Trắc Nghiệm Hen Phế Quản – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm hen phế quản của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm hen phế quản sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 22: Hen phế quản

Chúc các bạn may mắn!


Phần 21: Viêm phế quản phổi Phần 23: Ngộ độc cấp

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Hen Phế Quản – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 1

[D01.1106]  Đâu KHÔNG là đặc điểm của hen phế quản:
A. Bệnh viêm mạn tính đường hô hấp
B. Có tình trạng phù nề, co thắt, tăng xuất tiết phế quản
C. Biểu hiện lâm sàng là những cơn khó thở, khò khè chủ yếu ở thì thở ra
D. Các triệu chứng chỉ hồi phục sau khi dùng thuốc
[D01.1107]  Các yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh của hen phế quản
A. Các Neuropeptid do tế bào Mast tiết ra
B. Các cytokin gây viêm được giải phóng từ thromboxan A2
C. Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu PAF
D. Các phân tử kết dính
[D01.1108]  Cơ chế gây co thắt phế quản trong hen phế quản ở trẻ em là:
A. Rối loạn hệ thần kinh giao cảm
B. Tăng AMPc ở cơ trơn phế quản
C. Histamin giải phóng từ bạch cầu ưa baso
D. Các hoá chất trung gian hoá học gây viêm
[D01.1109]  Các hình thái tổn thương giải phẫu bệnh trong lòng phế quản của trẻ bị hen phế quản, TRỪ:
A. Phù nề mô kẽ, thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính
B. Phá huỷ biểu mô phế quản và làm dày lớp dưới màng đáy
C. Phì đại và tăng sinh tế bào cơ trơn phế quản
D. Giãn mạch
[D01.1110]  Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hen phế quản ở trẻ em là:
A. Dị nguyên thức ăn
B. Thuốc và hoá chất
C. Dị nguyên đường hô hấp
D. Yếu tố viêm nhiễm
[D01.1111]  Bụi nhà thường gây hen ở trẻ em:
A. 6-7 tuổi
B. 5-6 tuổi
C. 4-5 tuổi
D. 3-4 tuổi
[D01.1112]  Các thuốc sau có thể gây hen phế quản ở trẻ em, TRỪ:
A. Aspirin
B. Penicillin
C. Thiazid
D. Sulfamid
[D01.1113]  Các yếu tố thuận lợi có thể gây khởi phát cơn hen là:
A. Thay đổi cảm xúc
B. Thay đổi thời tiết
C. Tiếp xúc với phấn hoa
D. Cả 3 đáp án trên
[D01.1114]  Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn gặp trong các trường hợp sau, TRỪ:
A. Hen do lông súc vật
B. Hen do nấm mốc
C. Hen do tôm, cá
D. Hen do kháng sinh penicillin
[D01.1115]  Ngưỡng chẩn đoán cơn hen nhẹ ngắt quãng khi bệnh nhi có triệu chứng về đêm:
A. Dưới 1 lần/tháng
B. Dưới 2 lần/tháng
C. Dưới 3 lần/tháng
D. Dưới 4 lần/tháng

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 2

[D01.1116]  Đâu KHÔNG là tiêu chuẩn của cơn hen trung bình, dai dẳng:
A. Lưu lượng đỉnh > 80%
B. Triệu chứng về đêm > 1 lần/tuần
C. Dao động lưu lượng đỉnh > 30%
D. Triệu chứng xảy ra hàng ngày
[D01.1117]  Chẩn đoán cơn hen nặng dai đẳng khi lưu lượng đỉnh bắt đầu giảm xuống dưới:
A. 0.3
B. 0.4
C. 0.5
D. 0.6
[D01.1118]  Đâu KHÔNG là đặc điểm lâm sàng của hen phế quản ở trẻ em:
A. Khạc nhiều đờm xanh
B. Ho dai dẳng không có giờ giấc nhất định
C. Khó thở ra, kéo dài
D. Tiếng khò khè, cò cử chủ yếu về ban đêm gần sáng
[D01.1119]  Đâu KHÔNG là đặc điểm triệu chứng thực thể của hen phế quản ở trẻ em:
A. Nghe có tiếng ran rít, ran ngày, tiếng thể khò khè
B. Ở trẻ nhỏ có thể nghe ran ẩm cả hai thì
C. Gõ phổi đục hơn bình thương
D. Lồng ngực bị biến dạng trong trường hợp hen kéo dài
[D01.1120]  Đâu KHÔNG là tính chất đờm trong hen phế quản:
A. Đờm màu trắng bóng, lẫn bọt và dính
B. Trong đờm có chứa vòng xoắn Cushmanvà tinh thể Charcot-Leyden
C. Đờm có chứa mucopolysaccharid, albumin và acid béo
D. Nước mũi có tính kiềm, không kích thích đối với niêm mạc mũi và tổ chức xung quanh
[D01.1121]  Globulin miễn dịch nào tăng cao trong hen phế quản ở trẻ em:
A. IgE
B. IgM
C. IgA
D. IgG
[D01.1122]  Kết quả xét nghiệm huyết học trong hen phế quản ở trẻ em, TRỪ:
A. Tăng Hematocrit và nồng độ huyết sắc tố
B. Khi trẻ thở nhanh và sâu, pH máu sẽ chuyển thành toan
C. Bạch cầu ái toan thường tăng trên 5%
D. Độ bão hoà oxy giảm theo mức độ hen
[D01.1123]  Hình ảnh đặc trưng của hen phế quản trên phim chụp Xquang ở trẻ em là:
A. Hiện tượng khí phế thũng
B. Hình ảnh xẹp phổi
C. Hình ảnh viêm phổi điển hình
D. Hình ảnh tràn dịch màng phổi
[D01.1124]  Chẩn đoán hen phế quản khi lưu lượng đỉnh thở ra bắt đầu tăng trên bao nhiêu phần trăm sau khi cho trẻ hít thuốc giản phế quản tác dụng nhanh:
A. 0.12
B. 0.15
C. 0.2
D. 0.25
[D01.1125]  Ngưỡng chẩn đoán hen phế quản cho trẻ em là khi PEF đo vào buổi sáng sau khi dùng thuốc giãn phế quản thay đổi bao nhiêu phần trăm so với thời điểm 12 giờ sau khi dùng thuốc:
A. Trên 12%
B. Trên 15%
C. Trên 20%
D. Trên 25%

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 3

[D01.1126]  Chẩn đoán hen phế quản khi PEF bắt đầu giảm hơn bao nhiêu phần trăm sau 6 phút đi bộ hoặc hoạt động gắng sức:
A. 0.12
B. 0.15
C. 0.2
D. 0.25
[D01.1127]  Hen phế quản cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau đây, TRỪ:
A. Stridor thanh quản bẩm sinh
B. Dị vật khí phế quản
C. Bệnh quánh dính niêm dịch
D. Ho gà
[D01.1128]  Đâu KHÔNG là đặc điểm của thâm nhiễm phổi tái phát do tăng mẫn cảm với sữa bò:
A. Ho kéo dài, khò khè
B. Thiếu máu do tan máu
C. Thường kèm theo viêm tai giữa mạn tính
D. Tăng bạch cầu ái toan
[D01.1129]  Hội chứng Wiskott-Aldrich là do:
A. Thất điều giãn mạch
B. Thâm nhiễm bạch cầu ái toan
C. Suy giảm miễn dịch giảm tiểu cầu
D. Phì đại tuyến tiết nhầy
[D01.1130]  Đâu KHÔNG là mục tiêu điều trị hen phế quản:
A. Hạn chế tối đa xuất hiện triệu chứng
B. Giảm tối đa các cơn hen nặng phải đến bệnh viện
C. Không phải dùng thuốc giãn phế quản
D. PEF trong 24 giờ chênh lệch dưới 20%
[D01.1131]  Đâu KHÔNG là nguyên tắc điều trị hen phế quản nhẹ cách quãng cho trẻ dưới 5 tuổi:
A. Điều trị dự phòng bằng Corticoid
B. Điều trị cắt cơn bằng giãn phế quản đường hít
C. Có thể dùng thuốc dạng viên hoặc siro tuỳ theo triệu chứng
D. Điều trị không quá 3 lần/tuần
[D01.1132]  Liều corticoid dự phòng cho bệnh nhi hen phế quản trung bình, dai dẳng là:
A. 100-200 mcg/ngày
B. 200-400 mcg/ngày
C. 300-600 mcg/ngày
D. 400-800 mcg/ngày
[D01.1133]  Xem xét giảm bậc cho bệnh nhi hen phế quản nếu khống chế được bệnh ổn định trong ít nhất mấy tháng:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
[D01.1134]  Điều trị dự phòng cho hen phế quản trung bình dai dẳng ở bệnh nhi trên 5 tuổi bằng thuốc sau, TRỪ:
A. Corticoid dạng hít 200-500 mcg
B. Cường beta 2 dạng hít
C. Theophylin phóng thích chậm
D. Leucotrien dạng uống
[D01.1135]  Điều trị cắt cơn cho bệnh nhi hen phế quản nặng dai dẳng bằng thuốc nào sau đây:
A. Corticoid dạng hít
B. Cường beta 2 dạng hít
C. Theophylin phóng thích chậm
D. Leucotrien dạng uống

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 4

[D01.1136]  Điều trị dự phòng lâu dài cho bệnh nhi hen phế quản bậc 2 là:
A. ICS liều thấp
B. ICS liều thấp + LABA
C. ICS liều trung bình + LABA
D. ICS liều cao + LABA
[D01.1137]  Thuốc giãn phế quản có tác dụng cắt cơn hen hiệu quả nhất là:
A. Cromoglycat
B. Salbutamol
C. Theophylin
D. Leucotrien
[D01.1138]  Xem xét tăng bậc cho bệnh nhi hen phế quản nếu không kiểm soát được bệnh sau bao lầu điều trị:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
[D01.1139]  Chẩn đoán hen phế quản trung bình dai dẳng khi lưu lượng đỉnh bắt đầu giảm dưới:
A. 0.8
B. 0.7
C. 0.6
D. 0.5
[D01.1140]  Liều corticoid điều trị dự phòng hen phế quản nặng dai dẳng cho trẻ trên 5 tuổi là:
A. 200-500 mcg
B. 400-800 mcg
C. 600-1500 mcg
D. 800-2000 mcg
[D01.1141]  Chẩn đoán hen phế quản nhẹ dai dẳng khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh trên:
A. 1 lần/tuần
B. 2 lần/tuần
C. 2 lần/tháng
D. 3 lần/tháng
[D01.1142]  Chọn ý sai về định nghĩa hen phế quản:
A. Bệnh viên mạn tính đường hô hấp
B. Tăng tính phản ứng phế quản
C. Tình trạng co thắt, phù nề, tăng xuất tiết phê quản, tắc nghẽn phế quản
D. Biểu hiện cơn khó thở, thở rít khi năm yên
[D01.1143]  Chọn ý sai về hiện tượng bệnh lý cơ bản của HPQ:
A. Viêm
B. Co thắt
C. Xẹp phổi
D. Tăng tính phản ứng phế quản
[D01.1144]  Chọn ý sai về các tế bào tham gia vào phản ứng viêm trong HPQ:
A. Đại thực bào
B. Đa nhân trung bính
C. NK
D. Lympho T, B
[D01.1145]  Chọn ý sai: Các chất gây viêm mạnh nhất được giải phóng từ:
A. Lympho b
B. Đại thực bào
C. Thromboxan A2
D. Ái toan

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 5

[D01.1146]  Các chất histamine, serotonin, bradykinine, TXA2, PG, LT giải phóng từ tế bào nào:
A. Đại thực bào
B. Dưỡng bào
C. Ái toan
D. Lympho T
[D01.1147]  Bạch cầu ái toan giải phóng chất trung gian hoá học nào:
A. TXA2
B. Neuropeptid
C. GMCSF
D. PAF
[D01.1148]  Chọn ý sai về cơ chế gây co thắt phế quản:
A. Tình trạng viêm
B. Thụ thể beta 2 bị suy giảm
C. Dưỡng bào giải phóng chất TGHH gây co thắt
D. Tăng tiết acetylcholine kích thích hệ adrenergic làm giải phóng TGHH và tăng cAMP nội bào, gây co thắt phế quản
[D01.1149]  Chọn ý sai về hậu quả của tăng tính phản ứng phế quản:
A. Mất cân bằng gc và pgc, ưu thế thụ thể alpha so với beta
B. Tăng ưu thế của cGMP nội bào
C. Biến đổi hàm lượng phosphodiesterase nội bào
D. Rối loạn vận chuyển điện tử qua màng
[D01.1150]  Chọn ý sai về hình ảnh giải phẫu bệnh của HPQ:
A. Xơ hoá cơ trơn phé quản
B. Thâm nhiễm tế bào viêm
C. Tăng số lượng tế bào tiết nhầy, phfi đại tuyến dưới niêm mạc
D. Phá huỷ biểu mô phế quản và dày lơp dưới màng đáy
[D01.1151]  Dị nguyên đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ 3-4 tuổi là:
A. Nấm Aspergillus
B. Lông thú vật
C. RSV
D. Dermatophagoid pteronyssinu
[D01.1152]  Dị nguyên đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ 6-7 tuổi là:
A. Nấm Aspergillus
B. Lông thú vật
C. RSV
D. Dermatophagoid pteronyssinu
[D01.1153]  Thuốc hay gây HPQ là:
A. Aspirin
B. Cephalosporin
C. Thiazide
D. Chlorphenamine
[D01.1154]  Yếu tố thuận lợi hàng đầu gây khởi phát cơn hen là:
A. NKHH do VK
B. NKHH do VR
C. Bụi nhà
D. Lông súc vật
[D01.1155]  Chọn ý sai về đặc điểm HPQ không dị ứng:
A. Do yếu tố di truyền
B. Do gắng sức
C. Do NKHH virus
D. Do cảm xúc mạnh

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 6

[D01.1156]  Chọn ý sai về các dị nguyên không nhiễm khuẩn gây HPQ dị ứng:
A. Aspirin
B. Bụi nhà
C. Tôm, cu, cá
D. Khói thuốc lá
[D01.1157]  Một trẻ 2 tuổi bị HPQ với các triệu chứng ban ngày 4 cơn/tuần, triệu chứng về đêm 1 lần/tháng, lưu lượng đỉnh 85%, được xếp loại vào nhóm:
A. Nhẹ, cách quãng
B. Nhẹ dai dẳng
C. Trung bình dai dẳng
D. Nặng dai dẳng
[D01.1158]  Một trẻ 5 tuổi bị HPQ với các triệu chứng ban ngày 7 cơn/tuần, triệu chứng về đêm 2 lần/tháng, lưu lượng đỉnh 70%, được xếp loại vào nhóm:
A. Nhẹ, cách quãng
B. Nhẹ dai dẳng
C. Trung bình dai dẳng
D. Nặng dai dẳng
[D01.1159]  Chọn ý sai về lâm sàng cơn HPQ cấp:
A. Ban đầu ho khan, sau xuất tiết nhiều đờm dãi, ho nhiều về đêm, khi thay đổi thời tiết
B. Khó thở chủ yếu thì thở ra, kéo dài
C. Khò khè, cò cừ chủ yếu về đêm gần sáng
D. Phổi nhiều ran ẩm to nhỏ hat 2 bên phế trường
[D01.1160]  Chọn ý sai về CLS trong HPQ:
A. HGB và HCT giảm tỉ lệ với mức độ và thời gian thiếu O2 máu
B. Ái toan tăng > 5%
C. Khí máu: Toan hô hấp
D. Chức năng hô hấp:
[D01.1161]  Chọn ý đúng về CNHH chẩn đoán xác định HPQ:
A. FEV1 tăng 12% sau dùng thuốc giải phế quản khẳng định test hồi phục (+)
B. FEV1 giảm 12% sau dùng thuốc GPQ khẳng định test hồi phục (+)
C. FEV1 tăng 20% sau dùng thuốc GPQ khẳng định test hồi phục (+)
D. FEV1 giảm 20% sau dùng thuốc GPQ khẳng định test hồi phục (+)
[D01.1162]  Chọn ý đúng về CNHH chẩn đoán xác định HPQ:
A. PEF tăng > 20% so với trước dùng GPQ
B. PEF giảm > 20% so với trươcd dùng GPQ
C. PEF thay đổi > 10% trong ngày (Nội: khi k dùng thuố
D. PEF thay đổi > 15% trong ngày
[D01.1163]  Triệu chứng chủ yếu để chẩn đoán HPQ ở trẻ < 5 tuổi là:
A. Khó thở ra
B. Đo CNHH
C. Khò khè tái đi tái lại
D. Tiền sử dị ứng
[D01.1164]  Chọn ý đúng về khò khè sớm thoáng qua:
A. Gặp ở trẻ < 3 tuổi, đẻ non, hoặc sống trong gia đình người hút thuốc lá
B. Khởi phát trước 3 tuổi, có các đợt khò khè liên quan nhiễm VR, không tiền sử atopy, khò khè không giống hen
C. Khò khè tái đi tái lại nhiều đợt, có bệnh dị ứng kèm theo, tổn thương mô bệnh học của hen
D. Khởi phát trước 3 tuổi và tăng dần the thời gian, ngoài 6 tuổi thì giảm dần
[D01.1165]  Chọn ý đúng về khò khè khởi phát sớm dai dẳng:
A. Gặp ở trẻ < 3 tuổi, đẻ non, hoặc sống trong gia đình người hút thuốc lá
B. Khởi phát trước 3 tuổi, có các đợt khò khè liên quan nhiễm VR, không tiền sử atopy, khò khè không giống hen
C. Khò khè tái đi tái lại nhiều đợt, có bệnh dị ứng kèm theo, tổn thương mô bệnh học của hen
D. Khởi phát trước 3 tuổi và tần suất tăng dần theo thời gian

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 7

[D01.1166]  Chọn ý đúng về khò khè khỏi phát muộn:
A. Gặp ở trẻ < 3 tuổi, đẻ non, hoặc sống trong gia đình người hút thuốc lá
B. Khởi phát trước 3 tuổi, có các đợt khò khè liên quan nhiễm VR, không tiền sử atopy, khò khè không giống hen
C. Khò khè tái đi tái lại nhiều đợt, có bệnh dị ứng kèm theo, tổn thương mô bệnh học của hen
D. Khởi phát trước 3 tuổi và giảm dần sau 3 tuổi
[D01.1167]  Chọn ý sai về các dấu hiệu gợi ý HPQ ở trẻ < 5 tuổi:
A. Khò khè xuất hiện trước 3 tuổi
B. Khò khè tái đi tái lại nhiều lần, xuất hiện sau các hoạt động gắng sức
C. Ho về đêm mà không có biểu hiện nhiễm virus
D. Không tồn tại quá 3 tuổi
[D01.1168]  Chọn ý sai về các dấu hiệu gợi ý HPQ ở trẻ < 5 tuổi:
A. Khò khè thay đổi theo mùa
B. Đáp ứng với điều trị băng LABA và ICS
C. TS: Bố mẹ có tiền sử HPQ hoặc bệnh dị ứng
D. TS: Viêm mũi dị ứng
[D01.1169]  Chọn ý sai về chẩn đoán phân biệt của HPQ:
A. Giãn phê nang
B. Bệnh mũi xoang mạn tính
C. GERD
D. Loạn sản phổi
[D01.1170]  Một trẻ mắc HPQ, dùng thuốc trong 4 tuần qua, các triệu chứng ban ngày 1 lần/tuần, không có hạn chế hoạt động, không có triệu chứng ban đêm, nhu cầu dùng thuốc cắt cơn 1 lần/tuần, và chỉ có 2 cơn kịch phát/năm. Phân loại mức độ kiểm soát hen:
A. Kiểm soát hoàn toàn
B. Kiểm soát 1 phần
C. Chưa kiểm soát
D. Thất bại điều trị
[D01.1171]  Một trẻ TS HPQ vào viện vì khó thở, qua thăm khám phát hiện: trẻ tỉnh, SatO2 90%, nói bình thường, mạch 120 lần/phút, không có tím, có khò khè, FEV1 55%. Chẩn đoán của trẻ này là:
A. Cơn hen cấp tính mức độ nhẹ
B. Cơn hen cấp tính mức độ trung bình
C. Cơn hen cấp tính mức độ nặng
D. Cơn hen cấp tính mức độ nguy kịch
[D01.1172]  Chọn ý sai về nguyên tắc điều trị HPQ ở trẻ em:
A. Dùng SABA cho tất cả trẻ có triệu chứng hen
B. Trẻ nhỏ, khởi đầu phòng bệnh bằng ICS liềp thấp và LABA
C. Hầu hết trẻ nhỏ HPQ thể nhẹ
D. Không nên dùng thuôc phòng hen kéo dài
[D01.1173]  Chọn ý sai về các thuốc dùng giãn phế quản:
A. Salbutamol (ventolin ®)
B. Ipratropium bromide
C. Theophylline
D. LTRAs
[D01.1174]  Chọn ý sai về tác dụng của ICS trong điều trị hen:
A. Giảm tỉ lệ tử vong
B. Giảm tỉ lệ nhập viện
C. Phòng ngừa tắc nghẽn đương thở không hồi phục
D. Giãn phế quản
[D01.1175]  Chọn ý sai: Chỉ định điều trị LTRAs:
A. Phòng triệu chứng ban đêm và ban ngay
B. Điều trị cơn hen do aspirin
C. Phong co thắt phế quản khi gắng sức
D. Cắt cơn hen

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 8

[D01.1176]  Chọn ý sai về Omalizumab:
A. Chỉ định điều trị hen dị ứng thể nguy kịch ở trẻ < 12 tuổi
B. Kháng thể đơn dòng người kháng IgE
C. Dùng phối hợp ICS làm giảm nguy cơn gây cơn hen cấp
D. Có tác dụng trên trẻ HPQ khó kiểm soát với ICS liều cao
[D01.1177]  Thuốc dùng để kiểm soát triệu chứng HPQ là:
A. SABA
B. LABA
C. LTRAs
D. Ipratropium bromide
[D01.1178]  Chọn ý sai: Chỉ định dùng thuốc phổi hợp như Seretide hoặc Symbicort:
A. Triệu chứng và chức năng hô hấp không cải thiện với ICS đơn thuần
B. Muốn giảm liều ICS mà vẫn duy trì kiểm soát hen
C. Phối hợp SABA dùng để điều trị khò khè dai dẳng
D. Dùng để khởi phát điều trị hen trung bình hoặc nặng làm triệu chứng hồi phục nhanh
[D01.1179]  Chọn ý sai về điều trị cơn hen cấp mức độ nhẹ:
A. Salbutamol 6 nhát (< 6 tuổi) hoặc 12 nhát (>6 tuổi)
B. Khám lại sau mỗi 20 phút và nhắc lại nếu cần
C. Xem xét sử dụng corticoid đường toàn thân
D. Dùng thuốc phối hợp Seretide kèm theo để cắt cơn
[D01.1180]  Chọn ý sai về điều trị cơn hen cấp mức độ trung bình:
A. Salbutamol 6 nhát (< 6 tuổi) hoặc 12 nhat (>6 tuổi)
B. Giám sát bão hoà oxy và cho thở oxy nếu cần
C. Sử dụng prenisolon uống 1mg/kg/ngày trong 3 ngày
D. Nếu không đáp ứng dạng xịt thì salbutamol dạng IV 15 mcg/kg/10 phút
[D01.1181]  Chọn ý sai về điều trị cơn hen cấp mức độ nặng:
A. Nhập ICU
B. Salbutamol khí dung
C. Methylprednisolon IV 1mg/kg cho tới 60 mg mỗi 6h trong ngày 1
D. Xịt LTRAs 2 nhát (<6 tuổi) hoặc 4 nhát (> 6tuổi)
[D01.1182] Co thắt phế quản là quá trình chủ yếu trong cơ chế miễn dịch của hen phế quản
A. Đúng
B. Sai
[D01.1183] Nhiều cytokin gây viêm được giải phóng từ thromboxan A1, đại thực bào và tế bào B
A. Đúng
B. Sai
[D01.1184] Sự biến đổi tính phản ứng phế quản liên quan đến nhịp ngày đêm của phế quản
A. Đúng
B. Sai
[D01.1185] Phù nề, thâm nhiễm tế bào viêm là đặc điểm của hen phế quản
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 9

[D01.1186] Bệnh hen phế quản do các loại nấm, mốc thường gặp ở trẻ em 3-4 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1187] Dị nguyên thức ăn là nguyên nhân chủ yếu gây hen phế quản ở trẻ em
A. Đúng
B. Sai
[D01.1188] Hen phế quản nặng dai dẳng có triệu chứng xảy ra hàng ngày, các cơn đột phát ảnh hưởng > 2 lần/tuần và kéo dài cả ngày
A. Đúng
B. Sai
[D01.1189] Bệnh nhân hen phế quản thường ho nhiều về đêm
A. Đúng
B. Sai
[D01.1190] Gõ phổi thấy vùng đục trước tim tăng, lồng ngực bị như bị giãn
A. Đúng
B. Sai
[D01.1191] Nước mũi có tính chất kiềm và kích thích niêm mạc mũi & tổ chức xung quanh
A. Đúng
B. Sai
[D01.1192] Thăm dò chức năng hô hấp trong hen phế quản:
A. Dung tích sống giảm
B. VMES tăng
C. Tỷ lệ Tiffeneau bình thường
D. Thể tích cặn giảm
[D01.1193] Stridor thanh quản bẩm sinh thường xuất hiện triệu chứng khó thở, thở rít ngay sau đẻ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1194] Hội chứng Loeffler thường tiến triển tốt và tự khỏi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1195] Bệnh quánh niêm dịch thường đi kèm với các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 10

[D01.1196] Với hen phế quản bậc 1, không cần thuốc dự phòng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1197] Corticoid đường uống là thuốc hiệu quả nhất chống viêm trong hen và kiểm soát hen tốt nhất
A. Đúng
B. Sai
[D01.1198] Nước muối ưu trương là một chất kích thích trực tiếp trong HPQ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1199] Gắng sức là một kích thích trực tiếp trong HPQ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1200] Tỉ lẹ mắc hen ơ trẻ em VN khoảng 3.2%
A. Đúng
B. Sai
[D01.1201] Tái tạo đường thở là một bệnh sinh quan trọng của HPQ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1202] Viêm đường thở gặp ở cả hen dị ứng và hen không dị ứng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1203] Gắng sức là yếu tố thường gặp nhất khởi phát cơn HPQ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1204] Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân khởi phát cơn HPQ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1205] Phân nhóm hen và mức độ nặng của hen ở trẻ em khác người lớn
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Hen Phế Quản Phần 11

[D01.1206] Phần lớn hen ở trẻ em sẽ diễn tiến mạn tính khi lớn lên
A. Đúng
B. Sai
[D01.1207] CNHH giúp chẩn đoãn xác định và đánh giá mức độ nặng của
A. Đúng
B. Sai
[D01.1208] Chẩn đoán HPQ ở trẻ < 5 tuổi chủ yếu dựa vào CNHH
A. Đúng
B. Sai
[D01.1209] Triệu chứng chủ yếu để chẩn đoán HPQ ở trẻ < 5 tuổi là khó thở thì thở ra
A. Đúng
B. Sai
[D01.1210] Khò khè thoáng qua thường gặp ở trẻ đẻ non hoặc sống trong gia đình hút thuốc lá
A. Đúng
B. Sai
[D01.1211] Khò khè khởi phát sớm dai dẳng thường khởi phát trước 3 tuổi và giảm dần sau 3 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1212] Khò khè khởi phát sớm dai dẳng thường liên quan tới nhiễm RSV hoặc RV
A. Đúng
B. Sai
[D01.1213] Khò khè trong hen là khò khè khởi phát muôn và diễn biến tăng dần tần suất theo thời gian
A. Đúng
B. Sai
[D01.1214] Khò khè xuất hiện trước 3 tuổi và tồn tại sau 3 tuổi là dấu hiệu gợi ý HPQ ở trẻ < 5 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1215] Viêm mũi dị ứng là yếu tố nguy cơ cao của HPQ ở trẻ < 5 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1216] Cơn hen cấp tính được chia ra 4 mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1217] Điều trị HPQ ở trẻ nhỏ thường khởi đầu phòng bệnh bằng ICS liều thấp và LABA
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one