Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm đặc điểm hệ tiết niệu ở trẻ em của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phẩn 43: Đặc điểm hệ tiết niệu ở trẻ em

Chúc các bạn may mắn!


Phần 42: Xuất huyết não, màng não Phần 44: Hội chứng thận hư

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 1

[D01.2816] Đặc điểm giải phẫu không phải của thận trẻ em:
A. Nhìn ngoài thấy nhiều múi
B. Dễ di động vì tổ chức mỡ quanh thận chưa phát triển
C. Mỗi thận cân nặng chưa tới 1% trọng lượng cơ thể
D. Trên lâm sàng, chiều dài thận thường được vận dụng nhiều hơn trọng lượng thận
[D01.2817] Công thức tính chiều dài thận cho trẻ dưới một tuổi là: chiều dài thận (cm)=…..
A. 4,97 + 0,15. Tháng tuổi
B. 4,98 + 0,155. Tháng tuổi
C. 5,97 + 0,15. Tháng tuổi
D. 5,98 + 0,155. Tháng tuổi
[D01.2818] Công thức tính chiều dài thận cho trẻ trên một tuổi là: chiều dài thận (cm)=…..
A. 6,97 + 0,22.năm tuổi
B. 6,98 +0,2.năm tuổi
C. 7,97 + 0,22. Năm tuổi
D. 7,98 +0,2 . năm tuổi
[D01.2819] Chiều dài thận tương đương với độ dài:
A. 4 đốt sống ngực đầu tiên
B. 4 đốt sống ngực cuối
C. 4 đốt sống thắt lưng đầu tiên
D. 4 đốt sống thắt lưng cuối
[D01.2820] Tỉ lệ giữa phần vỏ và phần tủy ở trẻ bú mẹ là:
A. 1:4
B. 1:2,5
C. 1:2
D. 1:1
[D01.2821] Câu sai về nephron của thận:
A. Mỗi thận có khoảng 1 triệu nephron từ lúc thai 25 tuần và không tăng lên theo tuổi
B. Phần ống thận tương đối kém phát triển hơn phần cầu thận
C. Sự lớn lên của thận là do sự tăng số lượng các nephron
D. Diện tích lọc của thận tỉ lệ thuận với diện tích da
[D01.2822] Đâu không phải đặc điểm của hệ tuần hoàn trong thận:
A. Nhận cung lượng tim là 30%
B. Đường kính tiểu động mạch đến gấp 2 lần tiểu đm đi
C. Hệ thống mao mạch hẹp ở phần vỏ
D. Hệ thống mạch thẳng gồm các mạch máu theo dọc quai henle của các nephron nằm ở gần phần tủy thận
[D01.2823] Phần nào của thận được cung cấp nhiều máu nhất:
A. Vỏ thận
B. Tủy ngoài
C. Tủy trong
D. Ranh giới vỏ và tủy
[D01.2824] 2 hệ thống tuần hoàn ở phần tủy và vỏ tương đối độc lập nhau, tuy nhiên vẫn được nối thông nhờ:
A. Cầu nối động mạch Truetta
B. Cầu nối tĩnh mạch truetta
C. Cầu nối động tĩnh mạch truetta
[D01.2825] Đài bể thận trẻ em:
A. Có 30-40 đài thận xếp thành 3 nhóm, hình dáng ổn định
B. 10-12 đài xếp thành 3 nhóm, hình dáng ổn định
C. 30-40 đài thận xếp thành 3 nhóm, hình dáng thay đổi theo tuổi
D. 10-12 đài thận xếp thành 3 nhóm, hình dáng thay đổi theo tuổi

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 2

[D01.2826] Chọn khẳng định đúng:
A. Niệu quản sơ sinh đi ra vuông góc, còn trẻ lớn đi ra là góc nhọn
B. Đường kính niệu quản ở trẻ em tương đối nhỏ hơn nhưng dài hơn nên dễ bị gấp hoặc xoắn
C. Phần lớn bàng quang trẻ nhỏ nằm trong chậu hông
D. Niệu đạo ở trẻ nhỏ tương đối dài vì bàng quang nằm cao
[D01.2827] Thận bắt đầu hoạt động bài tiết nước tiểu từ khi nào:
A. Từ tuần thứ 25 bào thai
B. Từ tháng thứ 7-8
C. Từ tuần thứ 36
D. Từ lúc mới sinh
[D01.2828] Khẳng định đúng về vai trò của thận:
A. Thận hoạt động từ bào thai nhưng chưa thực sự cần thiết cho đời sống của bào thai, chức năng thận phát triển mạnh ngay từ khi sau đẻ để có thể đảm bảo hằng định nội môi của cơ thể
B. Thận hoạt động từ bào thai và thực sự cần thiết cho đời sống của bào thai, chức năng thận tiếp tục hoàn thiện từ sau đẻ để có thể đảm bảo hằng định nội môi của cơ thể
C. Thận hoạt động từ sau đẻ nhưng chức năng chưa đủ hoàn thiện để có thể đảm bảo hằng định nội môi của cơ thể
D. Thận hoạt động từ sau đẻ và nhanh chóng hoàn thiện chức năng đủ để có thể đảm bảo hằng định nội môi của cơ thể
[D01.2829] Chức năng sinh lí của thận thời kì sơ sinh, chọn câu sai:
A. Chức năng thận phát triển mạnh ngay từ khi sau đẻ
B. Chức năng lọc của cầu thận sớm hoàn thiện và cuối thời kì sơ sinh thì đạt giá trị như trẻ lớn
C. Khả năng cô đặc nước tiểu kém, tỉ trọng nước tiểu rất thấp, tối đa là 400-500 mOsm/l
[D01.2830] Chức năng sinh lí thận được hoàn thiện như người trưởng thành theo thứ tự từ sớm đến muộn hơn là:
A. Độ thanh thải inulin, độ thanh thải PAH, khả năng cô đặc nước tiểu
B. Khả năng cô đặc nước tiểu, độ thanh thải inulin, độ thanh thải PAH
C. Độ thanh thải PAH, khả năng cô đặc nước tiểu, độ thanh thải inulin
D. Độ thanh thải inulin, khả năng cô đặc nước tiểu, độ thanh thải PAH
[D01.2831] Chọn câu sai về chức năng sinh lí thận của trẻ nhỏ:
A. Sự đáp ứng với nội tiết chống bài niệu giống sự đáp ứng ở người trưởng thành
B. Trong tuần đầu sau sinh, trẻ đào thải ít acid hơn trẻ lớn và người trưởng thành do chế độ ăn và sự chuyển hóa nito khác nhau
C. Ngưỡng bicarbonate của thận ở trẻ em cao hơn người lớn nên nồng độ bicarbonate huyết tương bình thường ở trẻ nhỏ cao hơn đáng kể so với trẻ lớn
[D01.2832] Số lần đái của trẻ, chọn câu sai
A. Biểu hiện: ngày đầu tiên sau đẻ trẻ đái rất ít thậm chi vô niệu
B. Tháng đầu có thể từ 20-28 lần trong 1 ngày
C. Sau năm đầu số lần đái tăng nhiều
D. 3 loại bất thường chính có thể gặp là: bí đái, vô niệu nguyên phát, thiểu niệu hay vô niệu thứ phát
[D01.2833] Công thức tính sô lượng nước tiểu của trẻ trên 1 tuổi trong 24h:
A. 600+ 100.(n-1)
B. 500+100.(n-1)
C. 600+ 150.(n-1)
D. 500+150.(n-1)
[D01.2834] So sánh lượng nước tiểu của trẻ ăn sữa mẹ, trẻ đẻ non và trẻ ăn nhân tạo
A. Trẻ đẻ non và ăn nhân tạo bài tiết nước tiểu nhiều hơn
B. Trẻ ăn sữa mẹ bài tiết nước tiểu nhiều hơn
C. Trẻ ăn nhân tạo bài tiết nước tiếu nhiều hơn trẻ ăn sữa mẹ và trẻ đẻ non
D. Trẻ đẻ non bài tiết nước tiểu nhiều hơn trẻ ăn sữa mẹ và trẻ ăn nhân tạo
[D01.2835] Tỉ trọng nước tiểu của trẻ nhỏ
A. 1,000-1,004
B. 1,002-1,006
C. 1,000-1,006
D. 1,002-1,004

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 3

[D01.2836] Các yếu tố sau phản ánh tình trạng chức năng thận của trẻ em trong những năm đầu còn chưa trưởng thành, trừ:
A. Tỷ trọng nước tiểu rất thấp
B. Bài tiết ure và creatinin ít hơn trẻ hơn nhưng bài tiết ammoniac và acid amin thì nhiều hơn
C. Sự bài tiết kali của trẻ nhỏ nhiều hơn, nhưng bài tiết Na của trẻ lớn nhiều hơn
D. Sự bài tiết HCO3- của trẻ nhỏ nhiều hơn
[D01.2837] Thận tham gia bài tiết nước tiểu vào giai đoạn:
A.  Ngay sau khi sinh
B.  Tháng thứ 7- 8 thời kì bào thai
C.  Sau sinh 7-8 tuần
D.  Tháng thứ 5-6 thời kì bào thai
[D01.2838] Đặc điểm của thận thời kì trẻ sơ sinh:
A.  Khối lượng tương đương với trọng lượng cơ thể thấp hơn trẻ lớn
B.  Thận có cấu trúc nhiều múi
C.  Cấu trúc phần vỏ dày, phần tủy mỏng
D.  Hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng kém
[D01.2839] Chức năng lọc insulin của thận ở trẻ em hoàn thiện như người trưởng thành khi:
A.  Độ tuổi đi học
B.  6 tháng sau sinh
C.  12 tháng sau sinh
D.  18 tháng sau sinh
[D01.2840] Độ thanh thải PAH của thận ở trẻ bú mẹ:
A.  Hoàn thiện như người trưởng thành
B.  Độ thanh thải thấp bằng từ 10- 50% trẻ lớn
C.  Thấp hơn so với trẻ lớn, hoàn thiện khi 12 tháng
D.  Độ thanh thải lớn hơn so với trẻ lớn
[D01.2841] Đặc điểm không phù hợp với tuần hoàn thận trẻ bú mẹ:
A.  Chiếm khoảng 20% khối lượng tuần hoàn của cơ thể
B.  Phân bố máu không đồng đều giữa vùng vỏ và vùng tủy
C.  Đường kính tiểu ĐM đến gấp 1,5 lần đường kính tiểu động mạch đi
D.  Tuần hoàn thận có khả năng điều chỉnh theo tuần hoàn hệ thống
[D01.2842] Khả năng điều hoàn tuần hoàn thận hạn chế sự thiếu máu thận nhờ cơ chế:
A.  Sự co cơ trơn tại ống lượn gần
B.  Sự co cơ trơn ống lượn xa
C.  Sự tham gia của cầu thận
D.  Sự co cơ trơn tại ống lượn gần và  Sự tham gia của cầu thận
[D01.2843] Khu vực thận được cung cấp nhiều máu nhất :
A.  Phần tủy trong
B.  Phần tủy ngoài
C.  Phần vỏ
D.  Phân bố máu đồng đều giữa các khu vực trong thận
[D01.2844] Mức lọc của cầu thận như người trưởng thành ở độ tuổi:
A.  18 tháng
B.  20 tháng
C.  6 tháng đầu
D.  Tuổi đi học
[D01.2845] Nhận định nào sau đây về đặc điểm sinh lý của thận không đúng:
A.  Khả năng cô đặc nước tiểu của thận ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ thấp
B.  Phân số lọc C insulin/ C PAH thấp hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ
C.  Đáp ứng với hormon chống bài niệu ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ hoàn thiện như người trưởng thành
D.  Mức lọc cầu thận ở trẻ sơ sinh thấp và tăng nhanh trong tháng đầu

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 4

[D01.2846] Tỷ lệ vỏ/ tủy của thận ở trẻ bú mẹ:
A.  1/4
B.  1/3
C.  1/2,5
D.  1/2
[D01.2847] Đặc điểm giải phẫu hệ tiết niệu cảu trẻ em:
A.  Niệu quản ngắn nhưng di động nhiều
B.  Bằng quang nằm cao, đỉnh bàng quang trên chậu hông bé
C.  Niệu đạo trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ ngắn tương đối
D.  Tổ chức mỡ cạnh thận phát triển và nhiều hơn tương đối so với trẻ lớn
[D01.2848] Lượng nước tiểu trung bình theo cân nặng ở trẻ bú mẹ:
A.  40- 80 ml/kg
B.  90- 120 ml/ kg
C.  60- 90 ml/ kg
D.  30- 60 ml/ kg
[D01.2849] Trẻ em 3 tuổi có lượng nước tiểu trong ngày khoảng:
A.  600 ml
B.  700 ml
C.  800 ml
D.  750 ml
[D01.2850] Số lần đi tiểu trong tháng đầu của trẻ em bú mẹ tương đối cao nguyên nhân:
A.  Bàng quang của trẻ tương đối nhỏ
B.  Khả năng cô dặc nước tiểu thấp
C.  Trung tâm thần kinh cảu trẻ chưa trường thành nên khả năng điều khiển bài tiết nước tiểu kém
D. Tất cả đều đúng
[D01.2851] Phát biểu nào sau đây không phù hợp đặc điểm sinh lý của thận:
A.  Khi mất nước trẻ bú mẹ không có khả năng cô dặc nước tiểu như trẻ lớn
B.  Vào tháng thứ 6 trẻ có khả năng cô đặc nước tiểu như trẻ lớn
C.  Nồng độ huyết tương và ngưỡng cacbonat ở trẻ em cao hơn người lớn
D.  Tuần đầu ngay sau sinh trẻ đào thải acid ít hơn trẻ lớn và người trưởng thành
[D01.2852] Số lượng nước tiểu của trẻ phụ thuộc vào:
A.  Lứa tuổi của trẻ
B.  Chế độ ăn uống
C.  Bệnh lý ngoài thận ảnh hưởng đến thể tích tuần hoàn hiệu dụng
D.  Tất cả đều đúng
[D01.2853] Đặc điểm nào sau đây về nước tiểu của trẻ bú mẹ không đúng:
A.  Nồng độ natri và kali niệu thấp
B.  pH kiềm hơn so với trẻ lớn
C.  Nồng độ calci và phospho cao hơn trẻ lớn
D.  Nồng độ ure và creatinin thấp hơn
[D01.2854] So với tuổi sơ sinh thì trẻ trai tuổi dậy thì niệu đạo phát triển hơn:
A.  3-5 cm
B.  7-10 cm
C.  6- 15 cm
D.  5-7 cm
[D01.2855] Dung tích bàng quang ở trẻ sơ sinh khoảng:
A.  15- 20 ml
B.  20- 40 ml
C.  30-60 ml
D.  60- 100 ml

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 5

[D01.2856] Nước tiểu trẻ em đã được toan hóa và đạt những chỉ số gần tương tự người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2857] Số lượng nước tiểu trẻ em theo cân nặng hoặc diện tích da thấy rõ trẻ em bài niệu ít hơn người trưởng thành
A. Đúng
B. Sai
[D01.2858] Chỉ số của số lượng nước tiểu trẻ em khá dao động vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
A. Đúng
B. Sai
[D01.2859] Trẻ trên 3 tuổi mới có thể tập đái chủ động theo bãi và không đái đêm
A. Đúng
B. Sai
[D01.2860] Phân số lọc Cinulin/Cpah ở vài tháng đầu sau đẻ có tỉ lệ tương đương với trẻ lớn hơn (khi cả 2 độ thanh thải đều tính theo cân nặng)
A. Đúng
B. Sai
[D01.2861] Mức lọc cầu thận ở trẻ em thấp hơn và đạt bằng người trưởng thành (120ml/phút/1,73m2) lúc đi học
A. Đúng
B. Sai
[D01.2862] Chức năng lọc cầu thận lúc sơ sinh chỉ bằng 1/5 trẻ lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2863] Niệu đạo của trẻ trai từ khi sơ sinh đến dậy thì tăng 6-15cm
A. Đúng
B. Sai
[D01.2864] Tuần hoàn thận tự điều chỉnh để đảm bảo sự tuần hoàn thường xuyên trong thận nhờ sự co thắt cơ chun của tiểu động mạch đi với sự tham gia của bộ máy cạnh cầu thận
A. Đúng
B. Sai
[D01.2865] Chiều dài thận không có sự khác biệt giữa con trai và con gái
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 6

[D01.2866] Niệu quản trẻ bú mẹ tạo với bể thận một góc vuông
A. Đúng
B. Sai
[D01.2867] Tuần hoàn mao mạch ở vùng vỏ thận có đường kính lớn hơn và phong phú hơn so với vùng tủy thận
A. Đúng
B. Sai
[D01.2868] Tuần hoàn vùng vỏ thận và vùng tủy thận độc lập hoàn toàn với nhau
A. Đúng
B. Sai
[D01.2869] Chức năng cô đặc nước tiểu của trẻ sơ sinh thấp nên độ thẩm thấu nước tiểu trẻ sơ sinh chỉ khoảng 200- 300 mosmol
A. Đúng
B. Sai
[D01.2870] Đặc điểm nước tiểu của trẻ bú mẹ:
A. Tỷ trọng nước tiểu thấp hơn
B. Các thành phần nước tiểu chưa toan hóa và chưa đầyđủ, nồng độ thấp
C. Natri niệu và kali niệu thấp
D. Ure và cretinin niệu thấp
[D01.2871] Trẻ em bài niệu nhiều hơn người lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2872] Trẻ ăn nhân tạo bài tiết lượng nước tiểu thấp hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
A. Đúng
B. Sai
[D01.2873] Đa số trẻ sơ sinh bài tiết nước tiểu ngay trong ngày đầu sau sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2874] Những trẻ khi sinh ra thấp cân có mức lọc ( độ thanh thải insulin) thấp hơn trẻ đủ cân
A. Đúng
B. Sai
[D01.2875] Những ngày đầu sau sinh trẻ tiểu ít thậm chí vô niệu do hiện tượng mất nước sinh lý
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Đặc Điểm Hệ Tiết Niệu Ở Trẻ Em Phần 7

[D01.2876] Đường kính tiểu động mạch đến bằng đường kính của tiểu động mạch đi
A. Đúng
B. Sai
[D01.2877] Niệu đạo của trẻ gái ngắn hơn và thẳng hơn nên dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng hơn trẻ trai
A. Đúng
B. Sai
[D01.2878] Tổ chức mỡ quanh thận ở trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ ít nên thận dễ di động hơn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2879] Trong nước tiểu của trẻ bú mẹ thì nồng độ acid amin và amino acid thấp hơn trẻ lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2880] Trong các Nephron ống thận phát triển hoàn thiện về cấu trúc cũng như chức năng hơn cầu thận
A. Đúng
B. Sai
[D01.2881] Mức lọc cầu thận ở trẻ sơ sinh thấp chỉ bằng 1/4 trẻ lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2882] Chiều dài thận bằng khoảng 4 đốt sống thắt lưng đầu không khác biệt với lứa tuổi và trẻ trai cao hơn trẻ gái
A. Đúng
B. Sai
[D01.2883] Trẻ 2 tuổi chiều dài của thận khoảng 7,41 cm
A. Đúng
B. Sai
[D01.2884] Số Nephron trẻ sơ sinh khoảng 1 triệu/ 1 thận và tăng dần theo tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.2885] Sự đáp ứng với nội tiết chống bài niệu cảu trẻ bú mẹ thấp hơn so với người trưởng thành
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one