Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm nhiễm khuẩn đường tiểu của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 45: Nhiễm khuẩn đường tiểu

Chúc các bạn may mắn!


Phần 44: Hội chứng thận hư Phần 46: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 1

[D01.2983] Đâu KHÔNG là đặc điểm của nhiễm khuẩn tiết niệu:
A.  Đặc trưng bởi sự tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu
B.  Bao gồm cả viêm đường tiết niệu do các bệnh lây qua đường tình dục
C.  Theo vị trí tổn thương chia thành nhiễm khuẩn đường tiểu trên và dưới
D.  Theo lâm sàng chia thành nhiễm khuẩn đường tiểu có triệu chứng và không có triệu chứng
[D01.2984] Vi khuẩn chủ yếu gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nữ là:
A.  E.Coli
B.  Proteus
C.  Tụ cầu
D.  Klebsiella
[D01.2985] Các yếu tố nguy cơ từ phía vật chủ làm tăng khả năng bị nhiễm khuẩn tiết niệu, TRỪ:
A.  Trẻ trên 2 tuổi
B.  Trẻ nữ
C.  Suy sinh dưỡng nặng
D.  Đặt ống thông bàng quang
[D01.2986] Các đặc điểm giải phẫu giúp cơ thể đề kháng với nhiễm khuẩn tiết niệu, TRỪ:
A.  Đường tiểu bình thường cho phép dẫn lưu nước tiểu một cách dễ dàng và triệt để
B.  Chiều dài niệu đạo cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn vào bàng quang
C.  Đoạn nối niệu quản-bàng quang chống lại luồng trào ngược
D.  Nhu động giúp nước tiểu bài xuất liên tục từ bể thận xuống bàng quang
[D01.2987] Một số thành phần trong nước tiểu giúp cơ thể đề kháng với nhiễm khuẩn tiết niệu, TRỪ:
A.  Nồng độ pH
B.  Thiếu glucose và sắt
C.  Kháng thể IgM
D.  Protein Tamm-Horsfall
[D01.2988] Đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn vào hệ thống tiết niệu là:
A.  Đường ngược dòng
B.  Đường máu
C.  Đường bạch huyết
D.  Can thiệp thủ thuật
[D01.2989] Kháng nguyên nhóm máu nào thường dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu:
A.  Lewis (a-b-)
B.  Lewis (a+b-)
C.  Lewis (a-b+)
D.  Lewis (a+b+)
[D01.2990] Kháng nguyên có nhóm máu nào thường dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu:
A.  Nhóm P1
B.  Nhóm P2
C.  Nhóm P3
D.  Nhóm P4
[D01.2991] Các yếu tố độc lực của E.Coli gồm có, TRỪ:
A.  Kháng nguyên thân (O)
B.  Hoạt tính dung huyết
C.  Khả năng thải sắt
D.  Nhung mao, đặc biệt là P-Fimbriae
[D01.2992] Các type huyết thanh của E.Coli thường gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em, TRỪ:
A.  O1
B.  O2
C.  O3
D.  O4

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 2

[D01.2993] Đâu là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu dưới ở trẻ nhỏ:
A.  Sốt cao
B.  Đau bụng
C.  Vàng da
D.  Khóc khi đái
[D01.2994] Đâu KHÔNG là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu dưới ở trẻ em:
A.  Đái rắt
B.  Đái buốt
C.  Đái khó
D.  Đái mủ
[D01.2995] Đâu KHÔNG là triệu chứng đặc hiệu trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên:
A.  Rối loạn tiêu hoá
B.  Sốt cao, rét run
C.  Sưng đau vùng thận
D.  Bộ mặt nhiễm khuẩn
[D01.2996] Nhiễm khuẩn đường tiểu không đặc hiệu chiếm bao nhiêu trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trên lâm sàng:
A.  5-10%
B.  10-20%
C.  15-30%
D.  20-35%
[D01.2997] Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn đường tiểu thứ phát là:
A.  Bệnh thận có luồng trào ngược
B.  Hẹp chỗ nối bể thận-niệu quản
C.  Thận móng ngựa
D.  Sỏi thận-niệu quản
[D01.2998] Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu khi phải cấy và định lượng vi khuẩn trong nước tiểu ít nhất mấy lần:
A.  5 lần
B.  4 lần
C.  3 lần
D.  2 lần
[D01.2999] Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu khi số lượng khuẩn lạc/1ml nước tiểu trong chọc dò bàng quang trên xương mu:
A.  > 10
B.  > 50
C.  > 100
D.  > 500
[D01.3000] Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu khi số lượng khuẩn lạc/1ml nước tiểu trong đặt ống thông bàng quang:
A.  > 10^3
B.  > 10^4
C.  > 10^5
D.  > 10^6
[D01.3001] Loại trừ nhiễm khuẩn tiết niệu khi số lượng khuẩn lạc/1ml nước tiểu trong túi nước tiểu:
A.  < 10
B.  < 100
C.  < 1000
D.  < 10000
[D01.3002] Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu khi số lượng bạch cầu soi tươi theo phương pháp Webb-Stansfeld:
A.  >= 10 BC/mm3 nước tiểu tươi, không li tâm
B.  >= 20 BC/mm3 nước tiểu tươi, không li tâm
C.  >= 30 BC/mm3 nước tiểu tươi, không li tâm
D.  >= 40 BC/mm3 nước tiểu tươi, không li tâm

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 3

[D01.3003] Chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn đường tiểu trên và dưới cần dựa vào các xét nghiệm sau, TRỪ:
A.  Số lượng vi khuẩn niệu
B.  Tìm trụ bạch cầu
C.  Tốc độ máu lắng
D.  Chụp cắt lớp điện toán
[D01.3004] Chỉ định chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiểu:
A.  Viêm thận bể thận cấp
B.  Vi khuẩn niệu của trẻ dưới 1 tuổi
C.  Khối u ở bụng
D.  Nhiếm khuẩn tiết niệu lần đầu
[D01.3005] Kỹ thuật lấy mẫu nước tiểu chính xác là:
A.  Trẻ trai < 2 tuổi cần đặt ống thông bàng quang
B.  Trẻ gái < 2 tuổi cần chọc bàng quang trên xương mu
C.  Trẻ lớn hướng dẫn lấy nước tiểu giữa dòng
D.  Cả 3 đáp án trên
[D01.3006] Kháng sinh được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhi nhiễm khuẩn đường tiểu dưới là:
A.  Gentamycin
B.  Cotrimoxazol
C.  Ampicilin
D.  Cefotaxim
[D01.3007] Liều bactrim được chỉ định cho nhiễm khuẩn đường tiểu dưới ở trẻ em là:
A.  12-24 mg/kg/ngày
B.  24-36 mg/kg/ngày
C.  36-48 mg/kg/ngày
D.  48-60 mg/kg/ngày
[D01.3008] Thời gian điều trị kháng sinh cho nhiễm khuẩn đường tiểu dưới ở trẻ em là:
A.  7-10 ngày
B.  10-14 ngày
C.  2-3 tuần
D.  4 tuần
[D01.3009] Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu trên, TRỪ:
A.  Điều trị tại bệnh viện
B.  Bù dịch gấp 1,5 lần nhu cầu sinh lý theo lứa tuổi
C.  Dùng một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3
D.  Dùng phối hợp kháng sinh penicillin và quinolon
[D01.3010] Liều ceftriaxon trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu trên ở trẻ em là:
A.  25 mg/kg/ngày
B.  50 mg/kg/ngày
C.  75 mg/kg/ngày
D.  100 mg/kg/ngày
[D01.3011] Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn đường tiểu do Pseudomonas aeroginosa, cần chỉ định kháng sinh:
A.  Cefotaxim 150 mg/kg/ngày
B.  Cefotaxim 100 mg/kg/ngày
C.  Ceftazidim 150 mg/kg/ngày
D.  Ceftazidim 100 mg/kg/ngày
[D01.3012] Thời gian điều trị kháng sinh trung bình cho nhiễm khuẩn đường tiểu trên thể không biến chứng là:
A.  7-10 ngày
B.  10-14 ngày
C.  2-3 tuần
D.  4 tuần

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 4

[D01.3013] Thời gian điều trị kháng sinh trung bình cho nhiễm khuẩn đường tiểu trên thể biến chứng là:
A.  2-3 tuần
B.  3-5 tuần
C.  4-6 tuần
D.  5-10 tuần
[D01.3014] Theo U.Jodal, cần dự phòng nhiễm khuẩn đường tiểu bằng kháng sinh liều thấp định kỳ:
A.  Hàng tuần
B.  Hàng tháng
C.  Hai tháng một lần
D.  Ba tháng một lần
[D01.3015] Theo U.Jodal, liều nitrofurantoin dự phòng nhiễm khuẩn đường tiểu cho các trường hợp có nguy cơ là:
A.  1 mg/kg/ngày
B.  2 mg/kg/ngày
C.  3 mg/kg/ngày
D.  4 mg/kg/ngày
[D01.3016] Với những trẻ có vi khuẩn niệu >= 10/ml, nếu không điều trị kháng sinh thì cần được theo dõi định kỳ:
A.  1 tháng/lần đến khi hết vi khuẩn niệu
B.  2-3 tháng/lần đến khi hết vi khuẩn niệu
C.  3-4 tháng/lần đến khi hết vi khuẩn niệu
D.  4-6 tháng/lần đến khi hết vi khuẩn niệu
[D01.3017] Liều ampicillin trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu trên ở trẻ em là:
A.  50-100 mg/kg/ngày
B.  100-150 mg/kg/ngày
C.  150-200 mg/kg/ngày
D.  200-300 mg/kg/ngày
[D01.3018] Liều gentamycin trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu trên ở trẻ em là:
A.  1-3 mg/kg/ngày
B.  3-5 mg/kg/ngày
C.  5-7 mg/kg/ngày
D.  7-9 mg/kg/ngày
[D01.3019] Chọn ý sai về định nghĩa nhiễm khuẩn đường tiểu (NKĐT):
A.  Chỉ tình trạng viêm nhiễm ở hệ thống tiết niệu
B.  Đặc trưng bởi tăng số lượng vi khuẩn và bạch cầu niệu một cách bất thường
C.  Bao gồm cách bệnh lây truyền qua đường tình dục
D.  Về lâm sàng chia ra NKĐT có triệu chưng và vi khuẩn niệu không triệu chứng Câu
[D01.3020] Chọn ý đúng về vi khuẩn gây NKĐT chủ yếu:
A.  VK gram âm
B.  VK gram dương
C.  VK đường ruột
D.  VK kị khí
[D01.3021] Vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là:
A.  E.Coli
B.  Klebsiella
C.  Proteus
D.  Pseudomonas
[D01.3022] Chọn ý sai về yếu tố nguy cơ gây bệnh NKĐT:
A.  >2 tuổi
B.  Trừ giai đoạn sơ sinh, trẻ gái tỉ lệ mắc cao hơn trai
C.  Suy dinh dưỡng nặng
D.  Tiểu đường

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 5

[D01.3023] Chọn ý sai về yếu tố nguy cơ gây bệnh NKĐT:
A.  Ứ đọng nước tiểu do dị dạng đường tiểu
B.  Thói quen nhịn đái
C.  Luồng trào ngược bàng quang niệu quản
D.  Sỏi niệu
[D01.3024] Chọn ý sai về cơ chế đề kháng tự nhien của cơ thể:
A.  Đường tiểu dẫn lưu nước tiểu dễ dàng, triệt để
B.  Chiều dài của niệu đạo cảm trở xâm nhập vi khuẩn
C.  Đoạn nối niệu quản-bể thận chống luồng trào ngược
D.  Nhu động bài xuất nước tiểu liên tục từ bể thận tới bàng quang
[D01.3025] Chọn ý sai về cơ chế đề kháng tự nhiên của cơ thể:
A.  Miên dịch tại chỗ: IgA, bong tế bào biểu mô bị vi khuẩn dính
B.  Ure và nồng độ các chất điện giải nước tiểu thay đổi
C.  Thiếu glucose và sắt hạn chế sinh trưởng vi khuẩn
D.  Protein Tamm-Horsfall, glycoprotein niệu bảo vệ VK đường tiểu
[D01.3026] Con đường xâm nhập chủ yếu của VK vào đường tiểu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:
A.  Đường ngược dòng từ đường ruột
B.  Đường máu hoặc bạch huyết
C.  Đường kế cận
D.  Qua can thiệp thủ thuật
[D01.3027] Chọn ý sai về các yếu tố độc lực của E.Coli:
A.  Kháng nguyên thân O
B.  Nhung mao
C.  Khả năng đề kháng với yếu tố diệt khuẩn của huyết thanh
D.  Hoạt tính coagulase
[D01.3028] Chọn ý sai về triệu chứng của viêm thận bể thận cấp có triệu chứng:
A.  Dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân rõ rệt
B.  Nhiễm khuẩn huyết hay găp ở trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi
C.  Rối loạn tiêu hoá cấp
D.  Đái buốt, đái dắt, khóc khi đi đái
[D01.3029] Chọn ý sai về nhiễm khuẩn đường tiểu không đặc hiệu:
A.  Thường gặp ở trẻ lớn
B.  Theo nguyên nhân chia ra NKĐT thứ phát và NKĐT tiên phát
C.  NKĐT thứ phát thường gặp là do luồng trào ngược bàng quang niệu quản
D.  NKĐT tiên phát thường biểu hiện viêm bàng quang hoặc vi khuẩn niệu không triệu chứng
[D01.3030] Lấy nước tiểu giữa dòng được đánh giá là nhiêm khuẩn khi SL khuẩn lạc/ml nước tiểu:
A.  >10^3
B.  >10^4
C.  >10^5
D.  >10^6
[D01.3031] Lấy nước tiểu từ túi nước tiểu được đánh giá là nhiêm khuẩn khi SL khuẩn lạc/ml nước tiểu:
A.  >10^3
B.  >10^4
C.  >10^5
D.  >10^6
[D01.3032] Lấy nước tiểu bằng cách đặt ống thông bàng quang được đánh giá là nhiêm khuẩn khi SL khuẩn lạc/ml nước tiểu:
A.  >10^3
B.  >10^4
C.  >10^5
D.  >10^6

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 6

[D01.3033] Nếu trường hợp nghi ngờ khi đánh giá SLVK niệu thì cần làm gì:
A.  XN nghiệm lại bằng phương pháp đó vào lần khác
B.  XN nghiệm lại bằng phương pháp chính xác hơn
C.  Dựa trên só lượng bạch cầu niệu
D.  XN nghiệm lại bằng phương pháp đó nhưng sát trùng lại bằng lửa cồn trước khi đưa đi xét nghiệm
[D01.3034] Bạch cầu niệu bằng phương pháp xét nghiệm cặn thông thường đánh giá là tăng khi:
A.  >10 BC/vi trường
B.  >10^2 BC/vi trường
C.  >10^3 BC/vi trường
D.  >10^4 BC/vi trường
[D01.3035] Bạch cầu niệu bằng phương pháp xét nghiệm cặn Addis đánh giá là tăng khi:
A.  >10^4 BC/phút
B.  >10^5 BC/vi trường
C.  >10^6 BC/vi trường
D.  >10^7 BC/vi trường
[D01.3036] Nếu có VK niệu, không có bạch cầu niệu tăng, không có dấu hiệu lâm sàng thì xử trí tiếp thế nào:
A.  Tìm yếu tố nguy cơ
B.  Làm lại bạch cầu niệu
C.  Cấy lại nước tiểu
D.  Soi tươi nước tiểu
[D01.3037] Chọn ý sai về LS & CLS phân định NKĐT trên và dưới:
A.  Trụ bạch cầu
B.  Khả năng cố đặc nước tiểu giảm
C.  Tăng số lượng bạch cầu hạt trong máu ngoại biên
D.  Bổ thể giảm
[D01.3038] Chọn ý sai về chỉ định CĐHA trong NKĐT:
A.  Viêm thận bê thận cấp
B.  VK niệu ở trên <5 tuổi
C.  Tăng huyết áp
D.  NKĐT tái phát
[D01.3039] Kĩ thuật CĐHA được chỉ định đầu tiên là:
A.  XQ bàng quang lúc đái
B.  Chụp đài bể thận với thuốc cản quang
C.  CT thận tiết niệu
D.  Siêu âm tiết niệu
[D01.3040] Chọn ý sai về điều trị NKĐT dưới ở trẻ cấy nước tiểu dương tính, không sốt, toàn trạng tốt:
A.  Điều trị ngoại trú
B.  Uống nhiều nước
C.  Kháng sinh
D.  Sau ngừng kháng sinh 10 ngày thì XN lại nước tiểu
[D01.3041] Chọn kháng sinh điều trị ca NKĐT ở trẻ cấy nước tiểu dương tính, không sốt, toàn trạng tốt:
A.  Cephalosporin thế hệ 3
B.  Quinolon
C.  Cotrimoxazol
D.  Nitrofurantoin
[D01.3042] Chọn ý sai về điều trị NKĐT dưới ở trẻ cấy nước tiểu dương tính, sốt cao, có dấu hiệu viêm thận bể thận cấp:
A.  Điều trị nội trú
B.  Bù dịch bằng đường uống hoặc tiêm truyền
C.  Điều trị 10-14 ngày nếu không có biến chứng
D.  Điều trị 2-4 tuần nếu có biến chứng

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 7

[D01.3043] Chọn kháng sinh điều trị ca NKĐT ở trẻ cấy nước tiểu dương tính, sốt cao, có dấu hiệu viêm thận bể thận cấp:
A.  Cephalosporin thế hệ 3
B.  Quinolon
C.  Cotrimoxazol
D.  Aminoglycoside
[D01.3044] Kháng sinh dự phòng NKĐT tái phát ở đối tượng có nguy cơ là:
A.  Cotrimoxazol
B.  Quinolon
C.  Nitrofurantoin
D.  Cephalosporin thế hệ 3
[D01.3045] Thời gian điều trị kháng sinh dự phòng NKĐT tái phát ở đối tượng có nguy cơ là:
A.  5-7 ngày/tháng
B.  7-10 ngày/tháng
C.  10-14 ngày/tháng
D.  1-2 tháng/quý
[D01.3046] Chọn ý đúng về điều trị trường hợp vi khuẩn niêu không triệu chứng:
A.  Kháng sinh ngắn ngày
B.  Kháng sinh dự phòng liều thấp, dài ngày
C.  Không điều trị gì, chỉ theo dõi 1 tháng/lần cho tới khi hết VK niệu
D.  Không điều trị gì, chỉ theo dõi 2-3 tháng/lần cho tơi khi hết VK niệu
[D01.3047] Chọn ý sai về chỉ đinh ngoại khoa trong NKĐT khi viêm thận bể thận kèm:
A.  Sỏi thận
B.  Điều trị nội khoa không hết VK niệu
C.  Dị dạng đường tiểu
D.  Trào ngược bàng quang niệu quản
[D01.3048] Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu cao nhất ở trẻ sơ sinh thiếu tháng
A. Đúng
B. Sai
[D01.3049] Bình thường nước tiểu lấy ở bàng quang là vô khuẩn
A. Đúng
B. Sai
[D01.3050] Trẻ trai có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn đường tiểu cao hơn trẻ gái
A. Đúng
B. Sai
[D01.3051] Nước tiểu là môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn
A. Đúng
B. Sai
[D01.3052] Đoạn nối bàng quang-niệu đạo chống lại trào ngược là một cơ chế đề kháng tự nhiên của cơ thể
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 8

[D01.3053] E.Coli gây bệnh có khả năng đề kháng với yếu tố diệt khuẩn của huyết thanh
A. Đúng
B. Sai
[D01.3054] Dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiểu đặc hiệu và thay đổi theo vị trí tổn thương
A. Đúng
B. Sai
[D01.3055] Dấu hiệu Paternaski có thể gặp ở nhiễm khuẩn đường tiểu dưới
A. Đúng
B. Sai
[D01.3056] Nhiễm khuẩn đường tiểu không đặc hiệu thường gặp ở trẻ lớn
A. Đúng
B. Sai
[D01.3057] Nhiễm khuẩn đường tiểu tiên phát thường gặp ở trẻ gái với biểu hiện lâm sàng của viêm bàng quang hoặc vi khuẩn niệu không triệu chứng
A. Đúng
B. Sai
[D01.3058] Khi cấy nước tiểu có vi khuẩn mà bạch cầu niệu không tăng cần loại trừ trường hợp bệnh nhi đã dùng kháng sinh hoặc dung dịch sát khuẩn
A. Đúng
B. Sai
[D01.3059] Nhiễm khuẩn đường tiểu dưới có thể điều trị ngoại trú tại nhà
A. Đúng
B. Sai
[D01.3060] Chỉ định điều trị ngoại khoa với các nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát
A. Đúng
B. Sai
[D01.3061] Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện các bệnh lý tiết niệu kèm
theo
A. Đúng
B. Sai
[D01.3062] VK gây NKĐT hàng đầu là E.Coli và Proteus
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 9

[D01.3063] NKĐT thường gặp ở độ tuổi <5 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.3064] Yếu tố quan trọng nhất gây NKĐT ở trẻ em là can thiệp thủ thuật
A. Đúng
B. Sai
[D01.3065] Bình thường nước tiểu là môi trường vô khuẩn
A. Đúng
B. Sai
[D01.3066] Nước tiểu là môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của VK
A. Đúng
B. Sai
[D01.3067] Do nước tiểu thiếu protein và vi chất nên hạn chế sự sinh trưởng của VK
A. Đúng
B. Sai
[D01.3068] Protein Tamm-Horsfall và glycolipid niệu bảo vệ vi khuẩn đường niệu
A. Đúng
B. Sai
[D01.3069] Đường xâm nhập chủ yếu của VK ở trẻ nhỏ là đường máu và bạch huyết
A. Đúng
B. Sai
[D01.3070] 99% SL VK được đưa vào bàng quang bị rửa sạch ngay sau khi đái
A. Đúng
B. Sai
[D01.3071] Khả năng li giải đường là một trong các yếu tố độc lực của E.Coli
A. Đúng
B. Sai
[D01.3072] NKĐT dưới có triệu chứng thường có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân rõ rệt, kèm theo dấu hiệu tại chỗ, dấu hiệu Paternaski
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 10

[D01.3073] NKĐT không đặc hiệu hay gặp ở trẻ nhỏ
A. Đúng
B. Sai
[D01.3074] NKĐT thứ phát thường gặp nhất là do dị dạng tắc nghẽn đường niệu
A. Đúng
B. Sai
[D01.3075] NKĐT tiên phát thường gây viêm thận bể thận mạn tính, tạo các sẹo ở nhu mô thận
A. Đúng
B. Sai
[D01.3076] NKĐT thứ phát thường gặp ở trẻ gái, biểu hiện lâm sàng là
A. Đúng
B. Sai
[D01.3077] Cấy và định lượng VK trong nước tiểu là quan trọng nhất, và phải làm ít nhất 2 lần để chẩn đoán xác định NKĐT
A. Đúng
B. Sai
[D01.3078] Đặt ống thông bang quang là phương pháp lấy nước tiểu chính xác nhất
A. Đúng
B. Sai
[D01.3079] Thông thường số lượng BC niệu không song hành với SL VK niệu
A. Đúng
B. Sai
[D01.3080] Khi BC niệu nhiều, cấy không VK, nếu có LS gợi ý thì vẫn có thể xử trí như NKĐT
A. Đúng
B. Sai
[D01.3081] Khi chỉ có VK niệu đơn thuần, không tăng BC niệu, không có dấu hiệu LS thì cần làm lại BC niệu ít nhất 2 lần để xác định chẩn đoán
A. Đúng
B. Sai
[D01.3082] Trụ bạch cầu là một yếu tố giúp phân định NKĐT trên và dưới
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Nhiễm Khuẩn Đường Tiểu Phần 11

[D01.3083] Viêm thận bể thận cấp là chỉ định làm CĐHẢ trong NKĐT
A. Đúng
B. Sai
[D01.3084] Chụp UIV là XN CĐHA đầu tay trong NKĐT
A. Đúng
B. Sai
[D01.3085] KS dùng điều trị NKĐT dưới ngoại trú là cephalosporin thế hệ 3
A. Đúng
B. Sai
[D01.3086] KS dùng điều trị NKĐT trên nội trú là aminoglycoside
A. Đúng
B. Sai
[D01.3087] Thời gian điều trị trung bình NKĐT trên nội trú có biến chứng là 2-4 tuần
A. Đúng
B. Sai
[D01.3088] Thời gian điều trị trung bình NKĐT trên nội trú không biến chứng là 5-7 ngày
A. Đúng
B. Sai
[D01.3089] Với VK niệu không triệu chứng thì không cần điều trị kháng sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.3090] Điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa bằng kháng sinh không hết VK niệu
A. Đúng
B. Sai
[D01.3091] Dùng KS liều thấp, ngắn ngày để dự phòng NKĐT tái phát ở đối tượng có nguy cơ
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one