Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm thiếu máu của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 28: Thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu tan máu

Chúc các bạn may mắn!


Phần 27: Hội chứng xuất huyết Phần 29: Bạch cầu cấp

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 1

[D01.1621]  Lượng sắt dự trữ trong cơ thể của trẻ sơ sinh lý:
A. 250 mg
B. 300 mg
C. 350 mg
D. 420 mg
[D01.1622]  Nhóm sắt hem gồm các chất sau đây, TRỪ:
A. Hemoglobin
B. Myoblobin
C. Hemosiderin
D. Hệ thống cytochrom
[D01.1623]  Sắt dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm lượng sắt trong cơ thể:
A. 20-25%
B. 25-30%
C. 30-35%
D. 35-40%
[D01.1624]  Sắt được hấp thu chủ yếu ở đâu:
A. Tá tràng
B. Hỗng tràng
C. Hồi tràng
D. Dạ dày
[D01.1625]  Các nguyên nhân chính gây thiếu máu thiếu sắt, TRỪ:
A. Cung cấp sắt thiếu
B. Mất máu
C. Hấp thu kém
D. Thiếu enzym chuyển hoá
[D01.1626]  Viêm túi thừa Meckel gây thiếu máu thiếu sắt do:
A. Cung cấp sắt thiếu
B. Hấp thu kém
C. Mất máu qua đường tiêu hoá
D. Thiếu enzym chuyển hoá sắt
[D01.1627]  Thiếu máu thiếu sắt thường bắt đầu gặp từ tuổi nào:
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
[D01.1628]  Các triệu chứng do thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở trẻ em, TRỪ:
A. Móng bẹt, dễ gãy
B. Da xanh, niêm mạc nhợt
C. Mệt mỏi, chán ăn
D. Rối loạn tiêu hoá
[D01.1629]  Đặc trưng xét nghiệm công thức máu của thiếu máu thiếu sắt là:
A. Hb < 110 g/l
B. MCV > 100fl
C. HCH > 28 pg
D. Cả 3 đáp án trên
[D01.1630]  Chẩn đoán thiếu sắt khi lượng sắt huyết thanh bắt đầu giảm dưới:
A. 8 mcmol/l
B. 9 mcmol/l
C. 10 mcmol/l
D. 11 mcmol/l

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 2

[D01.1631]  Chẩn đoán thiếu sắt khi bão hoà transferin bắt đầu giảm dưới:
A. 0.1
B. 0.12
C. 0.13
D. 0.15
[D01.1632]  Chẩn đoán thiếu sắt khi ferritin bắt đầu giảm dưới:
A. 12 mcg/l
B. 14 mcg/l
C. 15 mcg/l
D. 16 mcg/l
[D01.1633]  Chẩn đoán thiếu sắt khi protoporphyrin tự do hồng cầu bắt đầu giảm:
A. > 60 mcg/l
B. > 70 mcg/l
C. > 80 mcg/l
D. > 90 mcg/l
[D01.1634]  Cần chẩn đoán phân biệt thiếu máu thiếu sắt với bệnh nào sau đây:
A. Thalassemia
B. Lơxemi cấp
C. Hội chứng Fanconi
D. Nhiễm độc hoá chất
[D01.1635]  Liều chế phẩm sắt bổ sung cho bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt là:
A. 2-3 mg Fe nguyên tố/kg/24 giờ uống liều duy nhất
B. 2-3 mg Fe nguyên tố/kg/24 giờ chia làm 2-3 lần
C. 4-6 mg Fe nguyên tố/kg/24 giờ uống liều duy nhất
D. 4-6 mg Fe nguyên tố/kg/24 giờ chia làm 2-3 lần
[D01.1636]  Tỷ lệ hồng cầu lưới của bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt sau 5-10 ngày bổ sung chế phẩm sắt sẽ tăng:
A. 1-1,5 g/l/ngày
B. 1,5-2 g/l/ngày
C. 2-3,5 g/l/ngày
D. 2,5-4 g/l/ngày
[D01.1637]  Một bệnh nhi thiếu máu thiếu sắt xét nghiệm Hb = 10 g/dl, P = 12 kg. Lượng sắt cần tiêm cho bệnh nhân này là bao nhiêu:
A. 95,92 mg
B. 96,92 mg
C. 97,92 mg
D. 98,92 mg
[D01.1638]  Để tăng hấp thu sắt cần chỉ định bổ sung vitamin C liều:
A. 25-50 mg/ngày
B. 50-100 mg/ngày
C. 100-150 mg/ngày
D. 150-200 mg/ngày
[D01.1639]  Chỉ định truyền máu cho bệnh nhi khi lượng Hb bắt đầu giảm xuống dưới:
A. 7 g/dl
B. 6 g/dl
C. 5 g/dl
D. 4 g/dl
[D01.1640]  Theo WHO, với một trẻ có cân nặng lúc đẻ là 1,7kg thì lượng sắt cần bổ sung là:
A. 1 mg/kg/24 giờ
B. 2 mg/kg/24 giờ
C. 3 mg/kg/24 giờ
D. 4 mg/kg/24 giờ

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 3

[D01.1641]  Thiếu máu tan máu do bệnh ở màng hồng cầu, TRỪ:
A. Bệnh hồng cầu nhỏ hình bầu dục di truyền
B. Bệnh hồng cầu hình bầu dục di truyền
C. Stomatocytosis
D. Hemoglobin không bền vững
[D01.1642]  Đâu KHÔNG là nguyên nhân gây thiếu máu tan máu ngoài hồng cầu:
A. Rối loạn miễn dịch
B. Nhiễm khuẩn
C. Cường lách
D. Thiếu enzym sinh năng lượng
[D01.1643]  Đâu KHÔNG là triệu chứng của thiếu máu tan máu cấp:
A. Thiếu máu xảy ra nhanh
B. Lách to nhiều
C. Vàng da rõ
D. Nước tiểu sẫm màu
[D01.1644]  Đâu KHÔNG là triệu chứng của thiếu máu tan máu mạn:
A. Đái ít hoặc vô niệu
B. Thiếu máu từ từ, từng đợt tăng dần
C. Vàng da nhẹ hoặc không rõ
D. Biến dạng xương sọ
[D01.1645]  Đâu KHÔNG là đặc điểm biến dạng xương sọ trong thiếu máu tan máu mạn:
A. Đầu nhỏ, trán dô
B. Bưới đỉnh
C. Sống mũi tẹt
D. Xương sọ dày
[D01.1646]  Đặc điểm xét nghiệm trong thiếu máu tan máu, TRỪ:
A. Hồng cầu, Hemoglobin giảm
B. Sắt huyết thanh bình thường hoặc giảm
C. Bilirubin tự do máu tăng trên 0,6 mg/dl
D. Nước tiểu có urobilirubin nhiều
[D01.1647]  Đo đời sống hồng cầu bằng kỹ thuật phóng xạ thấy thời gian bán huỷ hồng cầu chỉ kéo dài:
A. 5-7 ngày
B. 7-15 ngày
C. 10-20 ngày
D. 14-21 ngày
[D01.1648]  Điều trị thiếu máu tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ-con, Chỉ định ánh sáng trị liệu khi bilirubin bắt đầu giảm xuống còn:
A. 25 mg/100ml
B. 22 mg/100ml
C. 20 mg/100ml
D. 15 mg/100ml
[D01.1649]  Điều trị thiếu máu tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ-con, Chỉ định truyền plasma tươi để gan kết hợp vào albumin-bilirubin không ngấm vào não:
A. Alversin 10 ml/kg/24 giờ
B. Alversin 15 ml/kg/24 giờ
C. Alversin 20 ml/kg/24 giờ
D. Alversin 25 ml/kg/24 giờ
[D01.1650]  Chỉ định truyền thay máu:
A. Khi Bilirubin máu dưới 20 mg/100ml máu
B. Nếu bất đồng ABO, nên chọn hồng cầu O giống con pha với huyết thanh nhóm A hoặc nhóm B giống mẹ
C. Nếu bất đồng Rh, chọn máu Rh(-) giống mẹ và cùng nhóm ABO giống con
D. Số lượng truyền 200 ml/kg

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 4

[D01.1651] Điều trị thiếu máu tan máu tự miễn, Liều methylprednisolon ban đầu chỉ định trong cơn tan máu cấp:
A. 1-2 mg/kg/ngày
B. 2-5 mg/kg/ngày
C. 4-8 mg/kg/ngày
D. 5-10 mg/kg/ngày
[D01.1652]  Điều trị thiếu máu tan máu tự miễn, Chỉ định cắt lách khi dùng corticoid trong ít nhất mấy tháng không có kết quả:
A. 4 tháng
B. 5 tháng
C. 6 tháng
D. 8 tháng
[D01.1653]  Điều trị thiếu máu tan máu do thalassemia, Chỉ định truyền khối hồng cầu với liều bao nhiêu để duy trì lượng Hb của trẻ trong giới hạn bình thường:
A. 10-20 mg/kg
B. 15-30 mg/kg
C. 20-40 mg/kg
D. 25-50 mg/kg
[D01.1654]  Điều trị thiếu máu tan máu do thalassemia, Liều desferal để thải sắt:
A. 250 mg nhỏ giọt dưới da trong 8 giờ/ngày
B. 250 mg nhỏ giọt dưới da trong 12 giờ/ngày
C. 500 mg nhỏ giọt dưới da trong 8 giờ/ngày
D. 500 mg nhỏ giọt dưới da trong 12 giờ/ngày
[D01.1655]  Liều acid folic để điều trị các dợt tăng nguyên hồng cầu khổng lồ trong cơn tan máu:
A. 2 mg/ngày
B. 5 mg/ngày
C. 10 mg/ngày
D. 15 mg/ngày
[D01.1656]  Chỉ định cắt lách trong các trường hợp, TRỪ:
A. Cường lách thứ phát
B. Có “hội chứng dạ dày nhỏ”
C. Tăng nhu cầu truyền máu
D. Điều trị corticoid trong 6 tháng không có kết quả
[D01.1657]  Thời gian có thai nhu cầu sắt cần cho thai nghén là:
A. 300-400 mg
B. 400-500 mg
C. 500-600 mg
D. 600-800 mg
[D01.1658]  Lượng dự trữ sắt ở trẻ sơ sinh là:
A. 250 mg
B. 500 mg
C. 1-2 g
D. 3.5-4 g
[D01.1659]  Lượng dữ trữ sắt ở trẻ 1 tuổi là:
A. 420 mg
B. 520 mg
C. 620 mg
D. 720 mg
[D01.1660]  Lượng dự trữ sắt ở người trưởng thành là:
A. 2.5-3 g
B. 3.5-4g
C. 4.5-5 g
D. 5.5-6g

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 5

[D01.1661]  Sắt phân bổ nhiều nhất ở đâu:
A. Hemoglobin
B. Myoglobin
C. Hemosiderin và ferritin
D. Tranferin
[D01.1662]  Sắt phân bố nhiều thứ 2 ở đâu:
A. Hemoglobin
B. Myoglobin
C. Hemosiderin và ferritin
D. Tranferin
[D01.1663]  Trên đường tiêu hoá, sắt được hấp thu nhiều nhất ở đâu:
A. Dạ dày
B. Tá tràng và đoạn đầu ruột non
C. Hồi tràng
D. Manh tràng
[D01.1664]  Ở trẻ bú mẹ nhu cầu sắt là bao nhiêu:
A. 0.7 mg/ngày
B. 1.7 mg/ngày
C. 2.7 mg/ngày
D. 3.7 mg/ngày
[D01.1665]  Trẻ lớn và dậy thì nhu cầu sắt là bao nhiêu:
A. 1.8-2.4 mg/ngày
B. 2.4-3.2 mg/ngày
C. 3.2-4.4 mg/ngày
D. 4.4-5.8 mg/ngày
[D01.1666]  Thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở độ tuổi nào:
A. Sơ sinh
B. 6 tháng
C. 1 tuổi
D. 2-3 tuổi
[D01.1667]  Chọn ý sai về nguyên nhân thiếu sắt do cung cấp thiếu:
A. Thiếu sữa mẹ
B. Ăn bột nhiều và sớm
C. Tuổi dậy thì
D. Đỏ non, thiếu cân, sinh đôi
[D01.1668]  Chọn ý sai về triệu chứng thiếu máu thiếu sắt:
A. Da xanh niêm mạc nhợt từ từ
B. Mệt mỏi, chán ăn, ít hoạt động
C. Rối loạn tiêu hoá
D. Teo niêm mạc, mất gai lưỡi
[D01.1669]  Chọn ý sai về CLS thiếu máu thiếu sắt:
A. MCV < 80 fl
B. Fe huyết thanh< 10 μmol/l
C. Ferritin < 12 μg/l
D. Bão hoà transferrin > 15%
[D01.1670]  Liều dùng sắt đường uống là:
A. 1-2 mg Fe/kg/24h
B. 2-4 mg Fe/kg/24h
C. 4-6 mg Fe/kg/24h
D. 6-8 mg Fe/kg/24h

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 6

[D01.1671]  Đáp ứng bình thường của thiếu máu thiếu sắt là trong 5-10 ngày HGB tăng:
A. 1.5-3 g/l/ngày
B. 2.5-4 g/l/ngày
C. 3.5-5 g/l/ngày
D. 4.5-6 g/l/ngày
[D01.1672]  Chọn ý sai: Chỉ định truyền máu:
A. HGB < 50g/l
B. Cần nâng nhanh lượng HGB lên
C. Suy tim do thiếu máu nặng
D. Hoa mắt chóng mặt nặng
[D01.1673]  Nhu cầu sắt cho PNCT từ tháng thứ 2 là:
A. 1 mg/ngày
B. 2 mg/ngày
C. 3 mg/ngày
D. 4 mg/ngày
[D01.1674]  Chọn ý sai về LS thiếu máu tan máu cấp:
A. Thiếu máu xảy ra nhanh
B. Vàng da rõ
C. Nước tiểu sẫm màu, chứa urobilinogen và hemosiderin
D. Lách không to hoặc to ít
[D01.1675]  Chọn ý sai về LS thiếu máu tan máu mạn tính:
A. Thiếu máu từ từ, từng đợt tăng dần
B. Vàng da nhẹ hoặc không rõ
C. Nước tiểu màu sẫm, đỏ, nâu đen có thể đái ít hoặc vô niệu
D. Lách to nhiều
[D01.1676]  Chọn ý sai về bộ mặt Thalassemia
A. Đầu to
B. Trán dô
C. Bướu chẩm
D. Sống mũi tẹt
[D01.1677] Chọn ý sai về CLS thiếu máu tan máu:
A. Bilirubin tự do > 0.6mg/dl
B. Sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng trong tan máu mạn
C. HC lưới tăng, nhiều HC non đa sắc và ưa acid
D. Tuỷ đồ: dòng HC tuỷ giảm, tỉ lệ HC lưới tuỷ giảm
[D01.1678]  Chọn ý sai về điều trị tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con ABO:
A. Ánh sáng trị liệu
B. Truyền plasma tươi, hay human albumin
C. Corticoid
D. Thay máu
[D01.1679]  Chọn ý sai về điều trị thiếu máu tan máu tự miễn:
A. Thải sắt
B. Corticoid
C. Truyền máu
D. Cắt lách
[D01.1680]  Liều dùng corticoid khi có cơn tan máucấp:
A. 1-2 mg/kg/ngày
B. 2-5 mg/kg/ngày
C. 5-10 mg/kg/ngày
D. 10-15 mg/kg/ngày

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 7

[D01.1681]  Chỉ định cắt lách khi:
A. Lách to mạn tính
B. Cơn tan máu tái phát mạnh nhiều lần
C. Corticoid thất bại trong 2 tháng không có kết quả
D. Truyền máu không cải thiện tan máu
[D01.1682]  Lượng truyền máu trong Thalassemia là:
A. 1-5 ml/kg
B. 5-10 ml/kg
C. 10-20 ml/kg
D. 20-30 ml/kg
[D01.1683]  Trong Thalassemia duy trì HGB trong giới hạn nào:
A. 8-11 g/l
B. 6-8 g/l
C. 5-6 g/l
D. 4-5 g/l
[D01.1684] Sắt hem gồm hemoglobin, sắt vận chuyển và sắt dự trữ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1685] Nhu cầu sắt tăng cao trong các trường hợp:
A. Dậy thì
B. Nhiễm trùng mạn tính
C. Đẻ non
D. Hành kinh
[D01.1686] Đặc trưng của thiếu máu thiếu sắt là thiếu máu hồng cầu kích thước bình thường, đẳng sắc
A. Đúng
B. Sai
[D01.1687] Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây thiếu sắt
A. Đúng
B. Sai
[D01.1688] Phân biệt thiếu máu thiếu sắt với bệnh hemoglobin dựa vào điện di huyết sắc tố
A. Đúng
B. Sai
[D01.1689] Viêm mạn tính gây thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ nhưng sắt huyết thanh tăng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1690] Cân nặng lúc đẻ của trẻ là 2,2 kg thì lượng sắt cần bổ sung cho trẻ là 3mg/kg/24 giờ
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 8

[D01.1691] Triệu chứng thiếu máu tan máu cấp:
A. Vàng da nhẹ hoặc không rõ
B. Lách to nhiều
C. Nước tiểu màu rửa thịt
D. Biến dạng xương sọ
[D01.1692] Kết quả xét nghiệm chứng tỏ hồng cầu vỡ nhanh và tăng giáng hoá hemoglobin:
A. Bilirubin tự do tăng
B. Hồng cầu lưới tăng
C. Đời sống hồng cầu ngắn
D. Nhiều hồng cầu non đa sắc
[D01.1693] Với bệnh nhân thiếu máu tan máu do thalassemia nên hạn chế truyền máu vì có nguy cơ gây tan máu nặng hơn
A. Đúng
B. Sai
[D01.1694] Thiếu máu tan máu tự miễn có chỉ định cắt lách khi điều trị corticoid trong 6 tháng không có hiệu quả
A. Đúng
B. Sai
[D01.1695] Thiếu máu tan máu do thiếu enzym hồng cầu thường xảy ra sau khi dùng thuốc hoặc sau nhiễm virus cúm
A. Đúng
B. Sai
[D01.1696] Lượng sắt dự trữ trong cơ thể rất ít chỉ bằng 0.005% trọng lượng cơ thể
A. Đúng
B. Sai
[D01.1697] Sắt chủ yếu được dữ trữ ở dạng Ferritin
A. Đúng
B. Sai
[D01.1698] Sắt được hấp thu trên toàn đường dạ dày ruột
A. Đúng
B. Sai
[D01.1699] Tăng độ toan dạ dày làm giảm khả năng hấp thu sắt
A. Đúng
B. Sai
[D01.1700] Giai đoạn trẻ lớn nhanh (dậy thì) nhu cầu sắt tăng cao vọt
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 9

[D01.1701] Teo niêm mạc, mất gai lưỡi, móng bẹt dễ gãy là triệu chứng thiếu máu thiếu sắt dễ gặp ở trẻ em
A. Đúng
B. Sai
[D01.1702] Thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở trẻ 6 tháng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1703] Đẻ non, thiếu cân là một trong nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
A. Đúng
B. Sai
[D01.1704] Ferritin < 12μg/l là XN chứngtỏthiếusắt
A. Đúng
B. Sai
[D01.1705] Thiếu máu thiếu sắt cần phân biệt với Thalassemia đồng hợp tử
A. Đúng
B. Sai
[D01.1706] Viêm mạn tính kéo dài, ngộ độc chì cũng có thiếu máu nhược sắc và sắt huyết thanh giảm
A. Đúng
B. Sai
[D01.1707] 1 g HGB cần 1.5 mg Fe
A. Đúng
B. Sai
[D01.1708] Với trẻ 1.5-2kg lúc sinh cần bổ sung 3 mg Fe/kg/ngày
A. Đúng
B. Sai
[D01.1709] Bệnh HC nhỏ hình cầu di truyền là bệnh ở màng HC
A. Đúng
B. Sai
[D01.1710] HC tan máu ure máu cao là tan máu nguyên nhân miễn dịch
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt, Tan Máu Phần 10

[D01.1711] Cường lách là nguyên nhân tan máu không do miễn dịch
A. Đúng
B. Sai
[D01.1712] Thiếu máu tan máu cấp thường có lách to nhiều
A. Đúng
B. Sai
[D01.1713] Thiếu máu mạn tính thường có vàng da rõ, nước tiểu vàng sậm màu Coca-Cola
A. Đúng
B. Sai
[D01.1714] Biến dạng xương sọ là biến chứng nhiều năm của thiếu máu mạn tính
A. Đúng
B. Sai
[D01.1715] Thiếu máu tan máu tự miễn nên hạn chế truyền máu vì nguy cơ tan máu nặng hơn
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one