Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Câu hỏi trắc nghiệm sinh lý chuyển hóa chất năng lượng của test sinh lý yhoctructuyen y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

F01-Phần 5: Sinh Lý Chuyển Hóa Chất, Năng Lượng

Chúc các bạn may mắn!


Phần 4: Sinh Lý Điện Thế Màng Và Điện Thế Hoạt Động Phần 6: Sinh Lý Điều Nhiệt

Xem thêm: Tổng hợp 20 phần của Test Sinh Lý yhoctructuyen

Đề Bài Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng Phần 1

[F01.0147] Nguồn cung cấp năng lượng trong cơ thể chủ yếu là do:
A. Protein
B. Carbohydrat
C. Các vitamin và muối khoáng
D. Glycogen dự trữ ở gan
[F01.0148] Sản phẩm cuối cùng của tiêu hoá carbohydrat trong ống tiêu hoá chủ yếu là:
A. Fructose
B. Galactose
C. Các đường đôi
D. Glucose
[F01.0149] Chất nào không phải là dạng vận chuyển trong máu của carbohydrat
A. Glucose
B. Fructose
C. Galactose
D. Lactose
[F01.0150] Dạng kết hợp của carbohydrat là:
A. Glycolipid, RNA
B. Glycoprotein, DNA
C. Glycolipid, Glycoprotein
D. Glycolipid, Glycoprotein, DNA, RNA
[F01.0151] Dạng dự trữ của carbohydrat là:
A. Glycogen ở gan, glycolipid
B. Glycogen ở cơ, glycoprotein
C. Glycolipid, glycoprotein
D. Glycogen ở gan và cơ
[F01.0152] Dạng vận chuyển trong máu của carbohydrat là:
A. Monosaccarid
B. Disaccarid
C. Oligosaccarid
[F01.0153] Glucose có vai trò trung tâm trong chuyển hoá carbohydrat vì:
A. Thoái hoá và tổng hợp carbohydrat đều thông qua glucose
B. Là sản phẩm chủ yếu cuối cùng của carbohydrat trong ống tiêu hoá
C. 90-95% đường đơn vận chuyển trong máu là glucose
D. Tất cả nguyên nhân trên
[F01.0154] Chức năng nào sau không phải của carbohydrat
A. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể
B. Tạo hình của cơ thể
C. Bảo vệ miễn dịch
D. Đông máu
[F01.0155] Bệnh Alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa
A. Lipid
B. Protein
C. Carbohydrat
D. Vitamin
[F01.0156] Phân giải hoàn toàn một phân tử glucose sẽ giải phóng ra 38 ATP
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng Phần 2

[F01.0157] Nhu cầu về các chất carbohydrat, lipid và protein trong cơ thể được tính:
A. Trực tiếp qua khẩu phần ăn hàng ngày
B. Gián tiếp qua nhu cầu năng lượng
C. Gián tiếp qua tỷ lệ sinh năng lượng của ba chất carbohydrat, lipid, và protein
D. Dựa vào nhu cầu năng lượng hàng ngày và tỷ lệ sinh năng lượng của ba chất carbohydrat, lipid và protein
[F01.0158] Điều hoà chuyển hoá carbohydrat trong cơ thể là quá trình:
A. Làm tăng đường huyết khi đường huyết hạ
B. Làm hạ đường huyết khi đường huyết tăng
C. Làm tăng quá trình chuyển từ glucose thành glycogen
D. Giữ cho mức đường huyết luôn ở trong giới hạn bình thường
[F01.0159] Nhận xét nào sau về hệ thần kinh tự chủ không chính xác trong điều hòa glucose/máu
A. Cả hệ giao cảm và phó giao cảm đều chi phối hoạt động của tiểu đảo Langerhans
B. Kích thích phó giao cảm gây tăng đường huyết do giảm bài tiết insulin
C. Kích thích giao cảm gây tăng tiết glucagon làm tăng đường huyết
D. Khi bị stress, hệ giao cảm bị kích thích gây tăng tiết epinephrine, glucagon làm đường huyết tăng
[F01.0160] Cả hệ giao cảm và phó giao cảm đều chi phối hoạt động của tiểu đảo Langerhans
A. Đúng
B. Sai
[F01.0161] Kích thích phó giao cảm gây tăng đường huyết do giảm bài tiết insulin
A. Đúng
B. Sai
[F01.0162] Kích thích giao cảm gây tăng tiết glucagon làm giảm đường huyết
A. Đúng
B. Sai
[F01.0163] Khi bị stress, hệ giao cảm bị kích thích gây tăng tiết epinephrine làm đường huyết tăng
A. Đúng
B. Sai
[F01.0164] Trong bữa ăn, hệ phó giao cảm được hoạt hóa kích thích hoạt động cơ học và hoạt động bài tiết dịch
A. Đúng
B. Sai
[F01.0165] Khi [glucose]/máu giảm, kích thích vùng dưới đồi, hoạt hóa thần kinh giao cảm, tăng bài tiết adrenalin và noradrenalin gây tăng [glucose]/máu
A. Đúng
B. Sai
[F01.0166] Khi [glucose]/máu tăng cao sẽ kích thích trung tâm khát gây uống nhiều, giảm bài tiết ADH, tăng thải glucose ra nước tiểu gây biểu hiện lợi niệu do tăng áp suất thẩm thấu
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng Phần 3

[F01.0167] Các hormon không làm tăng đường huyết:
A. GH của tuyến yên
B. T3 – T4 của tuyến giáp
C. Cortisol của tuyến vỏ thượng thận
D. Insulin của tuyến tụy nội tiết
[F01.0168] Giai đoạn sau hấp thu không xảy ra hiện tượng:
A. Glucagon tăng, insulin tăng
B. Glucose-6-phosphatase kích thích phân giải glycogen thành glucose ở gan
C. Chỉ có các tế bào cơ có khả năng sử dụng năng lượng lấy từ glycogen
D. Chỉ có tế bào gan có thể dùng năng lượng lấy từ glycogen
[F01.0169] Giảm đường huyết không có biểu hiện:
A. Cảm giác đói
B. Toát mồ hôi
C. Tim đập nhanh
D. Huyết áp tăng
[F01.0170] Giảm glucose máu có đặc điểm:
A. Lượng insulin do tế bào beta bài tiết không đủ
B. Có căn nguyên do bị đái tháo đường type I từ trước
C. Là một đáp ứng quá mức của tế bào beta dẫn đến quá nhiều glucose trong máu
D. Chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp gây tăng đường huyết khi đói
[F01.0171] Đái tháo đường type 2 (thể không phụ thuộc insulin) được đặc trưng bởi
A. Tổn thương tế bào beta do virus hoặc do cơ chế tự miễn
B. Giảm nồng độ insulin trong huyết thanh
C. Hay gặp ở người trên 40 tuổi
D. Hay gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi
[F01.0172] Đái tháo đường type 1 (thể phụ thuộc insulin)
A. Mất nước
B. Gầy nhiều
C. pH máu giảm
D. Tấ cả đều là biểu hiện của đái tháo đường type 1
[F01.0173] Đái tháo đường ở giai đoạn cuối của cả hai thể (giai đoạn nặng) nếu không được điều trị kịp thời thường gây nên các triệu chứng:
A. Ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy nhiều
B. Đường huyết tăng cao có khi tới 300 – 1200 mg%
C. Đường niệu
D. Na trong máu giảm do các thể cetonic bài tiết kéo theo Na
[F01.0174] Liên quan giữa ba chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein chủ yếu là qua:
A. Chặng chuyển từ glucose thành glucose 6P
B. Chặng fructose 1-6 diphosphat
C. Hai ngã ba chính là a.pyruvic và acetyl CoA
D. Chu trình tạo ure
[F01.0175] Nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể chủ yếu là do:
A. Protein
B. Carbohydrat
C. Các vitamin và muối khoáng
D. Lipid
[F01.0176] Dạng lipid vận chuyển trong máu không có:
A. Acid béo
B. Triglycerid
C. Cholesterol
D. Glycoprotein

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng Phần 4

[F01.0177] Chức năng sau không phải là của LDL:
A. Vận chuyển cholesterol từ mô ngoại biên đến gan
B. Điều hòa tổng hợp cholesterol ở mô
C. Vận chuyển cholesterol vào tế bào cho sự tổng hợp màng và hormon
D. Ảnh hưởng đến tổng hợp cholesterol ở tế bào
[F01.0178] Các hormon sau làm tăng thoái hóa lipid trừ:
A. Adrenalin của tuyến tủy thượng thận
B. Glucagon của tuyến tụy nội tiết
C. Insulin của tuyến tụy nội tiết
D. GH của tuyến yên
[F01.0179] Bệnh không liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid là
A. Bệnh béo phì (Obesity)
B. Xơ vữa động mạch
C. Thiếu máu
D. Tăng huyết áp
[F01.0180] Albumin là một protein của huyết tương có vai trò trong:
A. Tạo ra áp suất keo của huyết tương
B. Đông máu
C. Di truyền
D. Chống đông máu
[F01.0181] Các chức năng sau là của protein trừ:
A. Tham gia cấu trúc và tạo hình cơ thể
B. Tạo áp suất keo
C. Bảo vệ
D. Nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp
[F01.0182] Nguồn protein cần thiết có trong
A. Ngô, dầu thực vật, lúa mì
B. Đậu dài, đậu quả, hạt, ngũ cốc
C. Trứng, cá, ngũ cốc
D. Trứng, sữa, sữa chua, thịt cá
[F01.0183] Nhu cầu protein hàng ngày
A. 0,4 g/kg cân nặng
B. 0,8g/kg cân nặng
C. 10 g/kg cân nặng
D. 13 g/kg cân nặng
[F01.0184] Thiếu protein ở giai đoạn mất thích nghi gây nên bệnh:
A. Đái tháo đường
B. Béo phì
C. Xơ vữa động mạch
D. Suy dinh dưỡng protein năng lượng
[F01.0185] Năng lượng tồn tại trong cơ thể dưới các dạng:
A. Hoá năng
B. Động năng
C. Điện năng
D. Tất cả đều đúng
[F01.0186] ATP là chất giàu năng lượng của cơ thể được tạo thành trong quá trình:
A. Thoái hoá các chất carbohydrat, lipid và protein
B. Thoái hoá protein là chủ yếu
C. Thoái hoá các mẩu acetyl CoA trong chu trình Krebs
D. b Oxy hoá các acid béo

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng Phần 5

[F01.0187] Vai trò của ATP:
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
B. Vận chuyển năng lượng
C. Dữ trữ năng lượng
D. Cung cấp năng lượng, vận chuyển năng lượng và dự trữ năng lượng
[F01.0188] Năng lượng tiêu hao nhiều nhất để duy trì cơ thể :
A. Vận cơ
B. Điều nhiệt
C. Tiêu hoá
D. Chuyển hoá cơ cở
[F01.0189] Chuyển hoá cơ sở là mức tiêu hao năng lượng tối thiểu ở điều kiện cơ sở:
A. Không vận cơ
B. Không cho con bú
C. Không bị sốt
D. Không tiêu hoá, không vận cơ, không điều nhiệt
[F01.0190] Năng lượng tiêu hao trong vận cơ:
A. Trong vận cơ hoá năng tích luỹ trong cơ bị tiêu hao như sau: 35% chuyển thành công cơ học, 65% toả dưới dạng nhiệt
B. Năng lượng tiêu hao trong vận cơ được tính theo Kcal/1kg cơ thể/giờ
C. Cường độ vận cơ càng lớn, mức tiêu hao càng giảm
D. Tư thế vận cơ càng thoải mái càng ít tiêu hao năng lượng
[F01.0191] Về CHCS:
A. CHCS phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
B. Điều kiện cơ sở là: không vận cơ, không tiêu hoá, không suy nghĩ
C. Năng lượng tiêu hao cho CHCS chiếm 1/2 năng lượng tiêu hao của cơ thể
D. CHCS là năng lượng cần cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở
[F01.0192] Trong các yếu tố ảnh hưởng đến CHCS:
A. CHCS thay đổi theo nhịp ngày đêm, cao nhất lúc 13-16 giờ, thấp nhất lúc 1- 4 giờ
B. Tuổi càng cao CHCS càng tăng
C. Ở cùng một lứa tuổi CHCS ở nam bằng CHCS ở nữ
D. Trong chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai CHCS tăng
[F01.0193] Chuyển hoá cơ sở được đo bằng phương pháp:
A. Đo trực tiếp bằng phòng nhiệt lượng kế
B. Đo gián tiếp qua các thông số tiêu hoá
C. Đo gián tiếp qua hô hấp theo phương pháp vòng kín
D. Đo gián tiếp qua hô hấp theo phương pháp vòng hở
[F01.0194] Điều kiện đo chuyển hóa cơ sở
A. Ngừng toàn bộ hoạt động cơ thể
B. Nhịn đói
C. Nhiệt độ phòng đo từ 18-20oC
D. Nhiệt độ phòng đo tương đương thân nhiệt
[F01.0195] Ở mức toàn cơ thể, chuyển hoá năng lượng được điều hoà bằng:
A. Cơ chế thần kinh và thể dịch
B. Nhu cầu năng lượng của cơ thể
C. Sự hoạt động của vùng dưới đồi
D. Các hormon của tuyến giáp: T3 và T4
[F01.0196] Trong các hormon tác dụng đến chuyển hoá năng lượng thì:
A. T3 và T4 làm tăng CHCS ở tất cả các mô
B. Adrenalin làm giảm phân giải glycogen thành glucose, giảm thiêu đốt glucose, tăng dự trữ glycogen ở tế bào làm giảm chuyển hoá năng lượng
C. Cortisol làm tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hoá năng lượng
D. Hormon giáp làm tăng hoạt động chuyển hoá ở các mô (trừ não, võng mạc, lách, phổi, tinh hoàn)

Trắc Nghiệm Sinh Lý Chuyển Hóa Chất Năng Lượng Phần 6

[F01.0197] Hormon ảnh hưởng mạnh nhất đến tốc độ chuyển hóa là:
A. Noradrenalin
B. Thyroxin
C. Prolactin
D. GH
[F01.0198] Ở mức tế bào chuyển hoá năng lượng được điều hoà bằng:
A. Nồng độ glucose trong máu
B. Cơ chế điều hoà ngược thông qua hàm lượng ADP trong tế bào
C. Hàm lượng của chất 2,3 DPG trong máu
D. Phân áp oxy trong máu
[F01.0199] Nguyên nhân chính giảm tiêu thụ Cal ở người già là:
A. Giảm chuyển hóa và khối cơ
B. Giảm độ thèm ăn
C. Mất cân bằng giữa tốc độ chuyển hóa và lượng thức ăn tiêu thụ
D. Giảm vận động, tăng tích lũy mỡ

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one