Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm suy dinh dưỡng 1 của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 13: Suy dinh dưỡng do thiếu calo - protein

Chúc các bạn may mắn!


Phần 12: Dinh dưỡng trẻ em sơ sinh đến 5 tuổi Phần 14: Suy dinh dưỡng 2

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 Phần 1

[D01.0557]  Câu sai về suy dinh dưỡng
A. Là tình trạng bệnh lí xảy ra do thiếu protein và năng lượng
B. Thường kèm theo tác động của nhiễm khuẩn
C. Tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn phát triển làm tình trạng thiếu dinh dưỡng nặng lên
D. Tự suy dinh dưỡng là một vòng xoắn bệnh lý thường gặp ở trẻ em
[D01.0558]  Câu sai về nguyên nhân SDD do thiếu kiến thức dinh dưỡng:
A. Mẹ thiếu sữa nuôi trẻ bằng nước cháo, bột loãng
B. Ăn nước hoa quả sớm từ 2 tháng
C. Kiêng khem
D. Chất lượng bữa ăn không đảm bảo
[D01.0559]  Những bệnh nhiễm trùng tiên phát sau thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDD, trừ:
A. Ỉa chảy kéo dài
B. Sởi
C. Viêm phổi
D. Lỵ
[D01.0560]  Đâu không phải yếu tố thuận lợi của trẻ mắc SDD
A. Thai già tháng, thai quá ngày sinh
B. Dị tật bẩm sinh: sứt môi hở hàm ếch, megacolon…
C. Bệnh di truyền: Landon- Down
D. Trẻ có cơ địa tiết dịch: chàm
[D01.0561]  Có mấy cách phân loạn SDD
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[D01.0562]  Đặc điểm của cách phân loại SDD của Gomez, chọn câu sai
A. Ra đời năm 1956
B. Dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra % cân nặng chuẩn
C. Có 4 độ
D. Đơn giản nhưng không phân biệt được SDD mới hay đã lâu
[D01.0563]  Phân loại Waterlow dựa vào: (chọn nhiều đáp án)
A. Chiều cao theo tuổi
B. Cân nặng theo tuổi
C. Cân nặng/ chiều cao
D. Chiều cao/cân nặng
[D01.0564]  Còi cọc là:
A. Tình trạng SDD cấp tính
B. Tình trạng SDD mạn tính
C. Tình trạng suy dinh dưỡng trong quá khứ
D. Tình trạng SDD cấp tính trên nền SDD mạn tính mức độ nhẹ
[D01.0565]  Câu sai về phân loại SDD theo OMS:
A. Dựa trên chỉ tiêu: phần trăm cân nặng so với cân nặng chuẩn của quần thể tham khảo NCHS
B. Áp dụng cho trẻ dưới 5 tuổi
C. Có 3 độ
D. Cho biết mức độ SDD và dễ áp dụng tại cộng đồng
[D01.0566]  Về phân loại SDD theo Welcome, chọn câu sai
A. Chỉ để phân biệt các thể của SDD nặng
B. Có 2 mốc % cân nặng so với chuẩn là < 50 và từ 50-70%
C. Dựa trên 2 tiêu chuẩn
D. Chia làm 4 thể sdd

Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 Phần 2

[D01.0567]  Đâu không phải triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu của sdd
A. Ngừng tăng cân hoặc sút cân
B. Lớp mỡ dưới da chưa thay đổi
C. Trẻ chậm biết đi, ít hoạt bát
D. Da xanh dần
[D01.0568]  Câu sai về SDD nhẹ
A. Cân nặng/tuổi còn 70-80%
B. Lớp mỡ dưới da mỏng
C. Trẻ thèm ăn
D. Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa
[D01.0569]  Câu sai về SDD vừa
A. Cân nặng/tuổi còn 65-70%
B. Mất lớp mỡ dưới da bụng, mông, chi
C. Rối loạn tiêu háo từng đợt
D. Trẻ biếng ăn
[D01.0570]  Câu sai về đặc điểm của phù trong thể Kwashiorkor
A. Phù từ 2 chi dưới tới mặt
B. Sau đó phù toàn thân
C. Có thể có phù màng bụng
D. Phù trắng mềm ấn lõm
[D01.0571]  Đâu không phải đặc điểm của SDD thể phù
A. Rối loạn sắc tố da ở lưng, bụng
B. Cân nặng còn 60-80% trọng lượng chuẩn
C. Tóc thưa bạc màu, dễ rụng dễ gẫy
D. Răng mất bóng sẫm màu, dễ bị sâu, mọc chậm
[D01.0572]  Câu sai về phân độ mắt khô do thiếu vit A
A. XF là quáng gà
B. X1B là vệt bitot
C. X3A là loét giác mạc < 1/3
D. XS là sẹo giác mạc
[D01.0573]  Biểu hiện nào không phải biểu hiện nội tạng của sdd thể phù
A. Gan thường to, mềm, có thể dẫn tới suy gan và tử vong
B. Dễ suy tim làm trẻ có thể bị chết đột ngột trong đêm hoặc sau truyền dịch quá tải
C. Niêm mạc ruột teo dần, mất các nếp nhắn, nhu động giảm
D. Tụy teo dần, giảm men tiêu hóa
[D01.0574]  Đâu không phải sự khác nhau giữa thể Kwashiorkor và thể Marasmus
A. % cân nặng so với chuẩn
B. Mức độ thiếu các vit A D B1 K B12…
C. Kích thước gan
D. Khả năng mắc bệnh nhiễm trùng
[D01.0575]  Xét nghiệm thường không khác nhau giữa thể Kwashiorkor và thể Marasmus là
A. Huyết sắc tố, Hematocrid
B. Protein máu
C. Chỉ số White Head
D. Sắt huyết thanh
[D01.0576]  Đâu không phải xét nghiệm thường quy trong SDD
A. Cặn dư phân
B. Dịch tiêu hóa
C. Miễn dịch
D. Xq phổi

Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 Phần 3

[D01.0577]  Chẩn đoán SDD không dựa vào
A. Vòng cánh tay
B. Vòng đầu
C. Mỡ dưới da
D. Phù
[D01.0578]  Câu sai về điều trị SDD thể nhẹ và vừa:
A. Điều trị tại nhà
B. Điều chỉnh chế độ ăn
C. Dự phòng bệnh nhiễm trung cho SDD thể vừa bằng kháng sinh đường uống liều thấp
D. Theo dõi cân nặng
[D01.0579]  Điều trị suy dinh dưỡng nặng cần theo các bước xử trí
A. Hạ thân nhiệt, mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn
B. Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn
C. Nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, mất nước
D. Nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải, mất nước, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt
[D01.0580]  Phần quan trọng nhất để phòng hạ thân nhiệt cho trẻ suy dinh dưỡng là
A. Đặt trong phòng ấm 28-30 độ c, tránh gió lùa và quấn kín trẻ
B. Cho trẻ ngủ với mẹ
C. Cho ăn 2h/lần và cho ăn cả đêm
D. Thay tã, quần áo ướt, giữ cho trẻ và giường khô
[D01.0581]  Điều trị sai trong hạ đường huyết ở trẻ suy dinh dưỡng là
A. Cho 50ml Glucose 10% hoặc nước đường Sucrose uống hoặc ăn qua sonde, sau đó cho ăn càng sớm càng tốt
B. Cho ăn 1h/lần cả ngày lẫn đêm
C. Cho kháng sinh thích hợp
D. Nếu hôn mê, cho glucose tĩnh mạch 5 ml/kg glucose 10% tiêm tĩnh mạch chậm.
[D01.0582]  Trẻ suy dưỡng nặng có mất nước sẽ được bù bằng:
A. Ăn sữa mẹ 1h/lần cả ngày lẫn đêm
B. ORS đường uống
C. Glucose 10% uống
D. Bù đường tĩnh mạch ringer lactat
[D01.0583]  Lượng dịch được dùng để chống sốc cho trẻ suy dinh dưỡng là:
A. 5 ml/kg truyền tĩnh mạch 1h
B. 10
C. 15
D. 20
[D01.0584]  Câu sai về xử trí trẻ SDD bị sốc sau khi đã truyền tĩnh mạch lần 1
A. Lặp lại truyền tĩnh mạch lượng như lần 1 nếu mạch nhịp thở giảm > 25 thì dừng truyền ngay
B. Nếu không cải thiện sau lần 1, có thể trẻ bị sốc tim
C. Duy trì dịch truyền tĩnh mạch 4 ml/kg/h trong khi chờ máu nếu có chỉ định truyền máu
D. Khi có máu truyền máu tươi toàn phần 10 ml/kg, cho chảy thật chậm trong 3h
[D01.0585]  Tất cả suy dinh dưỡng nặng đều thiếu
A. Sắt và kẽm
B. K và Na
C. Na và sắt
D. K và Mg
[D01.0586]  Trẻ suy dinh dưỡng nặng
A. Đều được theo dõi và phòng nhiễm khuẩn
B. Đều được sử dụng kháng sinh phổ rộng
C. Được sử dụng kháng sinh ngay khi có những dấu hiệu nhiễm trùng dù là nhẹ
D. Được sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ

Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 Phần 4

[D01.0587]  Ở trẻ SDD, viên sắt được uống khi
A. Trẻ có thiếu máu
B. Trẻ thiếu máu ăn không ngon miêng, đang sụt cân
C. Trẻ thiếu máu kèm nhiễm trùng
D. Trẻ thiếu máu ăn ngon miệng và bắt đầu lên cân
[D01.0588]  Nếu trẻ có biểu hiện thiếu vit A ở mắt, cần uống vitamin A mấy lần
A. 1 lần duy nhất
B. Điều trị hằng ngày trong 1 tuần
C. Điều trị hằng ngày trong 2 tuần
D. 3 lần
[D01.0589]  Chọn câu sai về việc cho trẻ sdd ăn lại
A. Ăn nhiều bữa nhỏ với nồng độ thẩm thấu và nồng độ Lactose thấp
B. Ngày đầu 75 kcal/kg cân nặng, tăng dần để đạt cuối tuần đầu là 100kcal/kg
C. Dịch 100 ml/kg/ngày
D. Nếu trẻ còn bú thì tiếp tục cho bú mẹ
[D01.0590]  Chỉ định truyền chế phẩm máu
A. Truyền máu tươi 10-15 ml/kg cho 1 lần truyền nếu hb < 4g/l
B. Truyền plasma tươi 10-15 ml/kg cho 1 lần truyềnnếu protein máu dưới 30 g/l
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai
[D01.0591]  Tăng cân tốt là
A. Tăng > 2g/kg/ngày
B. >5
C. >10
D. >15
[D01.0592]  Câu sai về phòng bệnh SDD
A. Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ
B. Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ
C. Tiêm chủng đầy đủ
D. Theo dõi cân nặng
[D01.0593] Trẻ 2-5 tuổi, 6 tháng cân 1 lần
A. Đúng
B. Sai
[D01.0594] Tăng cân kém là khi trẻ tăng <5g/kg/ngày
A. Đúng
B. Sai
[D01.0595] Điều trị phục hồi các yếu tố vi lượng cần điều trị hằng ngày, ít nhất trong 2 tuần
A. Đúng
B. Sai
[D01.0596] Dịch truyền tốt nhất để bù nước cho trẻ SDD là ringer lactate
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Suy Dinh Dưỡng 1 Phần 5

[D01.0597] Tình trạng xấu đi khi bù dịch là nhịp thở tăng thêm 5 nhịp/p, mạch tăng thêm 20 nhịp/p
A. Đúng
B. Sai
[D01.0598] Bù dịch bằng đường uống cần nhanh hơn trẻ không SDD mà mất nước
A. Đúng
B. Sai
[D01.0599] Coi tất cả trẻ SDD nặng là có mất nước
A. Đúng
B. Sai
[D01.0600] Nếu không thể đo được glucose máu, cần coi tất cả những trẻ SDD nặng đều có hạ đường huyết
A. Đúng
B. Sai
[D01.0601] Ở trẻ SDD, mọi chức năng miễn dịch đều giảm: giảm IgG, giảm IgA tiết, miễn dịch tế bào giảm, giảm lympho bào
A. Đúng
B. Sai
[D01.0602] Tiên lượng lâu dài của thể Marasmus tốt hơn thể phù
A. Đúng
B. Sai
[D01.0603] SDD trước 5 tuổi sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của não và giảm trí thông minh
A. Đúng
B. Sai
[D01.0604] Rối loạn sắc tố da ở thể Kwashiorkor làm trẻ dễ nhiễm trùng da
A. Đúng
B. Sai
[D01.0605] Thể phù là trẻ bị SDD do ăn quá nhiều bột
A. Đúng
B. Sai
[D01.0606] SDD đang là vấn đề sức khỏe quan trọng và phổ biến nhất của trẻ em trong các nước đang phát triển như nước ta hiện nay
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one