Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm đặc điểm hệ thần kinh trẻ em của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 38: Đặc điểm hệ thần kinh trẻ em

Chúc các bạn may mắn!


Phần 37: Tiêu chảy cấp ở trẻ em 1 Phần 39: Hôn mê ở trẻ em

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em Phần 1

[D01.2513] Đâu KHÔNG là đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh:
A.  Não trẻ sơ sinh chưa được myelin hoá
B.  Não trẻ sơ sinh chưa có đủ các rãnh thuỳ
C.  Khi mới sinh hệ thần kinh kém phát triển so với các cơ quan khác
D.  So với trọng lượng cơ thể thì não trẻ sơ sinh lớn hơn  não người lớn
[D01.2514] Bề mặt não trẻ em hoàn toàn giống người lớn tính từ khi nào:
A.  4 tháng tuổi
B.  6 tháng tuổi
C.  9 tháng tuổi
D.  12 tháng tuổi
[D01.2515] Trọng lượng não bộ của trẻ sơ sinh trung bình khoảng:
A.  300-320 g
B.  320-350 g
C.  350-370 g
D.  370-390 g
[D01.2516] Trọng lượng não bộ của trẻ 15 tuổi trung bình khoảng:
A.  1300 g
B.  1400 g
C.  1500 g
D.  1600 g
[D01.2517] Cuối năm đầu tiên, kích thước vòng đầu của trẻ khoảng:
A.  45-47 cm
B.  43-45 cm
C.  41-43 cm
D.  39-41 cm
[D01.2518] Sự myelin hoá được bắt đầu từ tháng thứ mấy của phôi thai:
A.  Tháng thứ 3
B.  Tháng thứ 4
C.  Tháng thứ 5
D.  Tháng thứ 6
[D01.2519] Các dây thần kinh của bó tháp được myelin hoá hoàn chỉnh từ lúc mấy tuổi:
A.  4 tuổi
B.  5 tuổi
C.  6 tuổi
D.  7 tuổi
[D01.2520] Tế bào não trẻ biệt hoá hoàn toàn như người lớn từ lúc mấy tuổi:
A.  6 tuổi
B.  7 tuổi
C.  8 tuổi
D.  9 tuổi
[D01.2521] Đâu KHÔNG là đặc điểm của não bộ trẻ em:
A.  Sự phân biệt giữa chất trắng và chất xám chưa rõ rệt
B.  Hệ thống mao mạch phát triển mạnh
C.  Cấu tạo thành mạch mỏng nên dễ bị xuất huyết
D.  Não trẻ có nhiều nước, lipid và ít protid
[D01.2522] Đến mấy tuổi thì thành phần hoá học não bộ trẻ em giống như người lớn:
A.  1 tuổi
B.  2 tuổi
C.  3 tuổi
D.  4 tuổi

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em Phần 2

[D01.2523] Sự biệt hoá các tế bào thần kinh ở vỏ tiểu não kết thúckhoảng tháng thứ mấy:
A.  Tháng 7-9
B.  Tháng 9-11
C.  Tháng 11-13
D.  Tháng 13-15
[D01.2524] Đâu KHÔNG là đặc điểm của tuỷ sống trẻ em là:
A.  Hình trụ, hơi dẹt từ trước ra sau
B.  Chóp cùng tuỷ sống tương đương thắt lưng 3 ở trẻ sơ sinh
C.  Có 2 đoạn uốn cong: uốn cong cổ lõm ra trước và uốn cong lưng lõm ra sau
D.  Dịch não tuỷ được tạo ra từ đám rối mạch mạc trong não thất bên
[D01.2525] Lượng dịch não tuỷ ở trẻ sơ sinh là:
A.  15-20 ml
B.  20-25 ml
C.  25-30 ml
D.  30-35 ml
[D01.2526] Lượng protein trong dịch não tuỷ của trẻ sơ sinh là:
A.  0,2-0,4 g/l
B.  0,3-0,6 g/l
C.  0,4-0,8 g/l
D.  0,5-1 g/l
[D01.2527] Hệ giao cảm gồm các sợi xuất phát từ:
A.  Nhân nước bọt trên và dưới
B.  Nhân thần kinh sọ III, VII, X
C.  Sừng bên chất xám tuỷ sống
D.  Sừng trước chất xám tuỷ sống đoạn tuỷ 1-4
[D01.2528] Đâu KHÔNG là đặc điểm sinh lý của hệ thần kinh trẻ em:
A.  Hộp sọ cứng giúp bảo vệ não bộ
B.  Khả năng mềm dẻo của não giúp não có thể hồi phục khi bị tổn thương
C.  Khả năng hưng phấn của vỏ não thời sơ sinh cao nên phản ứng vỏ não có xu hướng lan toả
D.  Hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế nên trẻ sơ sinh có vận động ngoại tháp như múa vờn
[D01.2529] Phản ứng Babinski có thể dương tính đến lúc mấy tuổi:
A.  12 tháng tuổi
B.  15 tháng tuổi
C.  18 tháng tuổi
D.  24 tháng tuổi
[D01.2530] Đâu KHÔNG là đặc điểm bệnh lý của não trẻ em:
A.  Não ít bị tổn thương khi bị nhiễm độc so với người lớn
B.  Não nhiều nước và tế bào chưa biệt hoá nên dễ bị kích thích gây co giật
C.  Hệ thống mạch máu não phong phú, thành mạch mỏng dễ vỡ nên trẻ nhỏ dễ bị xuất huyết não – màng não
D.  Não ít tổ chức đệm nâng đỡ nên chấn thương nhỏ có thể gây nên liệt nửa thân, liệt chi
[D01.2531] Các vấn đề cần chú ý khi khám thần kinh trẻ em, TRỪ:
A.  Đánh giá các phản xạ phát triển
B.  Đo vòng đầu
C.  Đánh giá các bớt, chàm trên da
D.  Hỏi tiền sử chấn thương trước đó
[D01.2532] Chỉ định xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh trẻ em, TRỪ:
A.  Chọc dò ống sống thắt lưng và xét nghiệm dịch não tuỷ cho bệnh nhiễm khuẩn thần kinh
B.  Điện não đồ với bệnh thần kinh cơ
C.  Chụp sọ thường để đánh giá gẫy xương
D.  Chụp cộng hưởng từ để phân biệt chất trắng và chất xám

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em Phần 3

[D01.2533] Giá trị của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh trẻ em:
A.  Đánh giá giải phẫu não
B.  Phân biệt chất trắng và chất xám
C.  Đánh giá các mạch máu não
D.  Đánh giá chuyển hoá não
[D01.2534] Não trẻ em có 14 tỷtế bào và vỏ não chia thành 6 lớp như người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2535] Tiểu não gồm 2 phần: tiểu não cổ và tiểu não mới
A. Đúng
B. Sai
[D01.2536] Chóp cùng tuỷ sống của trẻ 4 tuổi tương đương thắt lưng 2
A. Đúng
B. Sai
[D01.2537] Dịch não tuỷ của trẻ sơ sinh có màu vàng chanh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2538] Hệ giao cảm gồm các sợi xuất phát ở sừng trước chất xám tuỷ sống và từ đoạn lưng 1 đến thắt lưng 3
A. Đúng
B. Sai
[D01.2539] Lều tiểu não và vách ngăn phần não trên lều giúp cố định não trong khung xương
A. Đúng
B. Sai
[D01.2540] Do kích thước nhỏ hơn nên nhu cầu tiêu thụ oxy của não trẻ em cũng thấp hơn não người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2541] Sinh thiế tnão giúp đánh giá các bệnh thoái hoá não
A. Đúng
B. Sai
[D01.2542] Chọn ý sai về đặc điểm não bộ của trẻ em:
A.  Não trẻ em chưa trưởng thành vì chưa được myelin hoá
B.  Khi sinh ra, hệ thần kinh phát triển tương đối hoàn thiện hơn các cơ quan khác
C.  Não sơ sinh có đủ ác rãnh thuỳ và tiếp tục phát triển
D.  Bề mặt não trẻ 6 tháng tuổi hoàn toàn như người lớn

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em Phần 4

[D01.2543] Trọng lượng não bộ trẻ sơ sinh khoảng:
A.  270-290 gam
B.  370-390 gam
C.  470-490 gam
D.  570-590 gam
[D01.2544] Vòng đầu khi mới sinh bình thường là:
A.  31-32 cm
B.  35-36 cm
C.  41-42 cm
D.  45-46 cm
[D01.2545] Sự phát triển quan trọng nhất của não bộ sau khi sinh là:
A.  Sự tạo synapse
B.  Sự tăng sinh các neuron
C.  Sự tăng tạo tế bào thần kinh đệm
D.  Sự myelin hoá
[D01.2546] Các dây thần kinh của bó tháp bắt đầu được bọc myelin từ bao giờ:
A.  Tháng thứ 4 của phôi thai
B.  Ngay sau khi sinh
C.  6 tháng tuổi
D.  2 tuổi
[D01.2547] Các dây thần kinh của bó tháp được bọc myelin hoàn chỉnh vào:
A.  2 tuổi
B.  4 tuổi
C.  6 tuổi
D.  8 tuổi
[D01.2548] Chọn ý sai về đặc điểm não bộ ở tre em:
A.  Trẻ em cũng có 14 tỷ tế bào và vỏ não chia 6 lớp như người lớn
B.  Sự phân biệt chất trắng và chất xám tương tự người lớn
C.  Hệ thống mao mạch ở não mỏng manh, dễ xuất huyết, nhất là khi bị ngạt
D.  Áp lực động mạch não bình thường 50-150 mmHg
[D01.2549] Chọn ý sai về đặc điểm tiểu nao ở trẻ em:
A.  Gồm 3 phần: tiểu não nguyên thuỷ, tiểu não cổ và tiểu não mới
B.  Chức năng điều hoà tự động với vận động
C.  Điều hoà trương lực cơ
D.  Điều hoà thăng bằng và cảm giác sâu
[D01.2550] Chọn ý sai về đặc điểm của tuỷ sống ở trẻ em:
A.  Chop cùng tuỷ sống tương đương thắt lưng 3 ở trẻ sơ sinh
B.  Dây thần kinh sống lúc đầu đi chếch sau dần đi ngang cho đến tuổi trưởng thành
C.  DNT được tiết ra từ đám rối mạch mạc trong não thất bên
D.  Tuỷ sống hình trụ, hơi dẹt từ trước ra sau
[D01.2551] Lượng dịch não tuỷ ở trẻ sơ sinh là:
A.  15-20 ml
B.  35-40 ml
C.  55-60 ml
D.  75-80 ml
[D01.2552] Chọn ý sai về đặc điểm sinh lý thần kinh ở trẻ em:
A.  Khả năng mềm dẻo của não thể hiện bằng não bị tổn thương có thể hồi phục
B.  Não có khả năng phát triển luân phiên
C.  Khả năng hung phấn của vỏ não sơ sinh rất mạnh
D.  Phản ứng vỏ não có xu hướng lan toả

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Thần Kinh Trẻ Em Phần 5

[D01.2553] Chọn ý sai về đặc điểm sinh lý thần kinh ở trẻ em:
A.  Hoạt động dưới vỏ thường chiếm ưu thế
B.  Phản xạ Babinski có thể dương tính ở trẻ < 5 tuổi
C.  Nhu cầu tiêu thụ oxy của não trẻ em lớn hơn người lớn
D.  Các kích thích ngoại cảnh quá mức có thể dẫn tới tình trạng ức chế bảo vệ ở trẻ sơ sinh
[D01.2554] Chọn ý sai về đặc điểm bệnh lý thần kinh ở trẻ em:
A.  Não dễ bị kích thích gây co giật
B.  Dễ có phản ứng não-màng não khi sốt cao
C.  Não nhiều nước, ít tổ chức đệm nên chấn thương nhỏ dễ gây liệt nửa người, liệt chi
D.  Trẻ nhỏ dễ bị nhồi máu não
[D01.2555] Bề mặt não trẻ 6 tháng tuổi hoàn toàn như người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2556] Sự phát triển quan trọng nhất củ não bộ là sự myelin hoá và sự phân chia các rãnh thuỳ
A. Đúng
B. Sai
[D01.2557] Sự myelin hoá bắt đầu từ khi trong bào thai
A. Đúng
B. Sai
[D01.2558] Não trẻ em tiêu thụ oxy nhiều hơn người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2559] Não tre em nhiều nước, lipid và ít protid nên dễ bị kích thích, dễ co giật, dễ phản ứng não-màng não khi sốt cao
A. Đúng
B. Sai
[D01.2560] Vỏ tiểu não được biệt hoá hoàn chỉnh ngay sau khi sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2561] Dây thần kinh sống lúc đầu đi chếch sau dần đi ngang cho đến khi truỏng thành
A. Đúng
B. Sai
[D01.2562] Trẻ em hệ phó giao cảm ưu thế hơn hệ giao cảm
A. Đúng
B. Sai
[D01.2563] Khả năng hung phấn của vỏ não thời kì sơ sinh tương đối mạnh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2564] Do các tế bào thânh kinh chưa biệt hoá nên phản ứng vỏ não có xu hướng lan toả
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one