Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Câu hỏi trắc nghiệm sinh lý hệ thần kinh tự chủ của test sinh lý yhoctructuyen y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm sinh lý hệ thần kinh tự chủ sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

F01-Phần 18: Sinh Lý Thần Kinh Tự Chủ

Chúc các bạn may mắn!


Phần 17: Sinh Lý Hệ Thần Kinh Vận Động Phần 19: Chức Năng Trí Tuệ Của Vỏ Não

Xem thêm: Tổng hợp 20 phần của Test Sinh Lý yhoctructuyen

Đề Bài Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ – Test Sinh Lý yhoctructuyen

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ Phần 1

[F01.1269] Hệ thần kinh tự chủ không có tác dụng thường xuyên đối với:
A. Cơ tim
B. Tuyến ngoại tiết
C. Cơ vân
D. Tuyến nội tiết
[F01.1270] Nơron vận động thân thể có thân tế bào ______ hệ thần kinh trung ương , sợi trục đi đến ______; chi phối các hoạt động ______
A. Nằm ngoài; cơ vân; không chủ động
B. Nằm trong; nội tạng; chủ động
C. Nằm ngoài; nội tạng; không chủ động
D. Nằm trong; cơ vân; chủ động
[F01.1271] Nơron thứ 2 của hệ thần kinh tự chủ có thân tế bào ______ hệ thần kinh trung ương , sợi trục đi đến ______; chi phối các hoạt động ______
A. Nằm ngoài; cơ vân; không chủ động
B. Nằm trong; nội tạng; chủ động
C. Nằm ngoài; nội tạng; không chủ động
D. Nằm trong; cơ vân; chủ động
[F01.1272] Trung tâm của hệ phó giao cảm được phân bố ở:
A. Hành não, não giữa, tuỷ cùng.
B. Dọc theo các đốt sống cổ và tuỷ cùng.
C. Dọc theo đốt sống thắt lưng.
D. Hành não và đốt sống thắt lưng.
[F01.1273] Phần trung tâm của hệ giao cảm được phân bố ở:
A. Dọc theo đốt sống cổ tới đốt sống thắt lưng.
B. Sừng bên chất xám tuỷ sống từ lưng 1 đến thắt lưng 2.
C. Dọc theo đốt sống lưng tới thắt lưng.
D. Sừng bên chất xám tuỷ sống từ lưng 1 đến thắt lưng 5.
[F01.1274] Sợi adrenergic là sợi bài tiết chủ yếu:
A. Acetylcholin.
B. Adrenalin.
C. Noradrenalin.
D. Adrenalin và noradrenalin.
[F01.1275] Sợi thuộc loại adrenergic là:
A. Sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm.
B. Sợi tiền hạch của hệ phó giao cảm và giao cảm.
C. Sợi hậu hạch giao cảm đến tuyến mồ hôi, cơ dựng lông.
D. Sợi hậu hạch giao cảm đi tới các cơ quan.
[F01.1276] Sợi thuộc loại cholinergic là các sợi sau, trừ:
A. Sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm.
B. Sợi hậu hạch của hệ giao cảm đi tới các cơ quan.
C. Sợi tiền hạch của hệ phó giao cảm.
D. Sợi tiền hạch của hệ giao cảm.
[F01.1277] Acetylcholine không được giải phóng từ:
A. Sợi tiền hạch giao cảm
B. Sợi sau hạch giao cảm
C. Sợi tiền hạch phó giao cảm
D. Sợi sau hạch phó giao cảm
[F01.1278] Chất nào sau đây không thuộc nhóm catecholamin
A. Acetylcholin
B. Epinephrin
C. Dopamin
D. Norepinephrin

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ Phần 2

[F01.1279] Receptor của acetylcholin là:
A. Alpha
B. Bêta
C. Muscarinic.
D. Nicotinic và muscarinic.
[F01.1280] Noradrenalin kích thích mạnh:
A. Receptor alpha.
B. Receptor beta.
C. Receptor muscarinic.
D. Receptor nicotinic và muscarinic.
[F01.1281] Receptor alpha có ở:
A. Cơ tim.
B. Thận.
C. Ruột.
D. Gan.
[F01.1282] Các mô sau đây có cả receptor alpha và beta, trừ:
A. Tim.
B. Mạch máu.
C. Ruột.
D. Tử cung.
[F01.1283] Receptor muscarinic
A. Không tìm thấy ở các hạch tự chủ hoặc ở synap cơ – thần kinh
B. Bị kích thích bởi độc tố của nấm
C. Cùng họ với các receptos b, a
D. Không bị ảnh hưởng của cura (một loại nhựa độc ức chế receptor nicotinic)
[F01.1284] Tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm lên vùng tạo nhịp của tim được gọi là:
A. Đối lập
B. Bổ xung
C. Bổ trợ
[F01.1285] Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm lên hệ thống sinh sản và tiết niệu là:
A. Đối lập
B. Bổ xung
C. Bổ trợ
[F01.1286] Tác dụng của giao cảm và phó giao cảm lên sự bài tiết nước bọt là:
A. Đối lập
B. ổ xung
C. Bổ trợ
[F01.1287] Mô đích chỉ nhận được chi phối của nơron giao cảm:
A. Tủy thượng thận
B. Cơ thể mi
C. Tuyến mồ hôi
D. Tất cả các mạch máu
[F01.1288] Tác dụng của hệ giao cảm.
A. Co đồng tử.
B. Gây bài tiết nhiều mồ hôi.
C. Tăng nhu động ruột.
D. Giãn cơ dựng lông.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ Phần 3

[F01.1289] Tác dụng của hệ phó giao cảm.
A. Tăng phân giải glycogen ở cơ vân.
B. Tăng phân giải mỡ ở tế bào mỡ.
C. Co đồng tử.
D. Giãn phế quản.
[F01.1290] Hệ thần kinh tự chủ có các tác dụng sau đây, trừ:
A. Kích thích giao cảm làm tăng giải phóng glucose ở gan.
B. Kích thích giao cảm làm giảm lưu lượng lọc ở thận.
C. Kích thích phó giao cảm làm co túi mật.
D. Kích thích phó giao cảm làm giãn cơ thể mi.
[F01.1291] Tác dụng của hệ phó giao cảm lên bài tiết dịch tiêu hoá:
A. Giảm bài tiết nước bọt.
B. Giảm bài tiết dịch tuỵ.
C. Giảm bài tiết dịch vị.
D. Tăng bài xuất mật.
[F01.1292] Tác dụng của hệ giao cảm lên cơ trơn:
A. Giãn tiểu động mạch da.
B. Giãn cơ thắt ruột.
C. Giãn đường mật.
D. Giãn mạch máu phổi.
[F01.1293] Vùng não được chỉ phối trực tiếp chủ yếu của nơron tự chủ là:
A. Hành não
B. Tuyến tùng
C. Tiểu não
D. Hypothalamus
[F01.1294] Hệ thống ít bị chi phối nhất của hệ tự chủ là:
A. Tim mạch
B. Hô hấp
C. Nước tiểu
D. Miễn dịch
[F01.1295] Vùng hypothalamus không chứa trung tâm điểu hòa sự cân bằng của
A. Thân nhiệt
B. Xúc cảm
C. Cảm giác đói
D. Nhịp thở

Trắc Nghiệm Sinh Lý Hệ Thần Kinh Tự Chủ trắc nghiệm sinh lý hệ thần kinh tự chủ

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one