mỡ phát triển yếu lúc mới sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.0494] Trong 3-4 tháng đầu tuyến mồ hôi chưa phát triển
A. Đúng
B. Sai
[D01.0495] Chất gây gồm mỡ và lớp thượng bì bong ra
A. Đúng
B. Sai
[D01.0496] Sau đẻ 24 giờ cần lau sạch chất gây nếu không sẽ hăm đỏ ở các kẽ
A. Đúng
B. Sai
[D01.0497] Đỏ da sinh lý biểu hiện mạnh nhất vào ngày thứ năm sau đẻ
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 Phần 5

[D01.0498] Vàng da sinh lý có thể kéo dài 3-4 tuần ở trẻ đẻ non
A. Đúng
B. Sai
[D01.0499] Độ nóng chảy ở lớp mỡ dưới da của trẻ em lớn hơn người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.0500] Ở những trẻ dinh dưỡng kém thì lông tơ mọc ít hơn
A. Đúng
B. Sai
[D01.0501] Sự đào thải nước theo đường da ở trẻ em nhỏ hơn người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.0502] Cơ trẻ em nhiều nước và muối vô cơ, ít chất đạm, mỡ
A. Đúng
B. Sai
[D01.0503] Tế bào cơ của trẻ em có ít nhân
A. Đúng
B. Sai
[D01.0504] Các cơ trẻ em phát triển không đều nhau trong mọi lứa tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.0505] Trong những tháng đầu trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý
A. Đúng
B. Sai
[D01.0506] Ngưỡng là cường độ tối thiểu gây nên kích thích của cơ khi có dòng điện hai chiều
A. Đúng
B. Sai
[D01.0507] Thời trị là thời gian tối thiểu cần thiết để cho dòng điện có cường độ 1rheobases gây nên được kích thích
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Da Cơ Xương Ở Trẻ Em 1 Phần 6

[D01.0508] Xương ở trẻ sơ sinh hầu hết đã được cốt hoá
A. Đúng
B. Sai
[D01.0509] Trẻ sơ sinh có đầu to, thân ngắn và xương chi dài
A. Đúng
B. Sai
[D01.0510] Trẻ em thường bị gãy xương theo lối cành tươi
A. Đúng
B. Sai
[D01.0511] Xương đậu là xương cốt hoá muộn nhất trong cơ thể
A. Đúng
B. Sai
[D01.0512] Cách đo thóp phải đo từ điểm giữa của một cạnh đến điểm giữa của cạnh đối diện
A. Đúng
B. Sai
[D01.0513] Không có viêm xoang hàm trên ở trẻ dưới 2 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.0514] Lúc 6 tháng tuổi trẻ biết ngồi thì cột sống cong về phía trước
A. Đúng
B. Sai
[D01.0515] Trước tuổi dậy thì xương chậu giữa em trai và em gái chưa thấy có biểu hiện khác nhau
A. Đúng
B. Sai
[D01.0516] Trẻ khoẻ mạnh bắt đầu mọc răng lúc 6 tháng tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.0517] Đến tuổi đi học xương sườn nằm theo chiều dốc nghiêng
A. Đúng
B. Sai
[D01.0518] Có thể tính số răng theo công thức: số răng = số tháng – 6
A. Đúng
B. Sai
[D01.0519] Hiện tượng cong sinh lý ở tứ chi sẽ mất sau 2 tuần
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one