Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Câu hỏi trắc nghiệm viêm tiểu phế quản cấp của test nhi 4200 câu y hà nội

Câu hỏi và đáp án trắc nghiệm viêm tiểu phế quản cấp sẽ đảo lộn mỗi lần làm bài để đảm bảo tính học hiểu cho sinh viên khi làm bài

Phần 20: Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

Chúc các bạn may mắn!


Phần 19: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em Phần 21: Viêm phế quản phổi

Xem thêm: Tổng hợp 56 phần của Test Nhi 4200 Câu

Đề Bài Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em – Test Nhi 4200 Câu

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 1

[D01.0984]  Câu sai về đại cương viêm tiểu phế quản cấp tính:
A. Thường gặp ở trẻ < 1 tuổi
B. Mắc nhiều về mùa đông xuân
C. Đặc biệt gặp tỉ lệ cao ở trẻ từ 6-12 thángtuổi
D. Là một bệnh nặng
[D01.0985]  Căn nguyên gây bệnh hàng đầu là:
A. VR cúm
B. VR á cúm typ 3
C. RSV
D. Adeno VR
[D01.0986]  Đâu không phải yếu tố thuận lợi của bệnh:
A. Trẻ đẻ non. trẻ không được bú mẹ đầy đủ
B. Khói thuốc
C. Điều kiện kinh tế khó khăn
D. Bệnh tim có biến chứng tăng áp phổi
[D01.0987]  Tổn thương giả iphẫu bệnh của bệnh là, TRỪ:
A. Tắc các phế quản nhỏ
B. Viêm nhiễm nhu mô xung quanh phế quản tắc
C. Khí phế thũng
D. Xẹp phổi
[D01.0988]  Lâm sàng có mấy giai đoạn
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
[D01.0989]  Khám lâm sàng không thấy triệu chứng nào:
A. Sốt 38-39 độ c
B. Khó thở nhanh
C. Khò khè
D. Ran ẩm to hạt, ran rít ran ngáy
[D01.0990]  Giai đoạn toàn phát sau giai đoạn khởi phát:
A. 1-2 ngày
B. 3-4
C. 5-6
D. 7 ngày
[D01.0991]  Các triệu chứng ngoài hô hấp có thể gặp là, chọn câu sai:
A. Rối loạn tim mạch, tim nhanh có thể suy tim
B. Mất nước
C. Sốt
D. Rối loạn đại tiểu tiện
[D01.0992]  Đặc điểm công thức máu thường là:
A. Số lượng bạch cầu bình thường, tăng bạch cầu lympho trong máu và trong đờm
B. Số lượng bạch cầu tăng, tăng bạch cầulympho trong máu
C. Số lượng bạch cầu tăng, tăng bạch ái toan máu
D. Số lượng bạch cầu bình thường, tăng bạch cầu ái toan trong máu và trong đờm
[D01.0993]  Thường chẩn đoán xác định bệnh dựa vào:
A. Lâmsàng
B. Lâm sàng và test nhanh virus
C. Lâm sàng và XQ
D. Lâm sàng, XQ và test nhanh VR

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 2

[D01.0994]  Trường hợp trẻ nhỏ ho từng cơn kéo dài, sau ho nôn trớ hoặc có cơn tím tái ngừng thở, tình trạng kéo dài trên 1 tháng, ngoài cơn trẻ bình thường. BC lympho tăng. Định hướng trẻ mắc bệnh:
A. Viêm tiểu phế quản cấp
B. Viêm phế quản phổi
C. Ho gà
D. Hen phếquản
[D01.0995]  Nếu được điều trị kịp thời và đúng thuốc thường khỏi sau:
A. 7 ngày
B. 2 tuần
C. 3 tuần
D. 4 tuần
[D01.0996]  theo GOLD, cần lưu ý cho trẻ nhập viện ngay khi, CHỌN CÂU SAI:
A. Trẻ nhỏ dưới 3 tháng
B. Bỏ bú hoặc bú kém
C. Nhịp thở nhanh trên 60 lần/ phút
D. Tăng CO2 máu trên 50mmHg
[D01.0997]  Chọn câu sai về biện pháp chống suy hô hấp cho bệnh nhân:
A. Buồng mát 19-20 độ đầu ngửa nhẹ cao 30-40 độ
B. Hút thông đường thở
C. Thở oxy nồng độ thường khoảng 30-40%và không khí ẩm tới khi hết tím tái và khó thở
D. Theo dõi tình trạng ứ đọng CO2 bằng khí máu động mạch
[D01.0998] Bn viêm tiểu phế quản cấp cần uống nhiều nước (có thể cho uống Orezol) để bù lại lượng nước và điện giải đã mất do các nguyên nhân sau, trừ:
A. Sốt
B. Thở nhanh
C. Chán ăn
D. Tiêu chảy
[D01.0999]  Các thuốc có thể dùng trong viêm tiểu phế quản cấp, trừ:
A. Corticoid khí dung
B. Salbutamol khí dung
C. Kháng sinh chống bội nhiễm
D. Thuốc kháng virus như Ribavirin
[D01.1000]  Câu sai về phòng bệnh viêm tiểu phế quản cấp:
A. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ
B. Giữ ấm khi thay đổi thời tiết
C. Cách ly trẻ khi trong nhà có người bị hen
D. Tránh khói bếp, khói thuốc
[D01.1001]  Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo trong trường hợp sau, trừ
A. Suy thở
B. Ngừng thở
C. Toan máu pH <7,3
D. Không có khả năng đưa PO2 lên trên 60mmHg
[D01.1002] Nguyên nhân gây VTPQ ở trẻ em:
A. Vi khuẩn: HI
B. Vi rus
C. Ký sinh trùng
D. Nấm
[D01.1003] Nhóm tuổi bị VTPQ cao nhất:
A. 2- 6 tháng
B. 1-2 tuổi
C. 2-3 tuổi
D. > 3 tuổi

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 3

[D01.1004] Trẻ em bị VTPQ thường vào:
A. Mùa nóng
B. Mùa đông xuân
C. Mùa mưa
D. Mùa khô
[D01.1005] Virus đứng hàng đầu gây VTPQ ở trẻ em:
A. RSV
B. Adenovirus
C. Entero virus
D. Virus cúm
[D01.1006] Tổn thương chủ yếu của VTPQ:
A. Phế quản chính, tiểu phế quản thế hệ 1-6
B. Tiểu phế quản thế hệ 1-6
C. Tiểu phế quản thế hệ 7-16
D. Tiểu phế quản thế hệ 17-22
[D01.1007] Sinh lý bệnh trong VTPQ:
A. Tăng đáp ứng đường dẫn khí với các tác nhân gây bệnh
B. Co thắt các cơ trơn trên thành tiểu phế quản
C. Thành tiểu phế quản phù nề xâm nhập các tế bào viêm gây hẹp
D. Tổn thương các phế bào phổi
[D01.1008] Tổn thương các tế bào trên đường dẫn khí:
A. Hoại tử thành từng ổ gây chít hẹp khu trú
B. Hoại tử lan tỏa một tiểu thùy hay phân thùy phổi
C. Tổn thương lan tỏa mất nhung mao của các tế bào biểu mô trên đường dẫn khí
D. Tổn thương lan tỏa mất nhung mao các tế bào biểm mô trên đường dẫn khí và hoại
[D01.1009] Chọn câu sai: trong giai đoạn khởi phát VTPQ trẻ có biểu hiện:
A. Sốt cao liên tục và kéo dài chỉ đỡ khi bệnh cải thiện
B. Dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên luôn có và khởi phát bệnh
C. Trẻ ho nhiều có thể ho cơn kéo dài như ho gà
D. Trẻ khó thở ra nên ít gây suy hô hấp
[D01.1010] Chọn câu sai: Khi thăm khám phổi trong VTPQ có thể phát hiện:
A. Ran ẩm nhỏ hạt rải rác 2 phổi , ran rít ran ngáy
B. Lồng ngực giãn rộng có hiện tượng ứ khí
C. Trẻ có khò khè nhiều
[D01.1011] Hình ảnh tổn thương trên X quang phổi có thể thấy:
A. Nốt mờ rải rác 2 phổi chủ yếu tập trung tại thùy dưới kém theo hạch rốn phổi
B. Nốt mờ rải rác 2 phổi tập trung chủ yếu rốn phổi và gần tim
C. Đông đặc khu trú một phân thùy hay 1 thùy phổi
D. Thường chỉ thấy phổi sáng hơn bình thường
[D01.1012] Chẩn đoán phân biệt VTPQ với VPQP trên lâm sàng chủ yếu dựa vào:
A. Yếu tố dịch tễ
B. Tiến triển của bệnh VTPQ gây SHH nhanh
C. Triệu chứng tại phổi: VTPQ chủ yếu là ran rít ran ngáy
D. Triệu chứng khởi phát bệnh: VTPQ gây ho nhiều, khó thở ra
[D01.1013] Đặc điểm nào sau đây gợi ý nhất phân biệt VTPQ với ho gà trong giai đoạn đầu:
A. Cơn ho điển hình trong ho gà
B. Dấu hiệu dịch tễ
C. BC lympho trong ho gà tăng
D. Ho kéo dài > 1 tháng

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 4

[D01.1014] Phân biệt VTPQ và hen phế quản dựa vào yếu tố nào sau đây quan trọng nhất:
A. Ho, khó thở, khò khè nặng ngực tái phát thường xảy ra về đêm
B. Cơ địa dị ứng trong hen
C. Yếu tố gia đình
D. XN BC ái toan tăng và đáp ứng điều trị với thuốc giãn phế quản
[D01.1015] Chọn câu sai: Bệnh nhân cần đặt nội khí quản thở máy khi:
A. Suy hô hấp độ 2
B. PH < 7,25
C. Không có khả năng nâng PO2 trên 60 mmHg bằng các phương pháp hỗ trợ khác
D. Có cơ ngừng thở kéo dài
[D01.1016] Chon câu sai: khi điều trị viêm tiểu phế quản cần chú ý:
A. Uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất
B. Sử dụng thuốc giãn phế quản đường khí dung
C. Sử dụng kháng sinh khi có tình trạng bội nhiễm
D. Cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus
[D01.1017] Chọn câu sai: bệnh nhân VTPQ cần nhập viện điều trị:
A. Trẻ < 2 tháng
B. Có hiện tượng tím tái ngừng thở
C. Có tình trạng khò khè kéo dài
D. Nhịp thở nhanh > 60 lần/ phút
[D01.1018] Khi được điều trị kịp thời VTPQ thường khỏi trong thời gian:
A. 5 ngày
B. 7 ngày
C. 10 ngày
D. 14 ngày
[D01.1019] Bệnh nhân cần nhập khu cấp cứu khi có dấu hiệu:
A. Paco2 > 55 mmhg
B. PaO2 < 70 mmHg
C. Tím tái
D. RLLN
[D01.1020] Khi bệnh nhân có tình trạng toan hóa máu cần điều chỉnh đung dịch Bicarbonat :
A. 1-2 mEq/kg/24h
B. 2-3 mEq/kg/ 24h
C. BE * kg* 0,1
D. BE * kg* 0,2
[D01.1021] Tiểu phế quản phổi được tái tạo sau bao lâu:
A. 3-4 ngày
B. 5-6 ngày
C. 7 ngày
D. 7-10 ngày
[D01.1022] Biểu mô rung tiểu phế quản được tái tạo sau:
A. 7 ngày
B. 10 ngày
C. 15 ngày
D. 20 ngày
[D01.1023] Chọn câu sai: bệnh nhi VTPQ thể nặng khi có dấu hiệu:
A. Sốt cao
B. Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc rất nặng
C. Trẻ tím
D. Trẻ li bì

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 5

[D01.1024] VTPQ thể trung bình khi bệnh nhi có tình trạng:
A. Thở nhanh > 70 lần/ phút
B. SpO2 < 95% dù được hỗ trợ thở O2
C. Bú kém
D. Suy hô hấp mức độ nặng
[D01.1025] Chọn câu sai: có thể sử dụng kháng thể immuglobin tring phòng RSV cho bệnh nhi:
A. Bệnh nhi có bệnh tim bẩm sinh
B. Trẻ đẻ non < 35 tuần
C. Trẻ hay bị bệnh đường hô hấp tái đi tái lại
D. Trẻ < 2 tuổi
[D01.1026] Nếu trẻ vật vã nhiều, có thể cho phenobarbital 5 mg/kg/giờ
A. Đúng
B. Sai
[D01.1027] Nếu có biểu hiện toan máu có thể dùng NaHCo3 0,14% liều 2-3 mmol/kg/24h hoặc theo công thức X mmol = BE x kg x 0,3 S
A. Đúng
B. Sai
[D01.1028] Chuyển trẻ tới khu cấp cứu khi PaCo2 trên 55 mmHg, PaO2 dưới 70 mmHg ở trẻ đang thở oxy 100%
A. Đúng
B. Sai
[D01.1029] Có thể phân lập VR trong giữa giai đoạn toàn phát của bệnh qua các chất xuất tiết ở họng, mũi, hoặc phát hiện tác nhân virus qua phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc huyết thanh chẩn đoán
A. Đúng
B. Sai
[D01.1030] Trường hợp nặng trên XQ có thể thấy vùng mờ và phổi quá sáng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1031] Thở ra không kéo dài thường xuyên như trong hen
A. Đúng
B. Sai
[D01.1032] Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1033] VTPQ có sốt ở 1-2 ngày đầu khởi phát bệnh sau đó không sốt trong giai đoạn toàn phát
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 6

[D01.1034] Ngoài viêm tắc tiểu phế quản , VTPQ gây hiện tượng ứ khí , đông đặc phổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1035] Trong tổn thương VTPQ có tính chất lan tỏa toàn các vùng phổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1036] VTPQ gây thở ra kéo dài như hen phế quản do viêm lan tỏa tiểu phế quản
A. Đúng
B. Sai
[D01.1037] Trong trường hợp VTPQ nặng trên X quang có thể thấy những vùng mờ do rối loạn thông khí và xẹp phổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1038] XN bạch cầu trong máu bình thường, bạch cầu lympho có thể tăng nhẹ trong máu và trong đờm
A. Đúng
B. Sai
[D01.1039] Corticoid dạng khí dung được sử dụng phổ biến trong điều trị VTPQ có hiệu quả cao
A. Đúng
B. Sai
[D01.1040] Chỉ nên sử dụng corticoid khi có tình trạng nhiễm trùng nặng
A. Đúng
B. Sai
[D01.1041] Bệnh nhân VTPQ cần được nhập viện khi có 1 trong 5 dấu hiệu nặng
A. Nhịp thở nhanh so với tuổi
B. PaCO2 > 45 mmHg
C. Tím tái
D. RLLN
[D01.1042] VTPQ có thể gây ngừng thở ở trẻ sơ sinh hay đẻ non trong 3 ngày đầu tiên của bệnh
A. Đúng
B. Sai
[D01.1043] Bệnh nhi VTPQ thường thở nhanh và nông gây tình trạng ứ đọng CO2
A. Đúng
B. Sai

Trắc Nghiệm Viêm Tiểu Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em Phần 7

[D01.1044] Khi bệnh nhi có SpPO2 < 95 % cần được nhập viện điều trị
A. Đúng
B. Sai
[D01.1045] Tình trạng suy hô hấp nặng gồm:
A. Nhịp thở nhanh > 60 lần / phút
B. Cơn ngừng thở thường xuyên kéo dài
C. SpO2 < 95 %
D. PaO2 < 60 mmHg
[D01.1046] Khi trên X quang phổi có hình ảnh xẹp phổi xếp vào VTPQ thể nặng cần được điều trị cấp cứu tại viện
A. Đúng
B. Sai
[D01.1047] VTPQ thể nhẹ chiếm khoảng 50% trường hợp
A. Đúng
B. Sai
[D01.1048] Khi trẻ VTPQ có tình trạng suy giảm miễn dịch hay bệnh tim tiên lượng nặng tỷ lệ tử vong cao
A. Đúng
B. Sai
[D01.1049] Bệnh nhân VTPQ cần được hỗ trợ thở oxy duy trì SpO2 khoảng 95%
A. Đúng
B. Sai
[D01.1050] Bệnh nhi có tình trạng mất nước trên lâm sàng cần được bù dịch lượng 20 ml/kg
A. Đúng
B. Sai
[D01.1051] Hiện nay phòng VTPQ bằng kháng thể miễn dịch cần được tiến hành cho trẻ < 5 tuổi
A. Đúng
B. Sai
[D01.1052] VTPQ tiên lượng tiến triển nặng trong 3- 4 ngày đầu tiên
A. Đúng
B. Sai

Cập nhật thông tin mới nhất về kiến thức y học và test y học tại facebook TEST Y HỌC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one