Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm viêm màng não mủ của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 41: Viêm màng não mủ

Chúc các bạn may mắn!


Phần 40: Hội chứng co giật ở trẻ em Phần 42: Xuất huyết não, màng não

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 1

[D01.2678] Ba loại vi khuẩn gây viêm màng não mủ hay gặp nhất, TRỪ:
A.  Phế cầu
B.  H.Influenzae
C.  E.Coli
D.  Não mô cầu
[D01.2679] Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, căn nguyên gây viêm màng não mủ thường gặp nhất là:
A.  E.Coli
B.  Phế cầu
C.  H.Influenzae
D.  Klebsiella
[D01.2680] Đâu KHÔNG là triệu chứng cơ năng của hội chứng màng não:
A.  Nôn tự nhiên
B.  Đau đầu
C.  Táo bón
D.  Sốt cao
[D01.2681] Đâu là triệu chứng thực thể của hội chứng màng não:
A.  Thóp lõm
B.  Gáy mềm
C.  Vạch màng não (+)
D.  Dấu hiệu Kernig
[D01.2682] Triệu chứng ban xuất huyết hoại tử hình sao gặp trong bệnh nào:
A.  Nhiễm não mô cầu
B.  Nhiễm tụ cầu vàng
C.  Nhiễm liên cầu
D.  Nhiễm phế cầu
[D01.2683] Vị trí chọc dịch não tuỷ ở trẻ em:
A.  L3-L4
B.  L4-L5
C.  L5-S1
D.  S1-S2
[D01.2684] Đâu KHÔNG là chống chỉ định chọc dịch não tuỷ:
A.  Hội chứng tăng áp lực sọ nặng
B.  Suy hô hấp chưa ổn định
C.  Có hội chứng nhiễm trùng
D.  Tình trạng shock nặng
[D01.2685] Đâu KHÔNG là đặc điểm của dịch não tuỷ trong viêm màng não mủ:
A.  Đục như nước vo gạo
B.  Protein thường cao trên 1g/l
C.  Glucose giảm dưới 1,2 mmol/l
D.  Tế bào tăng cao từ vài trăm đến vài nghìn
[D01.2686] Đặc điểm của dịch não tuỷ trong viêm màng não do virus:
A.  Dịch não tuỷ thường trong
B.  Bạch cầu tăng từ vài trăm đến vài nghìn
C.  Bạch cầu lympho và mono chiếm ưu thế
D.  Protein tăng dưới 1g/l
[D01.2687] Đâu KHÔNG là đặc điểm của dịch não tuỷ trong viêm màng não do lao:
A.  Dịch trong hoặc vàng chanh
B.  Tế bào tăng vài trăm/mm3
C.  Chủ yếu là lymphocyt
D.  Protein tăng dưới 1g/l

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 2

[D01.2688] Điều trị khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn. Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm màng não mủ cho trẻ sơ sinh:
A.  Ceftriaxon
B.  Cefotaxim
C.  Ampicillin kết hợp Gentamycin
D.  Ampicillin kết hợp Chloramphenicol
[D01.2689] Điều trị khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn. Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm màng não mủ cho trẻ từ 1-3 tháng tuổi:
A.  Ceftriaxon
B.  Ceftriaxon kết hợp Ampicillin
C.  Ampicillin kết hợp Gentamycin
D.  Ampicillin kết hợp Chloramphenicol
[D01.2690] Điều trị khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn. Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm màng não mủ cho trẻ trên 3 tháng tuổi:
A.  Cotrimoxazol
B.  Amoxicillin
C.  Ampicillin kết hợp Gentamycin
D.  Ampicillin kết hợp Chloramphenicol
[D01.2691] Điều trị khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn. Liều ceftriaxon thường được chỉ định cho viêm màng não mủ:
A.  100 mg, IV chia 1-2 lần
B.  200 mg, IV chia 1-2 lần
C.  300 mg, IV chia 1-2 lần
D.  400 mg, IV chia 1-2 lần
[D01.2692] Điều trị khi chưa xác định được chính xác căn nguyên vi khuẩn. Liều Ampicillin thường được chỉ định cho viêm màng não mủ:
A.  100-200 mg, IV chia 2 lần
B.  200-300 mg, IV chia 2 lần
C.  100-200 mg, IV chia 4 lần
D.  200-300 mg, IV chia 4 lần
[D01.2693] Điều trị viêm màng não mủ do phế cầu. Nếu phế cầu còn nhạy cảm với penicillin, chỉ định benzyl penicillin liều:
A.  60 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm cho mỗi 6 giờ
B.  100 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm cho mỗi 6 giờ
C.  60 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm cho mỗi 12 giờ
D.  100 mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm cho mỗi 12 giờ
[D01.2694] Điều trị viêm màng não mủ do phế cầu. Nếu nồng độ ức chế tối thiểu > 0,125 chỉ định cefotaxim phối hợp vancomycin liều:
A.  20-30 mg/kg/24 giờ
B.  30-50 mg/kg/24 giờ
C.  40-60 mg/kg/24 giờ
D.  50-100 mg/kg/24 giờ
[D01.2695] Điều trị viêm màng não mủ do phế cầu. Thời gian điều trị kháng sinh cho viêm màng não mủ do phế cầu:
A.  7-10 ngày
B.  10-14 ngày
C.  2-3 tuần
D.  3-4 tuần
[D01.2696] Điều trị viêm màng não mủ do H.Influenzae. Kháng sinh được ưu tiên sử dụng là:
A.  Benzyl penicillin
B.  Cefotaxim
C.  Gentamycin
D.  Moxifloxacin
[D01.2697] Điều trị viêm màng não mủ do H.Influenzae. Thời gian điều trị kéo dài:
A.  7-10 ngày
B.  10-14 ngày
C.  2-3 tuần
D.  3-4 tuần

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 3

[D01.2698] Điều trị viêm màng não mủ do Listeria. Kháng sinh được ưu tiên sử dụng là:
A.  Benzyl penicillin
B.  Cefotaxim
C.  Gentamycin
D.  Moxifloxacin
[D01.2699] Điều trị viêm màng não mủ do Listeria. Thời gian điều trị kéo dài:
A.  7-10 ngày
B.  10-14 ngày
C.  2-3 tuần
D.  3-4 tuần
[D01.2700] Điều trị chống phù não cho viêm màng não mủ bằng dexamethason liều:
A.  0,1-0,2 mg/kg/ngày
B.  0,2-0,4 mg/kg/ngày
C.  0,3-0,6 mg/kg/ngày
D.  0,4-0,8 mg/kg/ngày
[D01.2701] Khi tiếp nhận một bệnh nhân viêm màng não mủ, cơ sở y tế tuyến xã nên làm gì:
A.  Giữ lại điều trị nếu có khả năng xác định chẩn đoán
B.  Sơ cứu rồi chuyển ngay lên tuyến trên
C.  Không sơ cứu mà chuyển ngay lên tuyến trên
D.  Cho bệnh nhân về nếu tình trạng quá nặng
[D01.2702] Các thời điểm cần tiến hành chọc dò dịch não tuỷ, TRỪ:
A.  Lúc vào viện để chẩn đoán xác định
B.  1-3 ngày để đánh giá hiệu quả của liệu pháp kháng sinh
C.  3-5 ngày để đánh giá hiệu quả của liệu pháp kháng sinh
D.  Lúc ra viện để đảm bảo khỏi bệnh
[D01.2703] Tiêu chuẩn khỏi bệnh hoàn toàn của viêm màng não mủ, TRỪ:
A.  Hết sốt
B.  Lâm sàng hoàn toàn bình thường ít nhất 3 ngày
C.  Dịch não tuỷ về ngưỡng bình thường
D.  Bilan viêm trở về ngưỡng bình thường
[D01.2704] Các biến chứng có thể gặp do viêm màng não mủ:
A.  Tràn dịch dưới màng cứng
B.  Ổ áp xe nội sọ
C.  Ứ dịch não thất do dính tắc
D.  Cả 3 đáp án trên
[D01.2705] Liều rifampicin dự phòng cho những người có nguy cơ viêm màng não mủ là:
A.  10-20 mg/kg/ngày trong 4 ngày
B.  20-40 mg/kg/ngày trong 4 ngày
C.  10-20 mg/kg/ngày trong 6 ngày
D.  20-40 mg/kg/ngày trong 6 ngày
[D01.2706] Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chẩn đoán viêm màng não mủ với xuất huyết não-màng não
A. Đúng
B. Sai
[D01.2707] Viêm màng não mủ trên trẻ đẻ non thường có hội chứng nhiễm trùng rõ rệt
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 4

[D01.2708] Viêm màng não mủ do virus:
A. Dịch não tuỷ màu vàng chanh
B. Protein tăng trên 1 g/l
C.  Bạch cầu trong dịch não tuỷ tăng từ vài chục đến vàitrăm
D. Chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính
[D01.2709] Dịch não tuỷ trong xuất huyết não-màng não tuỷ:
A. Dịch não tuỷ màu vàng
B. Protein giảm
C. Số lượng tế bào tăng vài chục đến vài trăm
D. Cần chẩn đoán phân biệt với lao màng não
[D01.2710] Thời gian điều trị kháng sinh cho trẻ từ 1-3 tháng tuổi có viêm màng não mủ chưa xác định căn nguyên vi khuẩn là: 7-14 ngày
A. Đúng
B. Sai
[D01.2711] Với viêm màng não mủ do trực khuẩn đường ruột Gram (-) ưu tiên dùng phối hợp kháng sinh cefotaxim và Ampicillin
A. Đúng
B. Sai
[D01.2712] Tuyến huyện không được tiếp nhận điều trị các trường hợp viêm màng não mủ
A. Đúng
B. Sai
[D01.2713] Vaccin phòng não mô cầu và phế cầu chỉ sử dụng cho những vùng dịch lưu hành hoặc trên những người có cơ địa đặc biệt
A. Đúng
B. Sai
[D01.2714] Vaccin Hib chỉ sử dụng cho những vùng dịch lưu hành hoặc trên những người có cơ địa đặc biệt
A. Đúng
B. Sai
[D01.2715] Viêm màng não mủ biến chứng ứ dịch não thất do dính tắc gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ
A. Đúng
B. Sai
[D01.2716] Viêm màng não mủ thường gặp ở lứa tuổi nào:
A.  Sơ sinh
B.  Bú mẹ
C.  <3 tuổi
D.  <10 tuổi
[D01.2717] Chọn ý sai về vi khuẩn thường gặp gây VMNM:
A.  Tụ cầu
B.  Phế cầu
C.  H. influenza
D.  Neisseria menigitidis

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 5

[D01.2718] Với sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng vi khuẩn thường gặp nhất gây VMNM là:
A.  Liên cầu
B.  Enterococci
C.  Não mô cầu
D.  Phế cầu
[D01.2719] Chọn ý sai về lâm sàng VMNM ở trẻ sơ sinh:
A.  HCNT thường không rõ rệt
B.  HCMN thường không đầy đủ hoặc kín đáo
C.  Trẻ thường bỏ bú, nôn trớ
D.  Thóp lõm hoặc có cơn ngừng thở
[D01.2720] Chọn ý sai về lâm sàng VMNM ở trẻ bú mẹ:
A.  HCNT cấp hoặc tối cấp
B.  Cơ năng nặng thường là bỏ bú, khóc thét từng cơn, rên rỉ
C.  Cơ năng thường là nôn vọt, khó thở, bụng chướng, tiêu chảy
D.  HCMN: cổ cứng, co giật
[D01.2721] Chọn ý sai về lâm sàng HCMN ở trẻ bú mẹ:
A.  Rối loạn tri giác: vô cảm, mắt nhìn xa xăm
B.  Thóp phồng, căng
C.  Ít khi cổ cứng, có khi cổ mềm
D.  Liệt nửa người
[D01.2722] Chọn ý sai về lâm sàng HCMN ở trẻ lớn:
A.  Nôn tự nhiên, buồn nôn, đau đầu
B.  Táo bón
C.  Sợ ánh sáng, nằm tư thế cò sung
D.  Gáy mềm, vạch màng não thường âm tính
[D01.2723] Chọc DNT thường ở vị trí nào:
A.  Khe liên đốt L4-L5
B.  Khe liên đốt L5-S1
C.  Khe liên đốt L3-L4
D.  Khe liên đốt L2-L3
[D01.2724] Chọn ý sai về chống chỉ định của chọc DNT:
A.  Tăng áp lực nội sọ nặng
B.  Shock nặng
C.  SHH chưa ổn định
D.  HCNT
[D01.2725] Chọn ý sai về đặc điểm DNT trong VMNM:
A.  DNT đục như nước dừa non, nước vo gạo hoặc mủ
B.  Protein cao>1g/l
C.  Glucose tăng>4.5mmol/l
D.  Tế bào tăng vài trăm tới với nghìn/mm3, ưu thế đa nhân trung tính
[D01.2726] Chọn ý sai: Trước khi chọc DNT cần chẩn đoán phân biệt VMNM với:
A.  Co giật do sốt
B.  Động kinh
C.  Viêm màng não do virus
D.  U não
[D01.2727] Khi DNT trong, nồng độ protein tăng, tế bào tăng từ vài chục tới vài trăm thì cần phân biệt với:
A.  Lao màng não
B.  Nấm màng não
C.  Xuất huyết não màng não cũ
D.  Viêm màng não do KST

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 6

[D01.2728] Chọn ý sai về đặc điểm DNT trong VMN do virus:
A.  DNT thường trong
B.  Protein tăng ít <1g/l
C.  SL bạch cầu ít vài chục tới vài trăm
D.  Đa nhân trung tính chiếm ưu thế
[D01.2729] Chọn ý sai về đặcđiểm DNT trong VMN do lao:
A.  DNT thường trong hoặc vàng chanh
B.  Protein tăng ít <1g/l
C.  SL bạch cầu thường vài trăm/mm3
D.  Lympho chiếm ưu thế
[D01.2730] Chọn ý sai về đặc điểm DNT trong Xuất huyết não-màng não cũ:
A.  DNT thường vàng
B.  Protein tăng ít <1g/l
C.  SL bạch cầu thường vài trăm/mm3
[D01.2731] Khi chưa xác định căn nguyên, KS điều trị VMNM ở trẻ sơ sinh là:
A.  Ceftriaxone + Ampicillin
B.  Ceftriaxone
C.  Cefotaxime
D.  Ampicillin + chloramphenicol
[D01.2732] Khi chưa xác định căn nguyên, KS điều trị VMNM ở trẻ 1-3 tháng tuổi là:
A.  Ceftriaxone + Ampicillin
B.  Ceftriaxone
C.  Ampicillin + Gentamycine
D.  Ampicillin + chloramphenicol
[D01.2733] Khi chưa xác định căn nguyên, KS điều trị VMNM ở trẻ > 3 tháng tuổi là:
A.  Ceftriaxone + Ampicillin
B.  Ceftriaxone
C.  Ampicillin + Gentamycine
D.  Ceftriaxone + Gentamycine
[D01.2734] Trong VMNM, nếu phế cầu không benzyl penicillin thì điều trị kháng sinhgì:
A.  Ceftriaxone + Vancomycine
B.  Cefotaxime
C.  Ampicillin + Gentamycine
D.  Ampicillin + chloramphenicol
[D01.2735] Trong VMNM do HI thì điều trị kháng sinh gì:
A.  Penicillin G
B.  Cefotaxime
C.  Trimethoprim + Sulfamethoxazol
D.  Ampicillin + chloramphenicol
[D01.2736] Trong VMNM do não mô cầu thì điều trị kháng sinh gì:
A.  Penicillin G
B.  Vancomycine
C.  Trimethoprim + Sulfamethoxazol
D.  Ampicillin + chloramphenicol
[D01.2737] Trong VMNM do vi khuẩn gram âm đường ruột thì điều trị kháng sinh gì:
A.  Ceftriaxone + Gentamycine
B.  Vancomycine
C.  Trimethoprim + Sulfamethoxazol
D.  Ampicillin + chloramphenicol

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 7

[D01.2738] Trong VMNM do Listeria thì điều trị kháng sinh gì:
A.  Ceftriaxone + Gentamycine
B.  Vancomycine
C.  Trimethoprim + Sulfamethoxazol
D.  Ampicillin
[D01.2739] Thời gian điều trị VMNM do vi khuẩn gram âm đường ruột là bao lâu:
A.  5-7 ngày
B.  10-14 ngày
C.  > 3 tuần
D.  >2 tháng
[D01.2740] Thời gian điều trị VMNM do não mô cầu là bao lâu:
A.  5-7 ngày
B.  10-14 ngày
C.  > 3 tuần
D.  >2 tháng
[D01.2741] Thời gian điều trị VMNM do phế cầu là bao lâu:
A.  5-7 ngày
B.  7-10 ngày
C.  10-14 ngày
D.  > 3 tuần
[D01.2742] Thời gian điều trị VMNM do HI là bao lâu:
A.  5-7 ngày
B.  7-10 ngày
C.  10-14 ngày
D.  > 3 tuần
[D01.2743] Phòng co giật trong VMNM bằng thuốc gì:
A.  Seduxen
B.  Barbituric
C.  Depakin
D.  Diazepam
[D01.2744] Ở những trường hợp nặng, chống viêm bằng dexamethaxone trong bao lâu:
A.  3 ngày đầu
B.  1 tuần đầu
C.  10 ngày đầu
D.  2 tuần đầu
[D01.2745] Các biện pháp sơ cứu cần làm ở tuyến xã là:
A.  Chống co giật
B.  Hạ sốt
C.  Chống suy hô hấp
D.  Kháng sinh
[D01.2746] Chọn ý sai: Tuyến huyện chỉ tiếp nhận điều trị khi có khả năng chẩn đoán xác định kèm BN không có biểu hiện nào sau đây:
A.  Hôn mê
B.  Suy hô hấp
C.  Đe doạ shock nhiễm trùng
D.  Sốt cao
[D01.2747] Chọn ý sai về các thời điểm tiến hành chọc DNT:
A.  Lúc vào viện
B.  Sau điều trị KS 1-3 ngày
C.  Sau điều trị KS 5-7ngày
D.  Trước khi ra viện

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 8

[D01.2748] Chọn ý sai về tiêu chuẩn khỏi bệnh hoàn toàn của VMNM:
A.  Hết sốt
B.  Lâm sàng hoàn toàn bình thường ít nhất 3 ngày
C.  DNT về ngưỡng bình thường
D.  XN máu hết HCNT
[D01.2749] Chọn ý sai về biến chứng của VMNM:
A.  Tràn dịch dưới màng cứng, ổ áp xe nội sọ
B.  Ứ dịch não thất do dính tắc
C.  Bại não
D.  Co giật do sốt
[D01.2750] Tụ cầu là nguyên nhân thường gặp nhất gây VMNM ở trẻ em
A. Đúng
B. Sai
[D01.2751] Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân thường gặp nhất gây VMNM ở trẻ sơ sinh
A. Đúng
B. Sai
[D01.2752] Trong VMNM ở trẻ sơ sinh, HCNT thường rầm rộ, cấp tính
A. Đúng
B. Sai
[D01.2753] Trong VMNM ở trẻ sơ sinh, HCMN thường rất điển hình
A. Đúng
B. Sai
[D01.2754] Trong VMNM ở trẻ sơ sinh, trẻ thường bỏ bú, nôn trớ, thở rên, rối loạn nhịp thở, bụng trướng, tiêu chảy, tăng trương lực cơ
A. Đúng
B. Sai
[D01.2755] Trong VMNM ở trẻ bú mẹ, HCNT thường rầm rộ, cấp tính
A. Đúng
B. Sai
[D01.2756] Trong VMNM ở trẻ bú mẹ, HCMN biểu hiện cổ mềm, khóc thét từng cơn, nôn vọt, thóp phồng căng, mắt nhìn xa xăm
A. Đúng
B. Sai
[D01.2757] Trong VMNM, ban xuất huyết hoại tử hình sao gặp trong nhiễm phế cầu
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Viêm Màng Não Mủ Phần 9

[D01.2758] DNT trong VMNM đục như nước dừa non, protein tăng cao >1g/l, glucose giảm thấp < 6mmol/l
A. Đúng
B. Sai
[D01.2759] DNT trong lao màng não vàng chanh, protein tăng ít <1g/l, tế bào rất ít vài chục/mm3, chủ yếu lympho
A. Đúng
B. Sai
[D01.2760] DNT trong VMN do virus trong, protein tăng cao >1g/l, tế bào ít vài chục – vài trăm/mm3, chủ yếu lympho
A. Đúng
B. Sai
[D01.2761] DNT trong xuất huyết não màng não cũ màu vàng, protein tăng ít <1g/l, tế bào ít vài chục-vài trăm/mm3, chủ yếu mono
A. Đúng
B. Sai
[D01.2762] Điều trị VMNM, KS theo kinh nghiệm ở trẻ sơ sinh dùng Cefotaxime + Ampicillin
A. Đúng
B. Sai
[D01.2763] Điều trị VMNM, KS theo kinh nghiệm ở trẻ > 3 tháng dùng Ceftriaxone + Gentamycine
A. Đúng
B. Sai
[D01.2764] Phế cầu khángbenzyle penicillin thì dùng Ceftriaxone + Ampicillin
A. Đúng
B. Sai
[D01.2765] VMNM do HI dùng Vancomycine + Gentamycine
A. Đúng
B. Sai
[D01.2766] VMNM do não mô cầu dùng Ampicillin
A. Đúng
B. Sai
[D01.2767] VMNM do trực khuẩn gram âm đường ruột dùng Ceftriaxone + Gentamycine
A. Đúng
B. Sai
[D01.2768] VMNM do listeria dùng Ceftriaxone + Gentamycine
A. Đúng
B. Sai
[D01.2769] Cắt cơn co giật trong VMNM bằng Seduxen
A. Đúng
B. Sai
[D01.2770] Trong VMNM, chọc dò DNT thường làm 3 lần: lúc vào viện, sau đùng KS 5-7 ngày và trước khi ra viện
A. Đúng
B. Sai
[D01.2771] DNT về ngưỡng bình thường là một tiêu chuẩn khỏi bệnh hoàn toàn
A. Đúng
B. Sai
[D01.2772] Biến chứng ứ dịch não thất do dính tắc thường gặp ở trẻ lớn
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one